Saturday, February 19, 2011

Pho Tượng Cổ

                                                                                                   (Một thoáng Liêu Trai)
                                                                                                                               Trương Duy Cường
1*
Nguyễn viết cho tôi vài dòng thư  kèm theo một món quà khi anh vừa đi du lịch Việt Nam về:
“Ngày......tháng........năm.....
Bạn thân mến,
Chuyến về thăm Việt-Nam vừa qua, tôi  có dịp “tham quan” những địa danh có những cổ tháp Champa như Phan Rang, Khánh Hòa ra đến Quảng Nam, Đà-Nẵng. Ngày xưa nhiều nơi không đến được vì kém an ninh như vùng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Chiên Đàn, Bàn An. Tôi biết bạn thích sưu tập cổ vật nên tôi gửi kèm theo đây một pho tượng cổ tặng bạn”<!--Read more -->
Pho tượng chạm nổi hình một vũ nữ Champa đang múa. Chiều cao 20cm và chiều ngang 4cm khắc bằng một loại đá nhám mầu xam xám, cân nặng gần 1kgr.
Tôi đặt pho tượng cổ nơi bệ lò sưởi trong phòng khách bên cạnh những món đồ khác mà tôi đã sưu tập được.

 2*
Trước năm 1950, tôi  thích sưu tập tem, sưu tập tiền bằng kim khí và giấy bạc  các nước trên thế giới. Tại Saigon, có tiệm bán tem sưu tập nằm trên đường Catinat lúc nào cũng đông khách nhưng giá bán có hơi cao. Một linh mục người Pháp, thầy dạy tôi  ở bậc trung học mới giúp tôi gửi mua tem tận bên Pháp để có đầy đủ các loại tem hơn và giá rất hợp túi tiền của cậu học sinh.
Tôi bắt đầu mua tem ở Paris và ít lâu sau tôi nhận xét tiệm bán tem ở Valenciennes giá rẻ hơn, nên tôi tiếp tục mua tem tại nơi này. Đến thời chính phủ Ngô Đình Diệm, việc gửi tiền ra ngoại quốc rất khó khăn nên tôi không mua hàng ở Pháp nữa. Đến năm 1966, có người bạn Mỹ làm việc ở tòa đại sứ Hoa Kỳ tại  Saigon thỉnh thoảng ra các tỉnh miền Trung để mua đồ cổ nên  anh Bob  đã nhờ tôi hướng dẫn đến những nơi bán đồ cổ. Tôi giúp người bạn tôi như một thông dịch viên không lãnh lương kiêm cố vấn ngành sưu tập đồ cổ tại địa phương. Anh ta thuộc loại con nhà giàu, có bố là một bác sĩ  giàu nổi tiếng ở Mỹ, anh lại lãnh lương cũng khá nên bao nhiêu tiền có được anh đem mua đồ cổ mà anh đam mê  thuộc loại sành sứ Trung Hoa và cổ vật Champa.  Trước ngày 30- 4- 1975 anh về Mỹ an toàn với những đồ cổ anh đã mua được. Từ ngày quen anh Bob tôi cũng bắt đầu sưu tập cổ vật, nên khi nhận pho tượng cổ của Nguyễn tôi rất thích và trân quý vô cùng.


3*
Chiếc xe buýt “de luxe” (mà sau ngày ba mươi tháng tư năm  1975, tôi nghe mấy anh bộ đội ngoài bắc vào đọc là “ đe-lư-xe!”  tám chỗ ngồi đến khách sạn  ba sao tọa lạc trên dường Ngã năm Phan Chu Trinh đón tôi và một số khách Việt kiều đi thăm vùng thánh địa Mỹ Sơn như chúng tôi đã  “đăng ký” trước.
Ra khỏi thành phố Đ à Nẵng, qua ngã ba Cây Thông, đường rộng rãi hơn nên xe chạy với tốc độ nhanh hơn. Tôi mới xa Đà Nẵng gần hai mươi năm, nhưng khi nhìn  hai bên đường thấy thành phố đã khác xa. Nhiều cao ốc xinh đẹp đã mọc lên ở những nơi mà ngày xưa, xin lỗi độc giả, người dân Hàn thường nói mỉa mai “ chỗ chó đ.. ”. Nhiều khách sạn to, cao, đẹp chen lẫn với những cửa hàng buôn bán sầm uất, xe cộ chen nhau chạy trên những đường phố còn hẹp tuy đã cố nới rộng hai bên lề đường.
Đến ngả ba Huế, xe quẹo trái vào quốc lộ 1 đi về hướng nam. Xe tiến nhanh qua các địa danh như thuộc lòng trong đầu tôi, tương tự có một tấm bản đồ đặt trước mặt tôi . Đoạn đường này trước năm 1975, chúng tôi thường hành quân mở đường  và giữ  an ninh cho xe đò và đồng bào đi lại làm ăn : Cẩm Lệ, Giáp  Năm, Thanh Phong, Thanh Quýt. Thanh Quýt là địa danh mà gia đình tôi không bao giờ quên vì là nơi có nhiều cơ sở nằm vùng của Việt Cộng nhất. Em ruột tôi, một chiến binh Biệt động quân đã tử trận tại đây trong dịp “đình chiến” Tết Mậu Thân. Bên  phe ta tôn trọng lệnh đình chiến còn  phe Việt  Cộng vẫn  ra ném lựu đạn vào binh sĩ và thường dân đang vui đón Tết.
 Xe buýt qua thị trấn Vĩnh Điện,  đến cầu Câu Lâu rồi đến trạm  Nam Phước. Xe buýt rẽ phải  vào tỉnh lộ hướng về huyện lỵ Duy Xuyên. Chạy vài kilômét nữa đến Trà Kiệu, thấy ngôi tháp Chàm mà ngày xa xưa là kinh đô  đầu tiên của Vương quốc Champa. Xe tiếp   tục chạy.... và trước mặt chúng tôi là thánh địa Mỹ Sơn với những ngôi cổ tháp  kiến trúc  theo lối Chàm cái còn , cái đổ nát vì chiến tranh từ  năm 1945  đến 1975.
Tôi xuống xe, bách  bộ xem các khu tháp, chụp ảnh hoặc dừng lại xem các phù điêu, tượng vũ nữ chàm rất đẹp đang biểu diễn một vũ điệu. Hai tay của vũ nữ dẻo dai và nhìn những đầu ngón tay  nhọn vì  móng tay  khá dài. Tôi đang loay hoay tìm khía cạnh nào thích ứng để chụp ảnh những pho tượng cổ. Bổng nghe tiếng động đàng sau lưng, tôi quay lại nhìn. Một thiếu  nữ trạc tuổi mười tám đôi mươi đang đứng  nhìn tôi. Tôi chào nàng. Nàng cười.... Tôi như bị hớp hồn trước nụ cười ma quái và vẻ đẹp liêu trai của người đối diện bất ngờ.
Tôi chưa kịp tìm những lời để làm quen và ca tụng sắc đẹp của nàng. Nàng nói ngay:
“Ông định lúc nào về lại...”
Tôi trả lời: “ Sau khi “tham quan” ø chụp ảnh một số tượng, cảnh đẹp và di tích cổ quý báu này.”
Nàng hỏi:” Ông đã đăng ký xe buýt chưa?”
Tôi nói ngay:
“Chưa. Có  phương tiện chuyên chở nào như ô tô, xe buýt, xe honda thồ... thì tôi thuê đi về cũng được.”
Nàng vui vẻ nói với tôi:
“  Ông nên đổi phương tiện.... đi ghe.... để nhìn sông nước phong cảnh hai bên bờ sông....cho đến phố Hội An.”
Nhìn cái miệng nho nhỏ xinh xinh của nàng mấp máy..... dù đường xa, sức tôi lội bộ không nổi nữa, chắc tôi cũng ừ để làm vui lòng người đẹp, huống hồ là đi thuyền, đi ghe như nàng nói.
“Nếu được đi ghe để xem phong cảnh thì còn gì ... phải chọn nữa. Cô vui lòng “ đăng ký” cho tôi một chỗ đi ghe giùm tôi nhé! Cám ơn cô nhiều lăm . Nếu cô không nói, tôi không biết được có phương tiện giao thông này. Lâu lắm.... ngày xa xưa, lúc bọn lính Tây đến chiếm Hội An, tôi đi tản cư bằng thuyền bầu trên con sông Sài, tức sông Chợ Củi, hoặc tên khác Sông Thu Bồn, sông Cái...sông Hoài....chạy tránh giặc đếân vùng Trung Phước , Phú  Gia, Tí , Sé ...trong nhiêù năm.”
Nàng giục tôi:” Nếu muốn đi ghe, thì ông nên thu xếp  đi theo tôi  ngay mới kịp chuyến.”

4*
Tôi theo nàng ra bến sông. Bến sông vắng lặng. Vài con cò trắng bay ngang qua. Gió thổi mát lạnh khi trời  sắp ngả về chiều. Những tia nắng vàng yếu ớt dần dần kéo lên cao. Nhìn mấy dãy núi thấp mầu xanh xanh phía xa còn nắng vàng trên đỉnh nhọn.
Một chiếc thuyền con có mui đang neo ở bến. Không có ai khác ngoài người thiếu nữ và tôi.
Tôi ngạc nhiên, hỏi nàng:
“Chủ ghe đâu? Sao không thấy khách nào nữa?” Phải có đủ bao nhiêu khách, họ mới   đủ sở hụi cho một chuyến đi?”
Nàng dục tôi:
“Ông cứ xuống thuyền chiếm chỗ tốt trước mà ngồi,  mà nằm... rồi sẽ biết câu trả lời...”
Nói xong, tôi nhảy ngay vao khoan thuyền. Thấy nàng cũng nhảy vội lên phía đàng sau chiếc thuyền và để hai tay vào chèo.... điều khiển thuyền rời bến.
Bây giờ tôi mới hiểu: Nàng là Captain, thuyền. trưởng.... và tôi là vị khách  duy nhất đáp “ du thuyền” này.
Nằm trong khoang thuyền nhìn “Captain” đang chèo. Hai tay cử động thoăn thoát, nhịp nhàng, vùng ngực nàng lên xuống theo nhip chèo và nhịp hít thở không khí của nàng. Như một bức tranh linh động trước mắt vì tôi không có hoa tay để có thể ghi lại trên vải, trên lụa hay trên giấy. Lúc cần chụp ảnh thì máy ảnh không còn cuộn phim nào.
Thuyền  đi nhanh và đến khúc sông  Chợ Củi  vì nơi đó có bến đò mang tên Chợ Củi,  thủy triều xuống nước chảy xuôiâ khắ mạnh .
Mặt trăng ngày Rằm tròn trịa và lớn vừa nhô lên  khỏi hàng cây bên kia sông  chiếu sáng. Nàng để thuyền tự trôi. Nàng vào khoan thuyền rủ tôi ra ngồi bên nàng để xem nàng vừa chèo thuyền, vừa trò chuyện với tôi cho đỡ buồn và  bớt lạnh.
Tôi ngồi cạnh nàng, hơi  nóng từ thân thể nàng truyền qua tôi ấm áp. Nàng nói:
“Ông có lần nào vào thăm Cổ Viện Chàm ở thành phố Đà Nẵng chưa?”
Tôi trả lời:” Rất nhiều lần.”
Nàng hỏi  tôi chú ý đến cổ vật gì trưng bày ở đấy.”
“Tôi đi xem... chung chung thôi. Không quan tâm đến cổ vật nào... nhưng là con mọt sách nên cũng biết chút đỉnh”
“Ông có nhớ cổ vật  Vishnu không? Cổ vật Rama, cổ vật  Garuda, Sarasvati.....và Oroga?
“Nếu tôi nhớ không lầm... Vishnu...là vị thần tượng trưng cho sự sống và bảo quản.”
Nàng như một giám khảo một kỳ thi Tú Tài, nàng nói:
“Đúng, trả lời tiếp...”
“Cổ vật Rama....là thần sáng tạo và sinh sản...., Garuda....là....là...là , tôi suy nghĩ, phải moi móc trong đầu... Chim  Thần?”
“Giỏi, rất đúng!”.“ Tiếp theo....”
“Sarasvati là Vợ thần Rama, nữ thần tiếng nói linh thiêng, vật tượng trưng cho con Thiên Nga. Oroga là .... tượng trưng cho sự sung mãn mà các hoa văn hình nhũ hoa phụ nữ khắc  trên bệ đá....mà tôi rất thích khi chụp ảnh ở khu di tích Mỹ Sơn. vừa cách đây vài giờ.
Nàng bổng cười ra tiếng:
“Khi em thấy ông chăm chú chụp nhiều poses  ảnh mấy cái vú đá cổ, em chợt nghĩ trong đầu;
những người này nếu sống đến bây giờ cũng đến tuổi.... Thượng thọ nghìn năm. Đôi nhũ hoa này sẽ.....”
Ông giỏi thật, có kiến thức, có trí nhớ, đáp đúng các câu hỏi hóc búa  của em. Em có một phần thưởng để dành cho ông đây...”
Nói xong captain, thuyền trưởng mở cúc áo, đưa bộ ngực thanh tân , đầu vú ngóc lên như sừng trâu  của nàng mà lúc mới  xuống thuyền tôi đã quan sát rất  kỹ và thèm nhỏ rải, rồi nói : Bộ ngực này mới hiện đại, ông hãy quên những bộ ngực bằøng đá...nghìn năm đi....”
Tôi thức giấc khi đôi tay tôi mân mê cặp gò bồng đảo tuyệt vời của mỹ nhân mà tôi chưa kịp hỏi danh tính.”
Tôi thức dậy, đi pha một  cốc  cà phê  French Roast  Peet’s  Coffee thật đậm cho vào chút bơ Bretel, hai thìa đường và tự thưởng thức bằng cách nhắm hai con mắt lại để tiếp tục  tưởng tượng đang để tay lên vùng ngực ấm của giai nhân trong mộng vừa qua.
Nhìn về phía bệ lò sưởi trong phòng khách của tôi, pho tượng cổ mà bạn tôi đã mang về từ vùng Mỹ Sơn trông giống Nàng như  hai chị em song sinh. Cũng khuôn mặt diễm kiều liêu trai, cũng bộ ngực săn chắc, cũng dáng người ... như đang mời gọi...tình yêu.

5*
Những ngày tháng kế tiếp, đêm nào Nàng cũng dẫn dắt tôi vào  cuộc du lịch những nơi danh lam thắng cảnh của quê hương nàng cách đây cả nghìn năm. Phan Rang, Nha Trang, Trà Kiệu, Chiên Đàn.... nơi nào có Tháp Chàm là Nàng dẫn  linh hồn tôi đến đấy, ân ái nồng nhiệt với Nàng. Tôi sụt cân và sức khỏe suy kém thấy rõ. Tôi  suy nghĩ phải tìm cách tặng lại pho tượng cổ này cho ai muốn.... thưởng thức giai nhân trong mộng.
Một ngày đẹp trời vào cuối háng December năm  2006, một người bạn Đức  từ Berlin sang thăm tôi, anh cũng là tay sưu tầm đồ cổ có hạng, anh nhìn thấy pho tượng cổ trên bệ lò sưởi của tôi, anh xin phép cầm lên xem. Anh dùng loại kính rọi lớn đặc biệt  rồi cho tôi biết tên nàng mỹ nữ champa này là Sita, nàng là công chúa, học thức uyên thâm và rất đam mê ân ái.
Anh đề nghị với  tôi ø bán pho tượng cổ này cho anh vì mới nhìn là anh bị pho tượng như thôi miên anh ta. Anh nghĩ anh sẽ khó  rời ø thành phố San José  của thung lũng điện tử nổi danh này mà không có pho tượng trong tay.

6*
Một năm sau, Nguyễn gọi điện thoại cho tôi.
Cầm điện thoại lên nghe, tôi nói với bạn tôi:
“Ngọn gió nào...mà cậu gọi thăm tớ... đã lâu lắm, kể từ ngày tớ nhận pho tượng cổ của cậu, tớ chẳng có tin tức và liên lạc với cậu được. Lại đi Việt Nam “tìm  một pho tượng trẻ bằng xương bằng thịt...” hay tìm pho tượng cổ nữa?”
“Moa sợ tượng cổ lắm rồi, còn cậu thì sao?”
“Tớ cũng ớn quá rồi.... tớ  không đủ sức.... nên đã gả nàng cho người bạn người “gốc Hitler” từ Berlin qua Mỹ  du lịch, chàng  đã bảo lãnh nàng sang định cư bên ấy rồi. Nhưng một thời gian sau, chàng cũng cho Nàng sang Bordeaux uống rượu Tây rồi!”
Nghe xong, Nguyễn cười và nói:
“Đàn ông mê của lạ như quạ thấy gà con!”
Tôi trả lời:
“Của lạ thật, may ra... còn của lạ Liêu Trai... tớ sợ quá rồi. Không dám ham nữa đâu!”

PHƯƠNG-DUY TDC
(Một Thoáng Liêu Trai)

No comments:

Post a Comment