Saturday, February 26, 2011

TRIỂN LÃM TRANH ĐÀO HẢI TRIỀU KỶ NIỆM BỐN MƯƠI NĂM HỘI HỌA (1970 - 2010)

Bài của PHƯƠNG-DUY TRƯƠNG-DUY-CƯỜNG

Tấm bảng ghi những hàng chữ lớn và mỹ thuật  “TRIEU HAI DAO 40 YEARS OF ART WORK” tại ROSE GARDEN GALLERY đặt phía trước căn phố số 1345 The Alameda SAN JOSE đã gây sự chú ý và mời gọi những khách qua lại trên khu phố thương mại sầm uất và xinh đẹp của cư dân  địa phương “Mỹ trắng” tại đây cũng như quý khách thích hội họa, mê tranh vẽ bước vào tham dự lễ khai mạc phòng triển lãm tranh của họa sĩ ĐÀO HẢI TRIỀU lúc 5 giờ chiều ngày thứ Bảy 16 tháng 10 năm 2010. Phòng triển lãm tranh hội họa sẽ kéo dài đến ngày 11 tháng 11 năm 2010. Giờ xem tranh từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày.<!-- Read more -->
Tôi bước vào phòng tranh sớm hơn giờ khai mạc gần cả tiếng đồng hồ không phải vì “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” mà  để mong được nhìn những tấm tranh của người họa sĩ đồng hương Quảng-Nam Đà-Nẵng của tôi trước lúc nhiều khách đến tham dự. Vì tôi nghĩ, người Quảng Nam từ xưa đến nay trong chính trị, tranh đấu, cách mạng chống thực dân, phát xít, độc tài, cộng sản đều có nhiều người tham gia tích cực.  Trong lĩnh vực học hành thi cử, văn học nghệ thuật như  viết văn, làm thơ, sáng tác ca khúc âm nhạc, quay phim, đĩng kịch, hát bộ đều có nhiều người tham gia và nổi tiếng. Còn trong hội họa… thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo bạn bè của tơi cho biết hiện nay tại đất tạm dung Hoa Kỳ tơi chỉ nghe cĩ 4 họa sĩ “người gốc Quảng Nam” là họa sĩ VŨ-HỐI (ở miền Đông nước Mỹ), ở miền Tây nước Mỹ cĩ họa sĩ  HỒ-THÀNH-ĐỨC, họa sĩ HÀ QUỐC HUY (ở Nam Ca-li) và họa sĩ ĐÀO HẢI TRIỀU (ở Bắc Cali). Không rõ những miền đất đông người Việt định cư tại Mỹ, cịn họa sĩ nào ngưởi gốc Quảng Nam mà tôi không biết danh tính?
 Vì thế ĐÀO HẢI TRIỀU tại SAN JOSÉ dù trước đây chưa là bạn của tôi, tôi vẫn trân quý.

Họa sĩ ĐÀO HẢI TRIỀU sinh năm 1954 tại Đà-Nẵng.
Ông vào hội họa khi còn rất trẻ (năm 1970) và tự nghiên cứu, tìm  tòi học hỏi ngành hội họa và nắn tượng, điêu khắc không qua trường lớp nào.
 Nên cho đến 40 năm sau, ơng vẫn không theo một trường phái hội họa nào chủ đích nhất định  như Cổ điển, Siêu thực, Ấn tượng, Lập thể… ông cũng không trưng bày tranh Lõa thể (Nude), chân dung, thủy thái họa, ký họa, hoạt họa, sơn mài, tranh lụa…mà theo đuổi một loại tranh riêng biệt mà tôi gọi tên “TRANH ĐẶC THÙ ĐÀO-HẢI-TRIỀU”.
 Một loại tranh có lúc như “Thơ Hủ Nút của nhóm Thanh Tâm Tuyền tạp chí SÁNG TẠO tại Saigon ngày nào”, có lúc “duyên dáng như Thơ Lục Bát của Nguyễn Du”, có tranh “quê mùa như câu hò đồng quê xứ Quảng”, có khi “Sang trọng như đô thị nhiều nhà chọc trời tại Hoa Kỳ”
 Tơi làm quen với tranh của Đào Hải Triều (mà không biết Đào Hải Triều) trong lần ông trưng bày tranh chung với 13  họa sĩ Hà Cẩm Tâm, Hoàng Lập Hoa, Huỳnh Minh Chí, Huỳnh Ngọc Điệp, Lê Hữu Quệ, Lê thị Quế Hương, Lâm Kim Phượng, Nguyễn thị Thanh Trí, Nguyễn Trí Minh Quang, Mai Chửng, Nguyên Khai, Trần Sơn, Trương thị Thịnh tại la galleria (Mexican heritage plaza) từ ngày May 1 đến ngày July 31, 2001. Trưng bảy tranh lần này mang tên rất thơ mộng  “Những dòng tư tưởng” STREAM OF THOUGHT (exhibition of Vietnamese American contemporary art)
Và…cho đến bây giờ, năm 2010 tơi mới đến xem tranh của ông lần thứ Hai.
Trong thời gian ở giữa, họa sĩ đã có nhiều lần triển lãm tranh, tôi biết mà không đến xem được  vì không nằm trên tuyến xe bus chạy ngang.
 May mắn thay cho tôi, lần này địa điểm nằm ngang tuyến xe bus tơi thường xử dụng mang số 22 và 522 chạy 24 giờ ngày đêm! Mà lại ở bên cạnh những “điểm hẹn thân quen” của tôi là  hãng sản xuất rượu vang ngon tại Paso Noble, California nhãn hiệu “ J. Lohr” một  nơi tơi thích đến thử rượu (Wine Tasting) gần nơi tôi ở nhất của bang California nổi tiếng về rượu vang làm rạng danh Chú SAM bên cạnh Ơng TÂY vin de Bordeaux, mà cũng gần các quán cà phê ngon  Starbucks’ coffee, quán Peet’s coffee giúp tôi gặp người yêu mang tên “ Cơ Phi” yêu quý.

Đào Hải Triều rất ít nói, thích nghe người khác nói nhưng ông rất mê vẽ tranh.
 Nữ luật sư kiêm Họa sĩ Jenny Do đã phát biểu:”… cô ở trong hội Họa sĩ  cùng với họa sĩ Đào Hải Triều nhiều năm cô rất cảm mến họa sĩ và rất quý các tác phẩm của Đào Hải Triều.
( Cô nói)”: … tinh thần nghệ sĩ của họa sĩ Đào Hải Triều..đam mê, chung thủy với nghệ thuật, cô dẫn chứng..không có đèn, vẫn vẽ, không có cơm, vẫn vẽ, không có tiền trong trương mục, vẫn vẽ…hy sinh cho nghệ thuật suốt “bốn chục năm ).
(Rồi cô đề cập đến”)” ….ngôn ngữ của hội họa Việt Nam là gì? What’s a visual language of Vietnamese artists?(Và nhận xét riêng của cơ ):”…ngôn ngữ riêng đặc biệt của ĐÀO HẢI TRIỀU đa dạng, đầy đau thương, sáng tạo, hy sinh, chung thủy…”( để kết luận)  là cảm tạ Đào Hải Triều đem hạnh phúc cho mọi người.( Cô ước mong):”…mọi người nên ủng hộ nền hội họa và nghệ thuật của người Việt….nên đến xem tranh hội họa, nên mua tranh..để …(Cô nói tiếp):”….có người  nói…nền hội họa của “người Việt ở nước ngoài” đã CHẾT!, nhưng cô không tin như vậy khi có những hoạt động, sinh hoạt hội họa nghệ thuật vẫn tiếp diễn ở đây.
 Nhiều tràng pháo tay nồng nhiệt của thính giả vang lên chứng tỏ rất đồng ý về quan điểm của Luật sư, Họa sĩ Jenny Do vừa nêu lên.

Bạn bè cũng xầm xì với nhau :”..biết ông mê vẽ tranh đến độ “tranh có bán được hay không” cũng chưa phải là mục đích chính cùa Đào Hải Triều”.

Riêng Đào Hải Triều đã biết và họa sĩ cũng tâm đắc khi nghe nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng phát biểu:
“… do lòng cảm mến và mười năm ở San José, (nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng phát biểu nhận xét tranh của Đào Hải Triều) “…tranh của Đào Hải Triều… qua những mầu sắc rực rỡ…từ Mềm Mại Thơ Mộng chuyển sang Cứng và Bạo hơn…. Tranh Thơ Mộng… đến Bi Thảm. Thơ Mộng ngắn thôi!
Tranh Đào Hải Triều…(đôi lúc) không Đơn Giản, không Thanh Đạm, nhiều Mầu Sắc và Cứng Rắn hơn…Chỉ có NGHỆ THUẬT mang đến chúng ta TÌNH YÊU và…Hội họa là gì?...hội họa “…KHÔNG CÓ BẮT ĐẦU và KẾT THÚC”
Kết luận, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng nói: “…Tranh của ĐÀO HẢI TRIỀU không ngừng ở đây và tiến xa hơn nữa.
Ơng cũng đề cập đến giá bán của nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng trên thế giới
“..Họa sĩ càng già thì tranh càng quý. Họa sĩ đã chết thì tranh còn có giá cao hơn họa sĩ lúc còn sống.
Họa sĩ ĐÀO HẢI TRIỀU đã vào cuộc PHIÊU LƯU ĐẦY MẦU SẮC để đi tới PHIÊU LƯU ĐẦY MỘNG TƯỞNG!”
Khi nghe nhà văn (cựu giáo sư Triết) Nguyễn Xuân Hoàng nói: “Họa sĩ chết… thì tranh còn có giá cao hơn….. “    (cử tọa và cả gia đình họa sĩ Đào Hải Triều đều cười to tiếng, vỗ tay  vì đồng ý).

Trong lễ khai mạc, họa sĩ Đào Hải Triều rất xúc động khi phát biểu… là họa sĩ ông chỉ biết vẽ, còn nói (trước quý khách) ông không nói được …nhiều, chỉ biết chưa bao giờ được tiếp đón quan khách, thân hữu, khách mua tranh (người ngoại quốc) đông như lần này…
Tôi nhìn khách đến tham dự rất đông gồm có đại diện báo chí, truyền thông, văn nghệ sĩ, nhân sĩ quen biết ở vùng Thung Lũng Hoa Vàng,Thung lũng Điện tử nổi tiếng của nước Mỹ và các bạn hữu ở các thành phố phụ cận và San Francisco. Về “đồng nghiệp họa sĩ thấy sự hiện diện của các họa sĩ Hà Cẩm Tâm. Vũ thị Ngà, Hồng Lập Hoa, Võ Tá Đồng, Laurianne Le, Jenny Do và nhiều họa sĩ nữa mà tôi không biết danh tính.
Buổi hội ngộ mừng HỌA SĨ ĐÀO HẢI TRIỀU 40 NĂM HỘI HỌA thành công ngoài dự tưởng của mọi người. Đó cũng là món quà “vô giá” mà chúng ta đem tặng cho Họa sĩ ĐÀO HẢI TRIỀU và nội tướng KIM-ANH NGUYỄN cùng gia đình trong dịp vui hiếm có này.
Một số khách quý được mời cắt ruban mở bức tranh ông mới vừa ký tên ngày hôm qua. Họa phẩm sơn dầu óng ánh mầu vàng rất mỹ thuật mang tên YÊN NGỰA HỒNG  thuộc loại Oil on Board 48x48.
 Tác giả tiết lộ; “ông sinh ra cầm tinh con Ngựa (tuổi Ngọ) nên “thích vẽ Ngựa”.
(Nhưng một vài bạn bè nói nhỏ mà tôi cũng nghe được rõ ràng … họa sĩ tuổi Ngựa mà ông “hiền, chung thủy, có một cuộc sống gia đình rất đầm ấm, tuyệt vời… chứ không “ngựa” như nhiều nghệ sĩ khác mà trong số này làm chúng ta gợi nhớ đến Tổ sư PABLO PICASSO là một “ngựa chứng” của Thế Kỷ XX)
Sau lễ khai mạc là phần tiếp tân. Khách cầm ly rượu vang đỏ gật gù xem những tác phẩm nghệ thuật.
Tôi cũng lây niềm vui chung của mọi người hiện diện khi khách đến dự rất đông và rất chọn lựa. Nơi này hai ba cô thiếu nữ xem tranh, nơi kia những văn nghệ sĩ thảo luận bằng tiếng Mỹ, tiếng Việt, tiếng Hoa.. nơi khác nhiều cặp vợ chồng,  vài khách ngoại quốc chăm chú trước các oil on canvas, oil on board, oil on paper.
Tôi đọc được một hàng chữ trên danh thiếp đính bên một bức họa màu xanh vẽ hình ảnh đặc thù quê hương Việt Nam,”AROMA”TĨC HƯƠNG NGÀN  ghi tên Ơng Bà Anderson mua bức tranh này (2,000 USD) và bức  MÙA THU (Oil on Board 40x30) 2,000 USD
Bức tranh (cây đinh của kỳ triển lãm lần này) YÊN NGỰA HỒNG (Oil on Board 48x48)  thấy ghi Sold to DON & TINA. (5,000 USD)
Bức THÁNG GIÊNG (một trong những họa phẩm mà tôi thích) (oil on board 48x96) được bán với giá  8,000 USD do Bích Đào & Ngọc Nam mua.
Phòng tranh còn mở cửa đón khách nên tôi không rõ những họa phẩm, tượng cement , thạch họa… nào nữa sẽ được khách sẽ mua thêm.

 Tôi cũng nghe kể lại có một lần một cậu thanh niên trẻ người bản xứ lái chiếc xe “cà tàng” đến tiệm hỏi tranh của họa sĩ Đào Hải Triều. Sau khi xem catalog, brochure, cậu thích một bức tranh không có sẵn tại chỗ. Hẹn ngày mai sẽ đến để xem tranh này. Ngày mai cậu đến và vui vẻ mua ngay bức tranh này chỉ có hai ngàn bớp thôi. Có lẽ cậu này là sinh viên mê tranh hội họa hơn mê xe hơi. Tôi nghĩ có thể những chuyện vui vui này làm cho họa sĩ phấn khởi khi sáng tác họa phẩm?

Theo họa sĩ cho biết trong kỳ triển lãm  kỷ niệm 40 năm Hội họa lần này chỉ đủ chỗ trưng bày  hơn 100 tác phẩm hội họa.
Ông đã sáng tác hơn năm trăm họa phẩm nhưng vì không đủ chỗ nên nếu quý khách nào muốn xem tranh hoặc mua tranh xin mời quá bước đến cửa hàng trưng bày tranh thường xuyên tại PARADISE ART & GARDEN 1490 Park Avenue, SAN JOSE, CA 95126 (Tel. 408- 885.1773) Pottery, Plants, Garden Statues, Paintings)

Cảm tưởng của nhiều vị khách dến xem tranh:
Phòng tranh rộng rãi, trang trí, phân phối từng bức tranh để treo trên tường tốn rất nhiều công phu của vợ chồng họa sĩ trong suốt tuần lễ chuẩn bị. Những ngọn đèn chiếu từ trên trần nhà rọi vào họa phẩm làm cho các bức tranh sáng rõ, dễ xem và tăng độ  óng ánh của mầu sắc rực rỡ.

Tôi muốn thưởng thức tranh, nên nghĩ chỉ một lần trong vài giờ không thể cảm nhận ngay “tranh nói gì với người xem”.
Ngày đầu sau khi dự lễ khai mạc, tôi chỉ đủ thì giờ đi xem tổng quát cà trăm họa phẩm, thêm nhiều tượng, thạch họa, và tượng kim khí uốn khúc, tranh vẽ trên những tấm cửa lá sách bằng gỗ rất tân kỳ và nghệ thuật.(đúng là cỡi ngưa xem hoa, chẳng xem gì kỹ)
Ngày kế và tiếp theo những ngày sau nữa, tôi có nhiều lúc vào xem tranh nhiều giờ hơn có khi cô đơn một mình ta với tranh. Xem kỹ, xem đi xem lại những bức mình thích nhất mà không làm phiền người bên cạnh mà cũng chẳng có ai bên cạnh  để “chia trí” mình.
Về tượng bằng cement, tôi thích nhất SUY TƯ 1 (MEDITATION 1) mà tôi đã xem đi, ngắm lại nhiều lần.
Tôi chỉ ghi nhanh vài bức tranh đã xem như : khi mới bước vào phòng triển lãm, tường bên trái gặp bức “TƯ DUY ĐÊM (48x48) tranh đắp nổi loại mixed media màu sắc hài hoà blue và yellow. Bên cạnh cũng một bức tranh cùng loại. Tiếc quá trong cả gian phòng chỉ có 3 bức tranh thuộc loại này trông rất đẹp, nhưng nếu để 3 chị em “song sinh” mỹ miều này ở 3 vị trí khác nhau thì người xem sẽ khơng bị “nhan sắc mỹ miều” của cô 1 làm lu mờ cô 2 ở bên cạnh. Cô 3 nhờ treo ở phòng khác nên lại trở nên xinh nhất!
 (Giống như một cậu thanh niên đi “coi mắt vợ”, nếu nhà chỉ có một mỹ nhân thì dễ hợp nhãn. Nếu có nhị, tam, ngũ long cơng chúa… thì chẳng biết chọn ai?
 Cũng như đây là  kinh nghiệm của một cậu sinh viên trú tại Hàng Me, xứ Huế ngày xưa, không biết chọn ai trong các cô mỹ nhân đều có tên đôi chữ cuối bằng chữ “Mi”: K. Mi, Ng. Mi, Tr. Mi,  D. Mi…)

 Khi thấy tôi đứng xem khá lâu trước bức tranh GIAI ĐIỆU ĐẦU MÙA, oil on canvas 36x48,  mà tác giả chọn làm tranh bìa cho tập brochure TRIEU HAI DAO FORTY YEARS OF ARTWORK, tác giả bỗng hỏi tôi “anh đang nghĩ gì…?”
Tôi đáp:” Thời tiết giao mùa thay đổi từng giây. Sáng sương mù rất lạnh, trưa có mặt trời nên cảm thấy ấm  hơn và càng về chiều, tối, khuya… thì buồn bã, cô đơn, lạnh lẽo. Đời người cũng diễn tiến gần như vậy..”
Tôi thích bốn trong số hơn chục bức tranh oil on paper mà Đào Hải Triều vẽ tại Đà Nẵng khi về thăm quê nhà. Tranh mầu sắc hài hòa, dịu dàng, bố cục vững, “matière “tuyệt.
Tôi cảm nhận có nhiều tác phẩm của Đào Hải Triều có nét Đặc Thù của ngươi họa sĩViệt Nam. Những bức tranh này nếu đem trưng bày trong một cuộc triển lãm tranh quốc tế cùng với nhiều họa sĩ nhiều quốc tịch, sắc dân khác nhau thì khách xem tranh vẫn biết đấy là tác phẩm hội họa của họa sĩ gốc Việt. Đó là các họa phẩm mang tên: Cultural Identity / HƯƠNG ĐỒNG GIÓ NỘI (Oil on Canvas 30x24), SONG HÀNH (Oil on Canvas 18x24),MÙA THU (Oil on Canvas 40x30), GẶP GỠ (Oil on Canvas 40x30), LUYẾN TIẾC (Oil on Board 35x51),NGUYỆT CA (Oil on Canvas 76x64), Nàng Nghệ Thuật (Oil on Canvas30x40), Hóa Thân (Canvas) 30x40, Thống Buồn (Canvas) 30x40, Hương Mơ (Canvas) 30x40), Điểm gần ( Board) 24x24), Reo vui (Canvas) 30x40, Đất Ngàn Năm Cô Độc (Canvas) 30x40, Nghe Đêm gọi Ngày (Board) 24x24), Ngỡ ngàng (Paper 15x27), Dấu Chân Trên Cát (Paper31x18),Tháng Giêng (Oil on Board 48x96)…. Còn nhiều họa phẩm loại này vẽ bằng sơn dầu  trên giấy, trên vải..khơng kể hết được.

Để kết thúc bài viết GHI NHANH tại chỗ này, tôi xin mời các vị Tổng Giám Đốc, Chủ nhân các Công Ty Điện Tử, Công Ty Thương Mại lớn tại Thung Lũng Điện Tử SAN JOSÉ và COUNTY OF SANTA CLARA hãy dến thưởng thức NHỮNG HỌA PHẨM NGHỆ THUẬT có giá trị của Họa sĩ ĐÀO HẢI TRIỀU và mang về những Oil in Canvas, Oil on Board, Tượng Nghệ Thuật hiện đại để treo nơi phòng tiếp tân, phòng khách sang trọng của cơ sở thương mại mình. Đó cũng là một LẠC THÚ NGHỆ THUẬT mà cũng còn một lối support cho họa sĩ tiếp tục tiến bước trên con đường phụng sự Nghệ Thuật và Nhân Sinh.

©PHƯƠNG-DUY TRƯƠNG-DUY-CƯỜNG
Oct 24 - 2010

No comments:

Post a Comment