Saturday, February 26, 2011

THƠ NGÀY CUỐI NĂM


Tôi ngồi lại giữa trời chiều tháng chạp
Một chút buồn nhìn năm cũ đi qua
Đời sống vẫn cứ như tờ giấy nháp
Quay lòng vòng chuyện cơm áo trong ta

một ngày thất nghiệp với me




 xa quê hương nhớ mẹ hiền
về gặp mẹ hiền ‘chôm’ tiền đi xa” *

nói giỡn chơi thôi mà giờ thấm lạ
chừng này tuổi đầu để lụy mẹ ta
con nay chẳng chôm tiền mà mệt quá
theo từng ngày kiếm, kiếm việc gần xa

buổi sáng lên net như trèo lên núi
rồi hụt chân lăn túi bụi nằm trông
có một lúc thấy không mà tưởng có
và hôm này nghĩ có lại là không

thuở lính tráng xa nhớ lòng phố thị
cứ về là mẹ dúi dúi vài trăm
thuốc lá cà phê vui chơi vài bữa
rồi lại núi rừng mút chỉ tháng năm

bây giờ ngày ngày ngồi trông với mẹ
việc ở gần đây việc ở đâu xa
đôi khi mẹ hỏi sao mà lâu quá
thì phần đông dính quả tạ nên ca

“lạy ông đi qua…” dầu là ca giỡn
cho hết một ngày thất nghiệp bao la ./.

nna

*Khuyết danh

TRIỂN LÃM TRANH ĐÀO HẢI TRIỀU KỶ NIỆM BỐN MƯƠI NĂM HỘI HỌA (1970 - 2010)

Bài của PHƯƠNG-DUY TRƯƠNG-DUY-CƯỜNG

Tấm bảng ghi những hàng chữ lớn và mỹ thuật  “TRIEU HAI DAO 40 YEARS OF ART WORK” tại ROSE GARDEN GALLERY đặt phía trước căn phố số 1345 The Alameda SAN JOSE đã gây sự chú ý và mời gọi những khách qua lại trên khu phố thương mại sầm uất và xinh đẹp của cư dân  địa phương “Mỹ trắng” tại đây cũng như quý khách thích hội họa, mê tranh vẽ bước vào tham dự lễ khai mạc phòng triển lãm tranh của họa sĩ ĐÀO HẢI TRIỀU lúc 5 giờ chiều ngày thứ Bảy 16 tháng 10 năm 2010. Phòng triển lãm tranh hội họa sẽ kéo dài đến ngày 11 tháng 11 năm 2010. Giờ xem tranh từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày.

BỤI THỜI GIAN


câu ca dao từ ngày xưa mẹ hát
dấu bờ tre con bìm bịp kêu chiều
lạch nước chảy qua mấy bờ ruộng cạn
như mùa hè trông nồm thổi hiu hiu
cay con mắt giấc trưa nồng chưa đã
chú dế mèn ngơ ngác giọng buồn thiu
có một sớm bên kia sông bỏ chợ
súng đạn về theo nước mắt khăn tang
câu hát mẹ cũng đầm đìa cổ tích
căn nhà quen trùm lên dấu điêu tàn
mảnh áo rách gói khoai chà lưu lạc
con đò già cũng mất lối sang ngang
cha gánh gạo rừng đêm nghe muỗi hát
lời ru xưa đau tuổi đá trên ngàn
bên bếp lửa còn nồi rau bát cháo
nỗi quê hương cay đắng lật từng trang

phải kể lại cho lòng cha khỏi tủi
bởi non sông vùi cốt nhục thâm tình
nửa giọt máu đầy ơn cha nghĩa mẹ
vẫn tự hào trong chọn lựa nhục vinh
câu ca dao mãi nằm trong trí nhớ
bụi thời gian đau quặn ruột gan mình.

mạc phương đình

Thursday, February 24, 2011

Tình Yêu Ngày Tuổi Nhỏ


ngày nào em còn bé
vô tư trong cuộc đời
tôi và em chung lớp
nô đùa giờ ra chơi

Wednesday, February 23, 2011

LÒNG CON DÂNG KÍNH ME.


Như Thượng Nguyên đêm Xuân ngời chiếu
Sáng một vầng trăng Mẹ rất tinh khôi
Là vũ trụ trong đời con huyền diệu
Tỏa yêu thương, ôm lấy trọn vòng nôi

Tuesday, February 22, 2011

Thành Phố Khi Tôi Trở Về


Thành phố mười năm giờ đã khác
Và ta có lẽ chẳng như xưa
Mười năm quay gót về chốn cũ
Hồn đã rêu phong tự mấy mùa

NHỮNG MÙA HOA PHƯỢNG VĨ.

Ghi trên huyết phượng, trời xanh thẳm,
Một mối tơ lòng, một vấn vương!

Viết tặng các bạn học cũ,
P H Ư Ơ N G - D U Y  TDC

1-

Duy xuống xe đạp, dắt xe đi ngang qua nhà thờ Nhà Nước. Trời đã sang thu, những cơn gió từ phía sông Hương thổi lên mát lạnh. Một vài cánh hoa phượng-vĩ còn sót lại của mùa hè vừa qua, lả tả rơi theo gió.
"Hết rồi! Hết thật rồi! Không còn gì nữa!"
Duy buột miệng thốt lên sau tiếng thở dài...

Monday, February 21, 2011

Nhớ Nắng


 Ai về qua phố Hội An
Nhặt giùm sợi nắng tơ vàng quê tôi
Đã đi lưu lạc khắp nơi
Vẫn không quên được khung trời nắng xưa

Mẹ, Mùa Xuân Vẫn Đợi


Ngày xưa con mê mải
Theo đàn bướm bên sông
Quên vườn rau luống cải
Mẹ thơ thẩn trên đồng

Địa Danh QUẢNG NAM - Và những diễn biến Lịch sử liên quan đến việc thay đổi Danh xưng


TỈNH QUẢNG NAM

Ngô Tấn Cúc

Địa danh Quảng Nam ta là một phần đất thuộc 2 Châu Ô, Rí do vua Chiêm là Chế Mân đem dâng vua Trần Anh Tôn - vào đầu thế kỷ 14 - để làm sính lễ xin cưới Huyền Trân Công Chúa. Đến cuối thế kỷ 15, vua Chiêm bội ước nên vua Lê Thánh Tôn mới xuất quân chinh phạt. Sau khi đại thắng quân Chiêm, vua Lê lấy lại đất Hoá Châu gồm đất Chiêm Động, Đồ Bàn, Đại Chiêm, và Cổ Lũy mà lập thành Đạo Quảng Nam kể từ năm 1470, bao gồm một vùng rộng lớn, tiền thân của toàn vùng Nam-Ngãi-Bình-Phú.

Thơ Tôi

 Xin đừng tiếc, thơ tôi màu tang tóc
Bởi cuộc đời nắng sớm với chiều mưa
Mười bốn tuổi tôi làm thơ nước mắt
Khóc quê hương trăn trở đã bao mùa

Sunday, February 20, 2011

Tương Lai với những tiện nghi khoa học

Quảng Nam, Quê Hương Tôi

Duy An Đông
Tôi là người Việt Nam, quê hương tôi là đất nước Việt Nam. Người Việt Nam tự hào đất nước mình có hơn bốn ngàn năm văn hiến, có rừng vàng biển bạc, có bà mẹ Âu Cơ, có con cháu trải khắp nước từ Tây Nguyên giáp Lào, Campuchia chạy xuống đồng bằng ra biển Đông đến Hoàng Sa và Trường Sa. Phía bắc từ Ải Nam Quan thông vào Nam đến mũi Cà Mau.

Nỗi Lòng Xa Xứ

Đêm qua trời lạnh, buồn không ngủ
nằm nhớ quê hương, nhớ bạn bè
mới đó mười năm như chớp mắt
mái đầu còn mặn chút hương quê

NGUỒN TRÔI

Truyện ngắn của Phan Thái Yên

Mùa lũ năm nay về sớm quá. Cơn bão biển đầu mùa vươn cánh tay cuồng phong quẩy động núi rừng ngái ngủ cuối Thu khiến nước nguồn phăng phăng kéo về đồng bằng hung hãn cuồng lưu. Mưa dầm ủ dột vùng Phố Cổ đã hơn tuần lễ mà trời vẫn chưa qua được tháng Chín tai ương từ những ngày đầu.

Saturday, February 19, 2011

LA HỐI VỚI XUÂN VÀ TUỔI TRẺ

Trương Duy Cường

Hàng năm khi mùa xuân đến, nhạc phẩm Xuân và Tuổi Trẻ của nhạc sĩ La Hối lại vang lên cùng với tác phẩm bất hủ Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Xuân và Tuổi Trẻ, nhạc của La Hối, một nhạc sĩ sống ở miền Trung và lời của Thế Lữ, một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, sống ở miền Bắc, không quen biết nhau, không sống gần nhau. Sao có sự kết hợp lạ lùng như vậy?

Thương Về Đà Nẳng


Quê hương tôi Đà Nẳng
Nước sông Hàn trong veo
Bờ Mỹ Khê cát trắng
Biển Thanh bình thông reo

Pho Tượng Cổ

                                                                                                   (Một thoáng Liêu Trai)
                                                                                                                               Trương Duy Cường
1*
Nguyễn viết cho tôi vài dòng thư  kèm theo một món quà khi anh vừa đi du lịch Việt Nam về:
“Ngày......tháng........năm.....
Bạn thân mến,
Chuyến về thăm Việt-Nam vừa qua, tôi  có dịp “tham quan” những địa danh có những cổ tháp Champa như Phan Rang, Khánh Hòa ra đến Quảng Nam, Đà-Nẵng. Ngày xưa nhiều nơi không đến được vì kém an ninh như vùng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Chiên Đàn, Bàn An. Tôi biết bạn thích sưu tập cổ vật nên tôi gửi kèm theo đây một pho tượng cổ tặng bạn”

Phan Khôi với bài Tình Già


Từ năm 1917 trên Nam Phong Tạp Chí học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) nhận xét về thi ca Việt Nam “phiền phức luật lệ ràng buộc ...”, năm 1928 báo Trung Bắc Tân Văn xuất hiện bài thơ đầu tiên không niêm luật hoàn toàn mới lạ, La cigale et la fourmi / Con ve sầu của La Fontaine nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) dịch. Mãi cho đến năm 1932 sinh hoạt văn nghệ được đổi mới khởi đầu phong trào thơ mới, chống lại khuôn sáo cũ của Đường thi gò bó, chật hẹp, niêm luật trở ngại nhiều cho thi nhân với ý thơ đang bay vào cõi mộng.

TAM KỲ PHỐ NHỎ

                                                                (Khổng Miếu TamKỳ)
                                                     Đã nhiều lúc mong trở về, ghé lại
thăm Tam Kỳ thành phố nhỏ của tôi
phố rất nhỏ nhưng mang đầy kỷ niệm
vẫn ngọt ngào trong nỗi nhớ khôn nguôi

Mấy Đặc Điểm Về Người Quảng Nam

(Theo ‘Mấy lời gợi nhớ quê hương’ phát biểu
 nhân ngày “Đồng Hương Hội NgộTết Giáp Thân 2004” tại San José)
Phan Thiệp

Trước kia danh xưng Quảng Nam chỉ một vùng đất rộng từ đèo Hải Vân đến hết tỉnh Phú Yên. Đến năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, mới chính thức có “tỉnh Quảng Nam” của chúng ta với lãnh thổ từ Hải Vân quan đến giáp ranh Quảng Ngãi.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau


Tôi quảy trong hồn, xứ Quảng tôi
Dùi Chiêng, Tí, Sé, đến quê người
Và nước Thu Bồn trong huyết quản
Chở tôi qua suốt biển dâu đời..

Friday, February 18, 2011

Năm Cụm Núi Quê Hương


Anh thương binh về thăm nguyên quán
Một bàn tay vĩnh viễn gửi sa trường
Anh trở lại với bàn tay còn lại
Vẫy vẫy chào non nước quê hương