Duy An Đông
Hai gia đình có chung một nghề nghiệp “gõ đầu
trẻ”. Ông giáo xóm trên có cậu Văn Hùng và ông giáo xóm dưới có cô Ngọc Huệ.
Hùng hơn Huệ 2 tuổi. Lúc còn bé chúng mang sách đến trường làng rồi trường Huyện
sau lên học trường tỉnh. Hai cô cậu ham học và đẹp như cặp chim non, ai cũng trằm
trồ khen ngợi và để ý. Ra học trường Tỉnh tuy hai người thuê nhà ở riêng, nhưng
sự quan hệ trong học hành vẫn bình thường như thuở nào. Ai cũng bảo hai đứa xứng
đôi vưà lứa và cũng môn đăng hộ đối nữa. Hai gia đình để ý muốn kết nghĩa thông
gia. Đôi chim non từng bước lớn lên rôi cũng từng bước đậm đà trong quan hệ.
<!-- Read more -->
Văn Hùng thi đỗ Tú tài 2 trước, chàng theo
chương trình văn khoa, Ngọc Huệ đỗ tú tài 2 sau hai năm. Ngọc Huệ quyết định học
Cao đẳng và muốn làm cô giao sớm. Huệ cũng nói lên ý nghĩ của mình là muốn Hùng
học hết chương trình Đại Học, còn Huệ thì cần tạo điều kiện ra đi dạy sớm để đỡ
gánh nặng cho cha mẹ già, còn mấy em dại nữa. Có tình có lý hai người thông cảm,
hai người đi hai hướng nhưng cũng là đích chung. Lúc này là hai cô cậu đã trưởng
thành, tình cảm giữa hai người đã đậm, họ mớm nhau và rồi hứa hẹn gặp gỡ mỗi
khi nghỉ hè. Chàng từ Saigòn về Trung thăm nhà mà cũng là thăm Ngọc Huệ không
còn chung trường như xưa nữa. Họ ngồi dưới gốc cây mận sau nhà, thỉnh thoảng có
ngọn gió thoáng qua mát rượi đôi má hai người, Văn Hùng hồn lâng lâng xây qua
nhìn Ngọc Huệ mỉm cười, Ngọc Huệ nhìn biết ý chàng, cũng mỉm cười trong e thẹn
và không trả lời; Văn Hùng hỏi tiếp:
- Anh muốn ..
- Thôi, đừng.
Thế là họ cùng nhìn nhau trong trêu ghẹo, má
lúm đồng tiền của Ngọc Huệ tăng thêm vẻ xinh đẹp và duyên dáng quyến rũ, làm
cho Văn Hùng mê mẫn, chàng nói nhỏ: ”cho anh xin cái hôn”. Nàng chưa kịp nói
chi thì chàng đã coi như chớp thời cơ. Họ cảm thấy sung sướng vô tận. Mỗi lần về
gặp như vậy họ có bao nhiêu hứa hẹn, bao nhiêu cảnh vẽ ra trước mắt nó đẹp đẽ
làm sao! Ngọc Huệ sung sướng mong ngày ra trường và đạt được giấc mơ xinh đẹp.
Ngày tháng trôi qua, hai người ra trường cùng
một lúc. Chàng tốt nghiệp văn khoa, nàng lãnh bằng cao đẳng làm cô giáo. Họ vui
mừng, coi như đường học vấn thành công và họ quyết định về nhà thưa báo sự thực
với cha mẹ đôi bên việc yêu thương của hai người.
Hai bên gia đình vui vẻ, sắp đặt chọn ngày
lành tháng tốt, làm lễ cưới, gả. Hai bên đều là nhà giáo, cho nên phụ huynh học
sinh có nhiều; làng trên, xóm dưới họ quý mến hai gia đình thầy giáo, họ vui mừng
khi nghe tin này. Đây là cơ hội may để họ được đến chúc mừng. Việc tổ chức cưới
hỏi cũng áp dụng bán cổ bán kim, hơn nữa ở vùng ngoại ô bà con tự do đến thể hiện
tình cảm của mình đối với gia đình mà mình quý trọng thương mến, không như ngày
nay có thiếp mời mới đến, không có giấy mời không đi. Đám cưới linh đình, hai
ngày đêm. Theo tục lệ xưa, ngày đầu thết đãi bà con trong họ và thỉnh kỳ, ngày
tới mới là ngày cưới rước dâu chính thức. Hai gia đình cảm thấy hãnh diện về sự
thành công của con cháu mình, Văn Hùng và Ngọc Huệ cũng cảm thấy sung sướng khi
được thấy sự tổ chức lễ cưới gả linh đình, bà con hai họ cùng bằng hữu tham dư,
chúc mừng thể hiện nhiều tình cảm đáng quý.
Sau ngày cưới đôi uyên ương đi hưởng tuần
trăng mật, họ chọn Đà Lạt. Trước là cũng để tham quan cảnh đẹp, sau cũng để thưởng
thức khí hậu mát mẻ nơi đây đã từng nghe nói, ao ước, hứa hẹn, nhưng chưa có khả
năng đi thăm một lần. Bao nhiêu ước mơ bây giờ mới thành sự thật, họ cảm thấy hạnh
phúc tuyệt vời. Họ nắm tay nhau dạo trên bờ hồ Xuân Hương, ánh trăng mờ nhạt, cộng
với những ánh đèn đường, với những làn sóng nhẹ, ẩn hiện nhún nhảy trên mặt nước
tạo thành bức ảnh vô cùng hấp dẫn. Tà áo dài bó sát chân anh, mái tóc phả sang,
đôi cặp giò song bước, nhìn nhau tình tứ trong tranh lại có phả mùi hương thơm
phảng phất, làm cho chàng và nàng ngất ngây, cảm thấy chỉ có hôm nay là đẹp nhất
trên đời.
Đến một nơi, cũng trên bờ hồ, nơi đây yên tịnh
mà lại có chiếc ghế đá, cho khách nhàn du ngồi nghỉ mệt. Nàng bảo chàng “mình
ngồi đây nghỉ mệt một lát rồi sẽ đi tiếp anh”. Cả hai người ngôi trên chiếc ghế
đá. Họ ngồi bên nhau, “núm” tay mân mê, cảm thấy sung sướng, bốn mắt nhìn nhau,
rồi mỉm cười, hình như cả hai người đều cảm thông một sự hài lòng tột đỉnh. Họ
ôm hôn nhau liên tiếp cho đã cơn ghiền, chớ trước đây đã bao nhiều lần thèm muốn
như thế, nhưng hai bên đều gìn giữ vì thời ấy lễ nghĩa chưa cho phép làm điều
đó khi chưa có cưới hỏi.
Rất hài lòng trong buổi chiều lê bước quanh bờ
hồ, giờ Ngọc Huệ mới mở lời bàn về chuyện tương lai:
- Phần
em như vậy là sẽ ổn định, ngày hai buổi em dạy tại trường, về nhà soạn giáo án,
chấm bài. Chắc bận rộn năm đầu, chớ năm sau là như thói quen, chẳng chi khó
khăn và lúc đó mình tập trung lo cho con anh he. Mình sẽ sinh hai đứa. Một trai
một gái.
- Nếu
thêm nữa có được không ?
- Cũng
được nhưng sợ mình lo không nổi.
- Có
anh nữa mà em!
- Nhưng em sẽ là người nhọc nhằn, khổ nhiều
hơn anh.
- Anh biết, nhưng anh sẽ gánh những phần nặng
nhọc.
- Cám ơn anh, nhưng mà có những cái anh muốn
gánh cũng không được. Huệ nhìn Hùng mỉm cười.
Hùng hiểu ý, rôi chàng bảo:
-Anh biết rồi, anh chịu thua cái đó nhưng anh
gánh thế cái khác để bù lại cũng được vậy?
- À thôi tới đâu hay đó nhé.
Bây giờ Hùng mới nghĩ tới phần mình, anh bảo:
- Còn anh thì sao? Em muốn anh làm nghề gì?
- Anh cũng nên xin đi dạy, dù sao cái nghề dạy,
tuy ít lương nhưng nhàn hơn những nghề khác, mình trách nhiệm về môn dạy của
mình, những chuyện khác khỏi lo.
- Em nói có lý, sao em rành thế nhỉ? Sự lý giải
của em nghe nó mùi tai quá!
Thế là Văn Hùng cầm mảnh bằng đi sao lục và đến
các truờng xin làm thầy giáo. May thay chàng được một trường Trung Hoc tư thục
mời dạy. Văn Hùng về khoe với vợ mình. Ngọc Huệ cũng mừng vì thích hợp cho cả
đôi vợ chồng trẻ, và cũng hợp ý cho cả hai gia đình cha mẹ đôi bên nữa. Họ sung
sướng bên nhau, tràn đầy hạnh phúc. Họ có một con trai đầu lòng, họ trân qúy lắm.
Gia đình đôi bên cũng tới lui thăm viếng nhắc nhở thường xuyên. Tình yêu càng gắn
chặt, càng đậm đà và hai năm sau họ sinh tiếp một cháu gái nữa. Một đôi vợ chồng
trẻ, lại sinh đẻ được một hoàng tử và một công chúa qúa lý tưởng. Lý tưởng cho
môt gia đình thời nay!
Nhưng than ôi! Chẳng hiểu tại sao, Văn Hùng
không còn đi dạy nữa, và vào ra mãi nơi Thành Đô Saigòn. Chàng bảo đi tìm việc,
nàng cũng chiều chồng, sắp đặt cho chàng đi để lo cho con có được đường dài
tương lai tươi đẹp. Người đàn bà nào cũng nghĩ tương lai cho con và mong cho chồng
có đường công danh cao hơn hiện tại. Nhưng giấc mơ nầy không thành, Văn Hùng
lúc đầu còn năng về thăm viếng chăm sóc vợ con, và hai người có thêm một cô con
gái nữa. Hùng còn khuyên Huệ gắng nuôi 3 con, “anh số phận long đong xin em tha
lỗi”. Khi chung gối chung giường Ngọc Huệ tâm sự nỗi lòng buồn mỗi khi nhìn 3 đứa
con thiếu bóng cha, người phụ nữ đương xuân thiếu vắng chồng, nàng trào nước mắt,
Văn Hùng xót đau rồi cũng hoà ra khóc. Họ lau nước mắt cho nhau, cả hai cùng
đau khổ, họ thương nhau lắm chớ! Hùng đã than thở và báo cho Huệ biết là “anh
chưa giúp gì được cho em trong lúc này, mong em thông cảm”. Huệ cũng hiểu tính
khí đàn ông và khuyên chàng, đừng vì tự ái, nếu không có công việc làm thì về
quê hương ta chung sống với đồng lương tối thiểu của em cũng đủ, miễn mình biết cách sống, và có anh chăm sóc mấy
con cho chúng nó nên người, vưà có tình thương của cha mà cũng vưà đạt hiệu quả,
vợ chồng cũng hoàn toàn đề huề, êm ấm. Chàng hứa sẽ sắp xếp, và an ủi khuyên Ngọc
Huệ phấn đấu nuôi con trong thời gian chàng sắp đặt. Huệ bỏ bụng mừng, ngày đêm
ngóng đợi hình bóng một ông chồng mà nàng đã đem lòng thương từ khi người con
gái bắt đầu yêu và nuôi mộng đẹp cho đến nay được 3 người con dễ thương, ngày
ngày chúng nó cứ nhắc Ba của chúng nó. Nhưng than ôi! Về sau Ba chúng nó về
thưa dần, và rồi tình chồng nghĩa vợ đi đến chỗ bế tắc đau thương.
Ngày tháng trôi qua, xét kỹ ra cũng có điều lạ
là Văn Hùng không có chuyện trăng hoa bậy bạ, ham đó bỏ lờ. Ngọc Huệ cởi mở
không đòi hỏi gì hơn ở chồng là mong chàng về sống với vợ con, đừng tự áí, “có
con trâu ho cũng hơn mười con bò rống”, nhưng rồi chàng lại khóc mà xin chia xẻ
gánh nặng cho Huệ bằng cách xin nhận nuôi bớt môt cậu con đầu và có cậu con đầu
này chứng minh được tình anh vẫn trong sáng như thuở nào.
Ngọc Huệ đau khổ lắm, nhưng cũng chiều chồng,
cũng thuận cho cậu con đầu theo Ba để cho Ba khỏi cô đơn và tìm hiểu sự thật về
bố mình. Quả thật Văn Hùng hằng ngày đi làm một công viêc bình thường không xứng
với khả năng học vấn của mình, chỉ có đủ sống lấp lửng qua ngày, và hình như
“chán đời”, tuy nhiên gắng sống, cũng chẳng ai hiểu tại sao. Nhiều người giúp đỡ
nhưng tính của anh ta bây giờ hình như có phần “ngông” nên sự giúp đỡ của bạn
bè cũng khó. Ngay chính vợ con yêu cầu về chung chăn chung gối, để hướng dẫn bầy
con mà anh cũng xin lỗi, rồi hoà ra khóc, rồi lại ra đi … chẳng ai hiểu nổi.
Riêng Ngọc Huệ vẫn mãi hy vọng và mãi đợi chờ, nàng buồn cho số phận, nàng
thương lắm mấy đứa con ngoan, chăm sóc nhắc nhở chúng học hành rất giỏi, nhưng
khi chúng càng ngày càng lớn, có trí khôn, biết suy nghĩ; chúng nhìn Ba với Mẹ
thế đó, đầu óc giao động, năng lực học giảm sút lại càng làm cho Ngọc Huệ buồn
thêm và con cái của nàng lại càng nhiều chán nản. Tội nghiệp cho cả đôi đàng.
Lúc đầu Huệ nghi ngờ chàng say đắm cảnh phồn hoa đô hội ở Thành Đô mà ra nông nổi,
nhưng bây giờ thì Huệ không còn nghi ngờ như trước nữa mà quyết chắc chàng đã
sa ngả.. nên lòng buồn tràng ngập, và tự aí nổi lên phó mặt tình đời, thủ phận
nuôi con.
Hai bên cha mẹ cũng hết lòng thương, bên trai
khuyên con mình nên về với gia đình, với vợ với con. Bên gái cũng khuyên con
mình gắng đợi chờ chồng, chăm lo bầy con thơ dại. -Cuộc sống của Văn Hùng và Ngọc
Huệ cứ kéo dài mãi như vậy cho đến ngày Saigòn rơi vào tay Cộng sản. Lúc này
chàng càng thêm cảnh bi thương. Cuộc sống của cha con Hùng bữa đói bữa no,
trong cảnh buôn bán mánh mung quanh khu chợ trời .
Ngọc Huệ, là một cô giáo trong hoàn cảnh nuôi
2 con dại mà ngày V.C tràn vô miền Trung cô không di tản, nên được tiếp tục dạy
cho các em ở trường cấp 2. Không có ngày gián đoạn, cho nên sau đó cô vẫn được
tiếp tục nghề “gõ đầu trẻ”.
Ngọc Huệ cứ âm thầm sống trong hiu quạnh và đợi
chờ, tưởng đâu tình thế đổi thay chàng có thể quay về với thực tại. Nhưng
không, tình trạng cũ vẫn kéo dài từ tháng nọ năm kia, rồi thập niên này đến thập
niên khác. Cuối cùng người mẹ hiền của 3 đưá con ngoan và một cô giáo tốt của
ngành giáo dục bỗng dưng trở nên không bình thường giống như cha của 3 đứa trẻ.
Tội nghiệp biết chừng nào!
Cái bịnh không bình thường của Ngọc Huệ, mỗi
ngày mỗi tăng, trên xét cô không còn đứng bục giảng được nữa. Cô phải nhận giấy
nghỉ hưu non, sống lây lất cùng 2 con chưa trưởng thành. Một đứa con gái buồn
phiền cho gia cảnh, cắt mái tóc thề mượt mà, đang xinh đã có biết bao chàng
trai rập rình muốn ngỏ ý, nhưng nàng thấy cảnh đời giữa ba mẹ nàng mà run sợ
cho đời mình ở tương lai và quyết tâm vào quy y nơi cửa từ bì cho thanh thảng
tâm hồn.
Cuộc sống lặng lẽ trôi qua, ngày lại ngày. Ngọc
Huệ càng ngày càng bất bình thường nhiều hơn, thấy ai cũng ngỡ là chồng mình,
làm cho những bạn bè cô ta cũng không dám tới gần, sợ rằng gặp lúc cô tâm thần
không ổn, rồi có những hành động làm ảnh hưởng đến uy tín của mình. Thời gian
sau, tự nhiên cô hô hoán lên rằng: “Anh chàng A… này thương cô, anh ấy ngỏ lời,
xét hợp lý và cô đã đồng ý, hai người tính chuyện cưới xin trong tháng đến.” Bà
con biết đây là sự mơ ước hão huyền của cô ta đã hóa ra nhập tâm thành giấc mơ
trong đêm; từ đó cô cho đây là sự thật và nói năng lung tung, làm thấu tai gia đình
anh chàng A nọ. May mà vợ con anh chàng A này hiểu sự việc, chớ không cũng phiền
lụy cho người ta không nhỏ.
Mỗi tháng lãnh mấy đồng lương hưu non của cô
giáo nghỉ hưu trước tuổi, vất vả trăm bề. Cái thiếu thốn về vật chất cũng tạm
chấp nhận được, nhưng cái bất ổn về tâm thần mới là điều đáng lo. Từ chỗ nhớ chồng
mình, hình bóng cứ loáng thoáng trước mắt như là một bóng mơ, nó chập chờn làm
nàng khó chịu. Và cơn mê một người đàn ông đã có gia đình cùng trong một thành
phố đó đã dày vò cô, thân xác cô mỗi ngày mỗi teo dần, giờ cô còn nắm xương,
thân hình như cây sậy.
Riêng Văn Hùng cũng chẳng nghe tăm dạng đâu,
có người bảo, người con trai của nàng cũng buồn cho thế sư, cho gia đình và sống
lây lất nơi xứ người. Còn Văn Hùng thì hình như đi đạp xích lô ở một nơi xa lạ,
lánh mặt mọi người thân, mọi người quen biết. Chán ngán tình đời, chăng ai biết
vì sao? Tại sao lại có cảnh đời trái ngang đến thế! Có ai dám chê cặp uyên ương buổi ban đầu. Họ
quyến luyến nhau từ lúc trẻ thơ, họ hiểu hết về đức tính, họ cho nhau tình cảm
khi mới biết yêu, rồi chiều chuộng nhau, tránh không cho xảy ra chuyện giận hờn.
Luôn luôn đẹp như cặp chim non. Cuối cùng tiến đến hôn nhân và chính họ đã vẽ
ra bức tranh tuyệt đẹp cho mình ở tương lai. Nhưng than ôi! Nửa chừng gióng
không đứt, đòn không gãy mà mỗi thứ một nơi, không bao giờ tái hợp, chờ ngày rã
mục mà thôi.
Ngọc Huệ lâm bệnh nặng, không còn hy vọng gì
chờ chồng. Gia đình hai bên tìm mọi cách nhắn nhủ Văn Hùng, nói rõ tình trạng
Ngọc Huệ. Một phép màu nhiệm nào đó làm cho Văn Hùng cảm thấy tội lỗi và quay về
qùy dưới chân giường Ngọc Huệ nhìn nàng nét mặt khổ đau, làn da trắng bạc, đôi
mi khép kín, và hơi thở phập phều như nuối tiếc ai. Văn Hùng sám hối, lâm râm
nói lên lời cầu nguyện của mình trong hơi thở. Chàng muốn khóc lớn lên và nói hết
những gì mình muốn nói với vợ giờ phút này, để mong ơn trên phò hộ cho Ngọc Huệ
bình phục để chàng có cơ hội sống với nàng mà chuộc lại lỗi lầm. Chàng phải cố
nín tiếng nấc để giữ yên tịnh cho Ngoc Huệ hồi tỉnh. Nước mắt chàng nhỏ từng giọt
trên má nàng. Có phải chăng đây là những giọt nước thánh đã làm cho Ngọc Huệ da
mặt từ từ hồng lên, Văn Hùng sung sướng, tin tưởng và tin tưởng ở lời cầu nguyện
của mình. Rồi hai mí mắt của nàng cũng từ từ mở và nhìn Văn Hùng. Văn Hùng qúa
mừng mếu máo khóc và nước mắt chảy thành giòng rơi nơi má Ngọc Huệ. Chàng ngồi
cạnh giường, hai tay nàng cử động rồi để trên đùi của chàng. Văn Hùng sung sướng
nhưng yên lặng, chỉ thể hiện tình thương và sự hối hận trên cử chỉ bằng đôi tay
của mình. Thời gian chờ đợi không lâu lắm, nàng cất tiếng: “Anh về”. Chằng đáp
ngay: “À, anh về với em đây”. Cả hai người cùng ứa lệ. Văn Hùng đáp như vậy,
nhưng cảm thấy run run trong người, không biết bề trên có cho nàng về sống
chung với chàng ở thời điểm cuối của cuộc đời, hay chỉ cho về để an ủi đôi chút
rồi lại ra đi, cho nên chàng phập phồng lo sợ và tiếp tục cầu nguyện trong
lòng, hứa hẹn với bề trên đã hối lỗi và xin sống bên cạnh với vợ hiền.
Từng bước Ngọc Huệ phục hồi sức khoẻ, nàng
nói nhiều hơn, con người lại tỉnh ra không còn lầm lẫn như trước nữa. Văn Hùng
luôn luôn bên cạnh vợ, chăm lo ăn uống, than thuốc và an ủi nàng theo từng bước,
trong tình thương và lòng hối hận. Ngọc Huệ cảm nhận điều này, thương Văn Hùng,
lòng nàng đầy tha thứ và do đó sức khoẻ chóng khá hơn. Văn Hùng dìu Ngọc Huệ đi
dạo từng bước khi trong nhà, lúc ra vườn. Khi sức khoẻ phục hồi, chàng đưa nàng
ra phố. Và bây giờ họ sống với nhau đúng như trong mơ, chàng luôn làm đúng theo
lời sám hối và câu nguyện. Giờ hai người đã già, cuộc sống làm sao tốt đẹp bằng
thuở xa xưa nếu chàng sám hối sớm hơn, nhưng dù sao cũng có điều tốt, an ủi Ngọc
Huệ xua đuổi được những bóng đen trong
đêm tối. Hai người thỏ thẻ kể chuyện nhớ
nhung, Văn Hùng ôm chặt Ngọc Huệ vào lòng. Họ cảm thấy hạnh phúc, được ấm áp ở
tuổi già, lúc nóng lạnh có nhau [./-
-------------
Là Thi Sĩ
Duy An Đông
Là thi sĩ thả hồn
ru với gió (*)
Say ngắm trăng mà
tưởng nhớ chị Hằng
Hồn lâng lâng bay
bổng với vầng trăng
Đời thi vị thấy
cõi lòng ấm áp.
Là thi sĩ
hồn xây lầu tượng tháp
Để chị Hằng thong
thả dạo rong chơi
Hồn thi nhân tìm lạc cảnh rong chơi
Tìm tri kỷ sẻ chia dòng tâm sự
Cứ mường tượng thấy
chị Hằng tư lự
Như bao người mơ
tưởng chuyện gió trăng
Ôi vầng trăng nơi
cung quảng ả Hằng
Hồn thi nhân tự
nghìn đời mơ mộng
Là thi sĩ ngắm trăng mà xao động
Muốn tận trần mây trải hết nỗi lòng
Thả cả cõi hồn lên thấu tận tầng không
Để cùng Hằng Nga đêm đêm thao thức.
(*) “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió” – Xuân Diệu
HỒI TƯỞNG NGƯỜi
XƯA
Hoa Xuân tươi thắm
gợi ta nhung nhớ
Hai đứa nhìn bẻn lẻn
giữa đồi sim
Bao nhiêu năm ta lận
đận rong tìm
Đành thất vọng nay
tình cờ lại đến
Cố nhân ơi! Biết
bao điều quí mến
Bao lời vàng hứa hẹn
vẫn đầy nguyên
Ta vẫn đợi mà mình
chẳng nên duyên
Ôi! Số kiếp thua “Ngưu Lan – Chúc Nữ”
Nay ở xứ người chẳng
chi tư lự
Ai cũng bến bờ gia
đạo yên bề
Bình thản yên vui
trọn đạo phu thê
Bao kỷ niệm hoà
vui Xuân dân tộc ./-
Tết Quí Tỵ 2013.
Duy An Đông ./-
No comments:
Post a Comment