Sau khi chiếm được nam Việt Nam, năm 1975, Cộng Sản miền Bắc lùa số lớn công chức, quân nhân, đảng viên các đảng phái quốc gia, các nhà tu hành của các tôn giáo miền Nam, ra Bắc “khổ sai biệt xứ”. Liên Xô có Xi-bê-ri thì Việt Nam có vùng núi non Tây Bắc khắc nghiệt, tuy không lạnh bằng Xi-bê-ri nhưng cũng đủ cho tù chết dần. Chết vì lạnh, vì đói, vì lao động kiệt sức và vì bịnh mà không có thuốc chữa.
Thông thường, tù phải tự đốn cây, cắt tranh làm lán cho mình ở, phải phá rừng, làm rẫy trồng trọt khoai củ nuôi thân. Nhà nước Cộng Sản không phải tốn phí nuôi tù cải tạo. Ban ngày tù vào rừng lao động, chiều về, vào lán, cán bộ coi tù khóa cửa lại, sáng hôm sau, mở cửa cho tù đi lao động tiếp.
Mấy năm đầu, tù chết quá nhiều nên chính quyền Cộng Sản Việt Nam cho thân nhân tù được gửi thuốc, áo quần (giới hạn) bằng đường bưu điện, về sau được thăm nuôi, nghĩa là được gặp mặt tù và tiếp tế lương thực, mùng mền, thuốc men…giúp tù chịu đựng, tiếp tục khai phá núi rừng và chết chậm hơn.
Trong chuyện nầy, tôi không kể về những sinh hoạt trong nhà tù mà kể về một anh bạn tù nằm cạnh tôi.
Anh Hùng, (nằm cạnh tôi) là người ít nói nhưng thường quan tâm đến người khác. Buổi tối, vào lán, thấy ai có vẻ trầm tư, suy nghĩ, là anh sà đến, nói huyên thiên những chuyện trên trời dưới đất, chuyện nào cũng khiến người nghe bật cười. Thế là người bạn đó bớt buồn. Khi quay về, anh bảo tôi:
- Khá rồi! Lo buồn làm mình suy sụp nhanh nhất. Nhanh hơn cả bịnh hoạn. Chỉ cần mất ngủ vài ba đêm là không đủ sức gượng dậy.
Ai cũng biết điều đó, nhưng rất khó vượt qua, nhất là những người không được thăm nuôi, thậm chí không nhận được thư của thân nhân gửi vào. Họ được gọi là “con bà xơ” (nữ tu), ý nói là con hoang trong trại mồ côi do các bà xơ (soeurs) nuôi dưỡng. Các tù nhân con bà xơ nầy, mỗi khi thấy người nào ra thăm thân nhân, đem đồ tiếp tế vào là họ tránh chỗ khác, tìm những người cùng hoàn cảnh (không có thăm nuôi) mà chuyện trò, ăn mấy củ khoai, củ sắn với nhau. Được tặng thức ăn (thăm nuôi) họ có thể nhận một lần, lần sau thì từ chối.
- Xin cám ơn anh, tôi nhận thì không có gì tặng lại. Anh thông cảm cho tôi. Xin giữ lấy.
Trong tù, chỉ nghĩ đến miếng thịt, cây kẹo cũng đủ chảy nước miếng, vì cơ thể quá cần, nhưng nhận chút thực phẩm của bạn cho, lấy gì trả lại?
Tôi với anh Hùng, may mắn, được vợ thăm nuôi, dù cả năm chỉ được một lần và chỉ được một xách nhỏ. Một gói đường tán đen, gói cá khô, ít đậu và gạo, ít thuốc men, chỉ vậy thôi, vì tiền xe cộ đi hàng nghìn cây số (từ miền Nam ra núi rừng tây bắc), ăn uống dọc đường…hết cả! Chúng tôi nghèo quá, nhưng vợ chồng gặp mặt nhau là may rồi. Tôi mừng, nhưng anh Hùng lại mừng hơn. Lần thăm nuôi nào anh cũng bảo:
- Đây là lần chót!
Thế nên, mỗi khi được gọi tên ra gặp thân nhân thì anh ngạc nhiên.
- Ai thăm tôi? Bà cụ thì quá yếu, không đi nổi!
Tôi cười bảo.
- Không phải vợ thì ai vào đây?
Theo vợ tôi kể, trong một lá thư gửi cho tôi, chỉ một lần vợ tôi cùng đi thăm nuôi với vợ anh Hùng mà hai người thành bạn thân. Cả hai đều ở trong một con hẻm vùng Đa Kao lại có chồng là bạn nằm cạnh nhau trong tù, cùng hoàn cảnh nên hai người đàn bà thương nhau, thường giúp đỡ nhau trong việc buôn bán mưu sinh.
Vì thấy anh vui hơi quá đáng mỗi khi được thăm nuôi nên tôi tò mò, cố tìm hiểu vì sao? Đúng ra, trong tù không nên biết chuyện gia đình người khác, nếu người đó không tự ý kể ra. Tôi không nhớ mình đã gợi ý cách nào khiến cho anh Hùng kể chuyện vợ con của anh.
Sau đây là câu chuyện theo lời Anh kể.
. . .
- Tôi là con trai độc nhất của bà cụ tôi. Đúng hơn, tôi là độc
đinh của cả giòng họ nhà tôi. Nếu mẹ tôi không sinh ra tôi thì coi như họ Hoàng Đắc của tôi tuyệt tự. Mẹ tôi săn sóc, chăm lo cho tôi, vì tình thương mà cũng vì trách nhiệm bên nhà chồng giao phó, là phải có người thừa tự, lo nhang khói, cúng giỗ để vong linh ông bà, tổ tiên khỏi bơ vơ, thành ma đói, ma khát, vất vưỡng trong cõi u minh. Thế nên, khi tôi vừa xong tú tài là mẹ tôi lo tìm vợ cho tôi, vì bà sợ tôi vào quân đội, không biết chết lúc nào, sẽ không kịp có con trai để nối dõi tông đường. Tôi thì không để ý đến chuyện đó. Ngay trong thời đi học, bạn bè yêu cô nầy, cô kia, tôi chỉ biết bài vở và các môn thể thao như đá banh, học võ…
Đến khi thi xong tú tài một, tôi tình nguyện đi sĩ quan Thủ Đức. Mẹ tôi, thời trẻ là đảng viên một đảng phái Quốc Gia, thông hiểu tình hình đất nước, bà cụ bảo tôi “Khi tổ quốc lâm nguy, làm con dân phải có bổn phận cùng với mọi người bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào. Những tên trốn lính, sống chui, sống nhủi chỉ thêm nhục. Nhưng con phải lấy vợ, sinh con trai để sau nầy lo nhang khói cho ông bà, tổ tiên”. Mẹ tôi hỏi tôi có để ý cô nào chưa? Tôi thưa rằng “Mẹ xem cô nào vừa ý mẹ thì cưới cho con chứ con không có người yêu”. Mẹ tôi đến nhà các bà bạn, ngắm nghía cô nầy, dọ hỏi cô kia, cuối cùng bà chọn được một cô. Mẹ tôi nhờ người mai mối, gia đình cô ta đồng ý ngay. Để tôi được gặp cô gái, mẹ tôi mua một ít trái cây, sai tôi đem đến biếu gia đình cô ta. Hình như cô gái không biết có sự xếp đặt giữa hai gia đình nên cô ta tiếp tôi rất hồn nhiên, vô tư như với bạn bè. Tôi thấy cô cũng xinh, hiền lành, vui vẻ nên về thưa với mẹ tôi rằng “Mẹ thấy vừa ý thì con xin vâng lời”. Quả thật, cô gái hoàn toàn không biết gì về việc cô sẽ là vợ tôi. Trước ngày tôi vào quân trường, hai gia đình muốn tổ chức lễ hỏi, cưới luôn một lần. Lúc đó, cô gái mới được thông báo. Cô ta phản đối quyết liệt. Hóa ra cô đã có người yêu.
Sau nầy tôi mới biết, người cô yêu là một nhà thơ. Anh chàng có dị tật ở chân nên anh ta khỏi phải đi lính. Nhờ thế anh ta yên tâm vui chơi và ăn bám gia đình. Hết làm thơ đăng báo tán tỉnh cô nầy, cô kia thì la cà các quán cà phê, quán nhậu. Con gái mới lớn, cô nào cũng mơ mộng. Anh chàng thi sĩ nầy làm thơ ca tụng, tỏ tình với cô vợ tương lai của tôi thì chẳng khác gì bỏ bùa cô ta. Cô ta yêu mê mệt chàng thi sĩ, quyết cùng chàng “Một túp lều tranh hai quả tim vàng”. Bất ngờ cô bị ép phải lấy tôi làm chồng. Cô tuyên bố thẳng thừng với cha mẹ rằng cô ta sẽ trốn đi với chàng thi sĩ, nếu không trốn được mà bị ép duyên, cô ta sẽ uống thuốc rầy tự tử. Gia đình cô ta hình như có xích mích gì đó với gia đình “nhà thơ” nên không muốn làm sui gia với họ. Thế nên bà mẹ mới bảo với con gái rằng “Mầy muốn trốn theo trai thì cứ trốn đi, nhưng không được theo thằng chó chết của nhà đó. Nếu mầy theo nó, thì nhớ ba ngày sau quay về dự đám ma tao. Còn mầy muốn tự tử thì tao mua cho mầy chai thuốc rầy, nhưng uống nửa chai thôi, để một nửa cho tao. Nuôi mầy khôn lớn để mầy làm nhục cha mẹ…” Lời tuyên bố đó khiến cô gái không còn lựa chọn nào khác. Thế nên, trước ngày cưới, cô ta hẹn tôi ra một quán nước.
Sáng đó, chúng tôi gặp nhau. Tôi ngồi đối diện. Quán vắng người nên cô ta chẳng cần giữ lời, tấn công tôi ngay “Tôi và anh không hề quen biết nhau, không thù oán nhau, tại sao anh cố tình phá vỡ tình yêu của chúng tôi? Anh có biết, vợ chồng không có tình yêu mà sống với nhau là sống trong địa ngục không?”
Tôi trả lời “Đây là chuyện hai gia đình với nhau. Cô không bằng lòng lấy tôi thì cứ nói thẳng với ba mẹ cô hoặc nói với mẹ tôi. Tôi không có ý kiến. Tôi không cần vợ, nhưng mẹ tôi cần có cháu nội trai để nối dõi tông đường. Tôi sẽ vào quân đội. Chiến tranh rất ác liệt. Đời lính chiến, hành quân liên miên, cưới cô về, được bao nhiêu lần chúng ta gặp nhau? Để có con, còn khó hơn. Và có thể một ngày, một tuần, một tháng sau đó, tôi tử trận. Cô sẽ thành quả phụ. Nhanh lắm. Tôi nói sự thật để cô đủ lý do từ chối việc cầu hôn của tôi” Cô yên lặng lắng nghe. Tôi cũng suy nghĩ, lựa lời một lúc mới nói tiếp “Nếu bị ép duyên, và nếu không còn con đường nào khác để làm vui lòng cha mẹ cô, cô nên lấy tôi. Vì sau khi ra trường sĩ quan, tôi sẽ chọn binh chủng tác chiến, tôi sẽ leo lên bàn thờ nhanh lắm. Khi tôi chết rồi, gia đình cô không còn quyền cấm cô về sống với người cô yêu. Mà dù tôi chưa tử trận, khó khăn của tôi vẫn là phải có con trai cho mẹ tôi an tâm. Tôi đề nghị thế nầy. Sau khi là vợ tôi, dĩ nhiên là tôi đi hành quân, đâu có về nhà thường xuyên được… Cô cứ hẹn hò với người yêu, miễn sao đừng cho thiên hạ biết, khi nào có bầu, cô ra đơn vị tìm tôi rồi quay về nhà. Mục đích để hợp thức hóa đứa bé trong bụng cô. Tôi sẽ không ghen tương gì mà mẹ tôi lại mừng vì đã làm tròn bổn phận đối với gia tộc tôi…” Chưa nghe hết câu, cô chồm qua bàn, thẳng tay tát tôi một tát tai, nảy đom đóm mắt “Tôi cấm anh không được nhục mạ tôi theo lối nói vô học đó. Anh xem tôi là hạng người gì?..” Rồi cô ôm mặt, gục xuống bàn khóc nức nở. Cô khóc to, như rống lên rồi lấy khăn bịt miệng mình lại để tự kềm chế. Tôi kinh hoàng, vội qua ngồi cạnh cô, lắp bắp “Tôi xin lỗi! Tôi xin lỗi! Cô tha thứ cho tôi” Tôi định choàng tay qua vai cô để vỗ về thì cô xô mạnh tôi ra, khiến tôi suýt ngã ngữa. Cô cứ cúi đầu thút thít mãi. Tôi chán nản, nghĩ rằng, tốt nhất về thưa với mẹ tôi rút lui vụ cưới hỏi nầy để khỏi rắc rối, có khi gây oán thù với cô ta và cả người tình của cô nữa.
Tôi đứng lên, đến quày trả tiền. Cô chủ quán hỏi tôi “Có chuyện gì vậy?” Tôi lắc đầu, quay lại bàn nước, ngồi cạnh cô để tránh tia mắt cô đang nhìn đăm đăm phía trước như người xuất hồn. Tôi nói “Tôi đã hiểu cô, đã biết mối tình của cô. Xin cô yên tâm. Tôi sẽ báo cho mẹ tôi hủy bỏ vụ nầy. Cô được tự do”. Tôi định đứng lên thì cô ra dấu tôi ngồi xuống. Cô nói mà không nhìn tôi “Anh chẳng có lỗi gì trong chuyện nầy. Gia đình tôi nhất quyết gả tôi cho người khác. Ai cũng được, ngoại trừ người tôi yêu” Rồi cô quay nhìn tôi, mắt long lên, môi mím lại “Tôi đồng ý lấy anh. Nhưng tôi cho anh biết. Anh chiếm đoạt được trinh tiết của tôi, chiếm đoạt được thân xác tôi nhưng không thể chiếm đoạt được trái tim tôi. Đừng hi vọng tôi sẽ thương yêu anh. Tôi không thù anh, nhưng tôi không thể yêu thương ai ngoài người tôi yêu. Tôi cũng cho anh biết trước rằng, về làm vợ anh, dù đến mãn đời, tôi thề sẽ không bao giờ nói tiếng yêu thương với anh, không bao giờ hôn anh. Mong anh cũng làm như thế” Tôi giận sôi gan, nhưng cố bình tĩnh “Tôi sẽ giữ lời. Tôi thề sẽ không nói thương yêu với cô, không hôn cô, vì tôi biết chúng ta chẳng hề yêu thương nhau. Tôi cũng yêu cầu cô nhớ lời thề đó. Sau nầy, nếu tôi tử trận, xin cô đừng giả vờ khóc, vì tôi biết đó là ngày vui của cô, ngày cô được giải thoát để về với người cô yêu. Không cưới cô thì mẹ tôi cũng tìm một cô khác cho tôi. Từ hôm nay cho đến tuần sau, cô có thể báo cho mẹ tôi biết quyết định của cô. Mà dù đã là vợ tôi, cô vẫn tự do. Cô có thể gặp người yêu của cô bất cứ lúc nào, chỉ mong cô cố gắng cho mẹ tôi một đứa cháu trai. Xin cô giúp tôi”
đinh của cả giòng họ nhà tôi. Nếu mẹ tôi không sinh ra tôi thì coi như họ Hoàng Đắc của tôi tuyệt tự. Mẹ tôi săn sóc, chăm lo cho tôi, vì tình thương mà cũng vì trách nhiệm bên nhà chồng giao phó, là phải có người thừa tự, lo nhang khói, cúng giỗ để vong linh ông bà, tổ tiên khỏi bơ vơ, thành ma đói, ma khát, vất vưỡng trong cõi u minh. Thế nên, khi tôi vừa xong tú tài là mẹ tôi lo tìm vợ cho tôi, vì bà sợ tôi vào quân đội, không biết chết lúc nào, sẽ không kịp có con trai để nối dõi tông đường. Tôi thì không để ý đến chuyện đó. Ngay trong thời đi học, bạn bè yêu cô nầy, cô kia, tôi chỉ biết bài vở và các môn thể thao như đá banh, học võ…
Đến khi thi xong tú tài một, tôi tình nguyện đi sĩ quan Thủ Đức. Mẹ tôi, thời trẻ là đảng viên một đảng phái Quốc Gia, thông hiểu tình hình đất nước, bà cụ bảo tôi “Khi tổ quốc lâm nguy, làm con dân phải có bổn phận cùng với mọi người bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào. Những tên trốn lính, sống chui, sống nhủi chỉ thêm nhục. Nhưng con phải lấy vợ, sinh con trai để sau nầy lo nhang khói cho ông bà, tổ tiên”. Mẹ tôi hỏi tôi có để ý cô nào chưa? Tôi thưa rằng “Mẹ xem cô nào vừa ý mẹ thì cưới cho con chứ con không có người yêu”. Mẹ tôi đến nhà các bà bạn, ngắm nghía cô nầy, dọ hỏi cô kia, cuối cùng bà chọn được một cô. Mẹ tôi nhờ người mai mối, gia đình cô ta đồng ý ngay. Để tôi được gặp cô gái, mẹ tôi mua một ít trái cây, sai tôi đem đến biếu gia đình cô ta. Hình như cô gái không biết có sự xếp đặt giữa hai gia đình nên cô ta tiếp tôi rất hồn nhiên, vô tư như với bạn bè. Tôi thấy cô cũng xinh, hiền lành, vui vẻ nên về thưa với mẹ tôi rằng “Mẹ thấy vừa ý thì con xin vâng lời”. Quả thật, cô gái hoàn toàn không biết gì về việc cô sẽ là vợ tôi. Trước ngày tôi vào quân trường, hai gia đình muốn tổ chức lễ hỏi, cưới luôn một lần. Lúc đó, cô gái mới được thông báo. Cô ta phản đối quyết liệt. Hóa ra cô đã có người yêu.
Sau nầy tôi mới biết, người cô yêu là một nhà thơ. Anh chàng có dị tật ở chân nên anh ta khỏi phải đi lính. Nhờ thế anh ta yên tâm vui chơi và ăn bám gia đình. Hết làm thơ đăng báo tán tỉnh cô nầy, cô kia thì la cà các quán cà phê, quán nhậu. Con gái mới lớn, cô nào cũng mơ mộng. Anh chàng thi sĩ nầy làm thơ ca tụng, tỏ tình với cô vợ tương lai của tôi thì chẳng khác gì bỏ bùa cô ta. Cô ta yêu mê mệt chàng thi sĩ, quyết cùng chàng “Một túp lều tranh hai quả tim vàng”. Bất ngờ cô bị ép phải lấy tôi làm chồng. Cô tuyên bố thẳng thừng với cha mẹ rằng cô ta sẽ trốn đi với chàng thi sĩ, nếu không trốn được mà bị ép duyên, cô ta sẽ uống thuốc rầy tự tử. Gia đình cô ta hình như có xích mích gì đó với gia đình “nhà thơ” nên không muốn làm sui gia với họ. Thế nên bà mẹ mới bảo với con gái rằng “Mầy muốn trốn theo trai thì cứ trốn đi, nhưng không được theo thằng chó chết của nhà đó. Nếu mầy theo nó, thì nhớ ba ngày sau quay về dự đám ma tao. Còn mầy muốn tự tử thì tao mua cho mầy chai thuốc rầy, nhưng uống nửa chai thôi, để một nửa cho tao. Nuôi mầy khôn lớn để mầy làm nhục cha mẹ…” Lời tuyên bố đó khiến cô gái không còn lựa chọn nào khác. Thế nên, trước ngày cưới, cô ta hẹn tôi ra một quán nước.
Sáng đó, chúng tôi gặp nhau. Tôi ngồi đối diện. Quán vắng người nên cô ta chẳng cần giữ lời, tấn công tôi ngay “Tôi và anh không hề quen biết nhau, không thù oán nhau, tại sao anh cố tình phá vỡ tình yêu của chúng tôi? Anh có biết, vợ chồng không có tình yêu mà sống với nhau là sống trong địa ngục không?”
Tôi trả lời “Đây là chuyện hai gia đình với nhau. Cô không bằng lòng lấy tôi thì cứ nói thẳng với ba mẹ cô hoặc nói với mẹ tôi. Tôi không có ý kiến. Tôi không cần vợ, nhưng mẹ tôi cần có cháu nội trai để nối dõi tông đường. Tôi sẽ vào quân đội. Chiến tranh rất ác liệt. Đời lính chiến, hành quân liên miên, cưới cô về, được bao nhiêu lần chúng ta gặp nhau? Để có con, còn khó hơn. Và có thể một ngày, một tuần, một tháng sau đó, tôi tử trận. Cô sẽ thành quả phụ. Nhanh lắm. Tôi nói sự thật để cô đủ lý do từ chối việc cầu hôn của tôi” Cô yên lặng lắng nghe. Tôi cũng suy nghĩ, lựa lời một lúc mới nói tiếp “Nếu bị ép duyên, và nếu không còn con đường nào khác để làm vui lòng cha mẹ cô, cô nên lấy tôi. Vì sau khi ra trường sĩ quan, tôi sẽ chọn binh chủng tác chiến, tôi sẽ leo lên bàn thờ nhanh lắm. Khi tôi chết rồi, gia đình cô không còn quyền cấm cô về sống với người cô yêu. Mà dù tôi chưa tử trận, khó khăn của tôi vẫn là phải có con trai cho mẹ tôi an tâm. Tôi đề nghị thế nầy. Sau khi là vợ tôi, dĩ nhiên là tôi đi hành quân, đâu có về nhà thường xuyên được… Cô cứ hẹn hò với người yêu, miễn sao đừng cho thiên hạ biết, khi nào có bầu, cô ra đơn vị tìm tôi rồi quay về nhà. Mục đích để hợp thức hóa đứa bé trong bụng cô. Tôi sẽ không ghen tương gì mà mẹ tôi lại mừng vì đã làm tròn bổn phận đối với gia tộc tôi…” Chưa nghe hết câu, cô chồm qua bàn, thẳng tay tát tôi một tát tai, nảy đom đóm mắt “Tôi cấm anh không được nhục mạ tôi theo lối nói vô học đó. Anh xem tôi là hạng người gì?..” Rồi cô ôm mặt, gục xuống bàn khóc nức nở. Cô khóc to, như rống lên rồi lấy khăn bịt miệng mình lại để tự kềm chế. Tôi kinh hoàng, vội qua ngồi cạnh cô, lắp bắp “Tôi xin lỗi! Tôi xin lỗi! Cô tha thứ cho tôi” Tôi định choàng tay qua vai cô để vỗ về thì cô xô mạnh tôi ra, khiến tôi suýt ngã ngữa. Cô cứ cúi đầu thút thít mãi. Tôi chán nản, nghĩ rằng, tốt nhất về thưa với mẹ tôi rút lui vụ cưới hỏi nầy để khỏi rắc rối, có khi gây oán thù với cô ta và cả người tình của cô nữa.
Tôi đứng lên, đến quày trả tiền. Cô chủ quán hỏi tôi “Có chuyện gì vậy?” Tôi lắc đầu, quay lại bàn nước, ngồi cạnh cô để tránh tia mắt cô đang nhìn đăm đăm phía trước như người xuất hồn. Tôi nói “Tôi đã hiểu cô, đã biết mối tình của cô. Xin cô yên tâm. Tôi sẽ báo cho mẹ tôi hủy bỏ vụ nầy. Cô được tự do”. Tôi định đứng lên thì cô ra dấu tôi ngồi xuống. Cô nói mà không nhìn tôi “Anh chẳng có lỗi gì trong chuyện nầy. Gia đình tôi nhất quyết gả tôi cho người khác. Ai cũng được, ngoại trừ người tôi yêu” Rồi cô quay nhìn tôi, mắt long lên, môi mím lại “Tôi đồng ý lấy anh. Nhưng tôi cho anh biết. Anh chiếm đoạt được trinh tiết của tôi, chiếm đoạt được thân xác tôi nhưng không thể chiếm đoạt được trái tim tôi. Đừng hi vọng tôi sẽ thương yêu anh. Tôi không thù anh, nhưng tôi không thể yêu thương ai ngoài người tôi yêu. Tôi cũng cho anh biết trước rằng, về làm vợ anh, dù đến mãn đời, tôi thề sẽ không bao giờ nói tiếng yêu thương với anh, không bao giờ hôn anh. Mong anh cũng làm như thế” Tôi giận sôi gan, nhưng cố bình tĩnh “Tôi sẽ giữ lời. Tôi thề sẽ không nói thương yêu với cô, không hôn cô, vì tôi biết chúng ta chẳng hề yêu thương nhau. Tôi cũng yêu cầu cô nhớ lời thề đó. Sau nầy, nếu tôi tử trận, xin cô đừng giả vờ khóc, vì tôi biết đó là ngày vui của cô, ngày cô được giải thoát để về với người cô yêu. Không cưới cô thì mẹ tôi cũng tìm một cô khác cho tôi. Từ hôm nay cho đến tuần sau, cô có thể báo cho mẹ tôi biết quyết định của cô. Mà dù đã là vợ tôi, cô vẫn tự do. Cô có thể gặp người yêu của cô bất cứ lúc nào, chỉ mong cô cố gắng cho mẹ tôi một đứa cháu trai. Xin cô giúp tôi”
Kể đến đấy anh Hùng hỏi tôi “Nếu vào trường hợp tôi, anh sẽ nghĩ sao? Chúng tôi có ba mặt con với nhau, nhưng không bao giờ tôi nghĩ rằng cô ta còn lưu lại trong gia đình tôi cho đến ngày tôi vô tù như hôm nay” Anh quay ra sau, lục trong xách nhỏ, lấy ra mấy tấm hình, trao cho tôi “Anh nhìn xem, mấy đứa nhỏ nầy giống ai?” Tôi nhìn và nói ngay “Giống anh chứ giống ai? Con anh phải không? Hai thằng nhỏ nầy là anh em sinh đôi?” Anh trầm tư “Để tôi dài dòng một chút. Trước khi vào quân trường, tôi cưới vợ. Khi còn đang thụ huấn trong Thủ Đức, được tin vợ sinh, tôi về phép, vào nhà bảo sanh. Vợ tôi sinh con gái. Tôi ôm đứa bé vào lòng. Lúc đó, tôi không thắc mắc, ai là tác giả của sinh vật bé bỏng đó, nhưng không hiểu sao, tôi thương nó quá. Tôi ngắm nghía nó, hôn nó, thì thầm với nó mà quên cả chung quanh. Lúc đặt con xuống bên cạnh vợ, cô ta nắm lấy bàn tay tôi, nhìn tôi, nước mắt ứa ra. Cô ta khóc. Tôi hiểu ý nên nói “Xin lỗi! Nhưng tôi thương nó. Lần sau, cố giúp tôi một thằng con trai…”
Tôi ngắt lời anh “Bộ hai người xưng tôi chứ không anh em gì cả sao?” “Cô thì xưng em với tôi, còn tôi, khi chán nản hoặc chỉ có hai người, tôi xưng “tôi” và nói trống không. Khi có người thứ ba thì tôi “anh, em” như vợ chồng bình thường… Sau đó, cô sinh đôi, hai thằng con trai. Khi tôi đi tù thì hai thằng con được gần hai tuổi.
- Hai anh chị thề thốt với nhau rằng sẽ không hôn, không nói tiếng yêu thương với nhau, rồi có giữ lời không?
- Tôi có vợ mà tâm lý không giống những ông khác. Tôi chỉ làm bổn phận. Tôi đâu cần tình yêu mới làm chuyện vợ chồng được. Khi cô ta vừa sinh hai thằng con trai, tôi dự định, hễ hai đứa nhỏ cứng cáp thì tôi sẽ nói với cô rằng muốn li dị thì tôi ký tên ngay để cô được tự do, nhưng tôi chưa kịp nói thì đi tù. Thế nên, mỗi khi tôi được gọi ra thăm nuôi, anh thường nghe tôi tự hỏi “Ai thăm nuôi mình?” vì tôi cứ đinh ninh là cô ta đã bỏ tôi để về với người tình, để khỏi nuôi mấy đứa nhỏ, khỏi nuôi mẹ tôi, khỏi thăm nuôi tôi.
- Anh có thể nói thật tình cảm của anh đối với vợ anh cho tôi nghe được không? Anh có thương vợ không?
Anh trầm ngâm.
- Chỉ sau nầy, khi tôi vào tù, cô ta không bỏ chúng tôi, lại phải vất vả, bương chải để nuôi sống bao nhiêu người trong gia đình tôi, tôi mới nghĩ rằng cô là vợ tôi. Nếu chúng tôi có yêu nhau trước đó thì sự hi sinh của cô ta còn có chút ý nghĩa. Đằng nầy…Không ai có thể bắt cô phải cưu mang chúng tôi. Đó là sự bất công. Trước kia, tôi không màng đến ý nghĩ, tình cảm của vợ tôi. Chúng tôi ít nói chuyện với nhau. Đúng ra là không có dịp. Tôi hành quân liên miên, vài ba tháng về phép một lần. Hai mươi bốn giờ phép mà gần tối mới về đến nhà, sáng sớm lại phải ra đơn vị. Vả lại, tôi thương các con tôi lắm. Vừa bước vô nhà, chào mẹ tôi xong là tôi quấn quít với con, hôn hít đứa nầy, bồng ẵm đứa kia, đưa chúng ra đường mua quà, kẹo bánh. Lần nào về phép tôi cũng ôm con mà cứ nghĩ rằng, đây là lần cuối mình được gần các con. Ra trận, đạn như vãi trấu, bạn bè, đồng đội tôi ngã xuống ngay bên cạnh. Trước sau gì cũng đến lượt mình. Còn vợ tôi, tôi cảm tưởng như giữa hai đứa có một bức tường vô hình ngăn cách, và cô ta, sinh con xong, bồng nó, đưa qua bức tường vô hình đó, trao cho tôi. Chúng là con tôi. Vì ám ảnh đó mà mọi sự săn sóc, lo lắng của cô dành cho tôi, tôi tưởng như của một cô bạn gái cùng lớp giúp bạn trong một buổi đi chơi chung ngoài trời, vậy thôi. Mỗi khi tôi về phép, thấy tôi bước vào nhà là cô vội lo nước nôi, khăn tắm, áo quần để sẵn đó rồi chạy ra chợ mua thức ăn, chạy về, chui vào bếp, nấu nướng, dọn lên. Ăn xong, lại dọn rửa, rồi giặt giũ áo quần cho tôi, phơi phóng, sắp xếp, chuẩn bị mọi thứ trong xách để sáng sớm là tôi chỉ việc đeo lên vai, về đơn vị. Cô xoay tròn như chong chóng. Tôi thì tắm con, đút cơm cho chúng, rồi chơi đùa, kể chuyện cho chúng nghe, ru chúng ngủ, không màng đến vợ, không nhìn đến mẹ. Người ngoài nhìn vô, đó là một gia đình bình thường. Mẹ tôi thì vui lắm, cứ khen con dâu ngoan hiền. Bà cụ không biết dĩ vãng của cô, cũng không thấy những đợt sóng ngầm đang kiên trì, thì thầm gọi cô thoát ly.
Bây giờ, ở tù kiểu nầy thì chỉ có chết hoặc mục xương trong tù vì chẳng ai biết ngày về. Cái chết đối với thằng lính chiến như tôi thì sá gì, nhưng tôi thương các con quá, chỉ mong được về để lo cho chúng và săn sóc vợ tôi để đền đáp bao khổ nhọc mà cô ta đã phải chịu đựng.
Từ khi nghe anh Hùng kể chuyện gia đình, tôi cũng đâm ra hồi hộp mỗi khi nghe tên anh ta được gọi ra thăm nuôi. Tôi tưởng tượng mẹ anh Hùng hoặc bà cụ nhờ một người nào đó gặp anh và báo tin rằng vợ anh đã bỏ đi lấy chồng rồi. Nhưng lần nào cũng là chị ta. Lần đầu được giới thiệu là vợ anh Hùng, tôi thấy chị ta, tuy đen và ốm, xác xơ vì sinh kế nhưng còn phảng phất những nét thanh tú và quí phái. Chị ta, thời trẻ, ắt đã làm bao trái tim bọn con trai xao xuyến.
Mỗi lần ra thăm nuôi, anh Hùng, tôi và vài người tù ngồi một bên chiếc bàn dài, đối diện (bên kia bàn) là thân nhân của tù. Đầu bàn có một công an ngồi theo dõi, lắng nghe tù và thân nhân chuyện trò. Tù chỉ có mười lăm phút gặp người thân nên ai cũng cố nói thật nhiều, hỏi thật nhiều những điều cần thiết. Tôi cũng gấp rút chuyện trò với vợ nhưng cũng để ý xem vợ chồng anh Hùng có gì khác thường không? Hình như anh Hùng không nhìn vợ mà hơi cúi xuống vẻ đắn đo, suy nghĩ. Trái lại chị vợ ngồi nhìn chồng đăm đăm như thôi miên anh ta.
Thông thường, trong lúc gặp gỡ, người vợ để bàn tay bên hông của giỏ quà thăm nuôi, phía khuất tia nhìn của công an, người chồng biết ý sẽ để bàn tay mình lên bàn tay vợ, bóp nhẹ. Bao nhiêu năm xa cách, chỉ cần chạm nhẹ hai bàn tay với nhau cũng đủ cho vợ chồng ngây ngất, rung động cả thể xác và tâm hồn. Giây phút đó quí giá hơn bao nhiêu lần ôm ấp nhau mà vợ chồng đã trải qua. Vợ anh Hùng cũng để tay bên giỏ thăm nuôi. Anh Hùng chỉ đụng rất nhẹ vào tay vợ, như vô tình rồi rút tay về. Chị ta vẫn để yên bàn tay và chờ đợi. Anh Hùng lại đụng nhẹ tay vợ lần nữa, rồi lại rút về. Cả hai yên lặng. Rồi hình như anh nói nho nhỏ gì đó với vợ.
Thời gian thăm gặp qua rất nhanh. Lúc chia tay, anh Hùng xách gói quà thăm nuôi đi thẳng mà không ngoái nhìn người thân như các tù nhân khác.
Chúng tôi ở tù trên mười năm nhưng chỉ ở chung lán trại hơn ba năm, sau đó bị phân tán đi các trại tù khác. Dù vậy, tình bạn giữa chúng tôi đã như ruột thịt. Bảy năm sau, chúng tôi mới gặp lại nhau ở trại tù Z 30, Xuân Lộc. Sau đó, chúng tôi cùng ra tù một lần, vào năm 1986.
Chúng tôi, hai thằng tù trung niên mà trông đã hom hem. Tóc đã có sợi bạc, chân tay như những khúc xương khô. Vợ tôi và vợ anh Hùng, sau mười năm vất vả, cũng đã là hai chị nạ dòng đen thui, đầu tóc, áo quần tả tơi vì suốt ngày lê lết đầu đường xó chợ. Hai người mua đi bán lại từng đôi giày cũ, áo quần cũ, răng vàng bạc vụn, đồng hồ hư, radio hư…Nghĩa là ai bán gì cũng mua, ai mua gì cũng có.
Thời bấy giờ, tù về xã hội chỉ làm được các nghề chân tay như đạp xích lô, bán vé số, vá xe đạp…Tôi và anh Hùng, mỗi người một chiếc bàn con, mỗi cạnh hai gang tay, đặt bên lề đường, ngồi bán vé số, kiếm tiền phụ với vợ mua gạo. Lúc đó vợ tôi và vợ anh Hùng mới lấy lại chút bình tĩnh, không còn lo thất sắc mỗi ngày vì lũ con đói.
Đầu thập niên 1990, có chương trình tù cải tạo được đi Mỹ. Gia đình tôi và gia đình anh Hùng đến cùng tiểu bang Virginia nhưng khác thành phố, cách nhau hơn hai giờ lái xe. Bước chân đến xứ người với hai bàn tay trắng, chúng tôi phải làm gấp đôi người khác, vì lao động chân tay, lương hướng chẳng bao nhiêu. Sáng sớm đã ra khỏi nhà, khuya mới về. Chúng tôi chỉ gọi điện thoại trò chuyện, hỏi han nhau mà thôi. Tôi không còn để ý đến chuyện xưa của vợ chồng anh Hùng, cũng không bao giờ kể cho vợ tôi nghe. Đàn bà bép xép, một chuyện kỳ lạ như thế thì không bà nào để yên trong bụng được.
Hơn bảy năm ở xứ Mỹ, vài đứa con của gia đình tôi và gia đình anh Hùng đã tốt nghiệp đại học, có việc làm, phụ với cha mẹ lo cho các em nên chúng tôi đã bớt giờ làm việc, có dịp thăm viếng nhau. Bao nhiêu năm mới gặp lại, thấy anh Hùng khỏe mạnh, hồng hào hơn trước, chị vợ cũng mập tròn, mặt mũi tươi rói, gặp lại vợ tôi như gặp cố nhân, hai người tíu tít hỏi han, chuyện trò vui vẻ. Nơi xứ người bơ vơ nên chúng tôi coi nhau như anh em một nhà.
Đột nhiên, một buổi tối, khoảng mười giờ, điện thoại reo, vợ tôi bắt máy rồi la lên.
- Sao? Chị nói sao? Anh Hùng bị gì mà đưa vô bịnh viện cấp cứu? Chị nói chuyện với ông xã em. Em run quá!
Vợ tôi đưa điện thoại cho tôi.
- A lô! Anh Hùng bị gì vậy chị?
Bên kia đầu giây, giọng vợ anh Hùng hốt hoảng.
- Không hiểu sao. Ăn tối xong ảnh ngồi xem TV. Thình lình, ảnh kêu “Đau đầu quá!” rồi gục xuống bất tỉnh. Em gọi xe cứu thương đến đưa vô bịnh viện. Hiện em đang ở phòng cấp cứu. Ảnh chưa tỉnh. Em rối trí quá! Không biết mình phải làm gì đây?
- Chị báo cho sắp nhỏ biết chưa?
- Dạ rồi. Nhưng đứa gần nhất cũng phải năm giờ lái xe, đứa ở xa, sáng mai mới đi máy bay về.
- Ảnh không sao đâu. Chị bình tỉnh. Đưa vô bịnh viện là yên tâm.Tụi tôi sẽ đến ngay bây giờ. Lên xe, chúng tôi sẽ nói chuyện sau. Nhớ là phải bình tỉnh. Hai giờ nữa chúng tôi sẽ đến bịnh viện.
Ban đêm, xa lộ 95 không đến nỗi kẹt xe. Từ Richmond hướng về thành phố Falls Church, phía bắc tiểu bang, gần hai giờ, chúng tôi đã có mặt tại bịnh viện. Bịnh viện về đêm thật yên tĩnh. Theo sự hướng dẫn của nhân viên trực, chúng tôi đi rất nhẹ dọc hành lang để tìm phòng hồi sức.
Anh Hùng nằm trên giường với đủ thứ dây nhợ, ống trợ thở nối với dàn máy sát tường. Một cái máy điện tâm đồ với lằn sóng xanh chạy đều đều, yếu ớt. Chị Hùng quì bên cạnh, nắm tay chồng, thì thầm.
- Anh cố gắng nghe em nói. Em chỉ nói một câu thôi. Em không nói được cho anh nghe thì em đau khổ suốt đời, ân hận suốt đời. Anh có thương em không? Thương em thì nghe em nói. Nghe anh! Tội nghiệp em mà anh…
Chúng tôi đứng bên cạnh mà chị vẫn không hay biết. Vợ tôi cúi xuống vỗ nhẹ vai chị, chị quay lại, đứng lên, ôm vợ tôi, nước mắt trào ra.
- Ảnh không nghe em nói! Ảnh không biết gì nữa. Sao em ngu quá? Không nói khi ảnh còn khỏe mạnh. Mà thình lình, ảnh bị như vầy…
Chị nói lảm nhảm như người mất trí. Vợ tôi không hiểu gì cả nhưng vẫn vỗ về, nhỏ nhẹ.
- Ảnh không sao đâu. Em biết, nhiều người bị như vậy, sẽ tỉnh lại. Chị đừng lo. Bác sĩ nói sao?
- Bác sĩ nói ảnh bị xuất huyết não, đang chuẩn bị, sẽ mổ ngay. Em sợ, người ta mổ rồi ảnh đi luôn. Em mà không nói được cho ảnh nghe, chắc em chết theo để linh hồn em được gặp ảnh, nói mấy lời…
Vợ tôi lại nhìn tôi, không hiểu chuyện gì quan trọng, khẩn cấp đến độ phải nói ra cho người sắp chết nghe. Đáng ra, chính người bịnh mới cần trăn trối trước khi từ giả cõi đời. Vợ tôi, biết rằng chuyện gia đình người ta, không nên tò mò, chỉ trấn an.
- Sáng mai, mổ xong là ảnh tỉnh dậy, sẽ nghe chị nói. Chị yên tâm. Bình tỉnh mà chuẩn bị tinh thần, cầu xin Trời Phật phù hộ ảnh tai qua nạn khỏi.
Nhưng chị ta như không nghe, cứ lảm nhảm.
- Bao yêu thương, săn sóc ảnh giành cho em, em hiểu, em đón nhận, nhưng sao em ngu quá, không nói cho ảnh biết em yêu thương ảnh…
Vợ tôi ngớ ra, tưởng chị điên thật rồi. Vợ chồng yêu thương nhau, đâu cần phải nói ra mới hiểu? Chỉ mình tôi biết điều đó. Tôi nói với chị ta:
- Xin chị bình tỉnh. Tôi sẽ cố giúp chị xem sao. Tôi với anh Hùng thân thiết còn hơn ruột thịt. Hi vọng, tôi nói ảnh sẽ nghe.
Nhìn điện tâm đồ, thấy những gợn sóng rất yếu ớt, tôi biết, có mổ cũng rất ít hi vọng, nhưng tôi tin, sự sống trong anh ta vẫn còn. Tôi ra dấu cho chị Hùng đến bên cạnh rồi cúi sát tai anh, nói chậm rãi.
- Tôi là Nguyễn văn Chánh, bạn anh đây. Chúng ta ở tù chung, khi còn ở bên Việt Nam, anh còn nhớ không? Anh cố gắng nghe tôi nói, một điều rất quan trọng, sẽ giúp anh yên tâm… Nếu anh nghe được, anh chấp nhận, xin anh chuyển động mi mắt hoặc con ngươi của mắt anh. Vợ anh đang đứng bên anh đây. Vợ anh nói rằng, chị chỉ yêu thương một người duy nhất trong đời là anh mà thôi. Anh có nghe không, có chấp nhận không?
Mọi người im lặng, chăm chú nhìn đôi mắt đang nhắm nghiền của anh Hùng. Đột nhiên, đôi mi của anh Hùng chuyển động như muốn mở ra rồi nhắm lại. Tuy rất nhẹ nhưng mọi người đều thấy rõ. Chị Hùng ôm chồng khóc òa lên. Tin rằng anh Hùng có nghe tiếng khóc của vợ nên một lúc sau tôi mới ra dấu cho chị yên lặng, rồi nói vào tai anh Hùng.
- Bây giờ, vợ anh, chị Hùng sẽ nói cho anh nghe. Chị yêu thương anh từ lúc nào. Anh cố gắng nghe vợ anh nói.
Tôi bước lùi cho chị Hùng quì xuống, cúi sát tai chồng và nói, từng tiếng một.
- Anh Hùng. Anh là chồng em. Em yêu thương chỉ một mình anh. Em yêu thương anh suốt đời. Em yêu thương anh từ ngày đầu, từ đêm đầu, từ giây phút đầu em trở thành vợ anh… Em lạy anh. Đừng giận em nghe anh! Xin anh thương em. Em là vợ anh. Tội nghiệp em. Nghe anh!
Tôi ngắt lời anh “Bộ hai người xưng tôi chứ không anh em gì cả sao?” “Cô thì xưng em với tôi, còn tôi, khi chán nản hoặc chỉ có hai người, tôi xưng “tôi” và nói trống không. Khi có người thứ ba thì tôi “anh, em” như vợ chồng bình thường… Sau đó, cô sinh đôi, hai thằng con trai. Khi tôi đi tù thì hai thằng con được gần hai tuổi.
- Hai anh chị thề thốt với nhau rằng sẽ không hôn, không nói tiếng yêu thương với nhau, rồi có giữ lời không?
- Tôi có vợ mà tâm lý không giống những ông khác. Tôi chỉ làm bổn phận. Tôi đâu cần tình yêu mới làm chuyện vợ chồng được. Khi cô ta vừa sinh hai thằng con trai, tôi dự định, hễ hai đứa nhỏ cứng cáp thì tôi sẽ nói với cô rằng muốn li dị thì tôi ký tên ngay để cô được tự do, nhưng tôi chưa kịp nói thì đi tù. Thế nên, mỗi khi tôi được gọi ra thăm nuôi, anh thường nghe tôi tự hỏi “Ai thăm nuôi mình?” vì tôi cứ đinh ninh là cô ta đã bỏ tôi để về với người tình, để khỏi nuôi mấy đứa nhỏ, khỏi nuôi mẹ tôi, khỏi thăm nuôi tôi.
- Anh có thể nói thật tình cảm của anh đối với vợ anh cho tôi nghe được không? Anh có thương vợ không?
Anh trầm ngâm.
- Chỉ sau nầy, khi tôi vào tù, cô ta không bỏ chúng tôi, lại phải vất vả, bương chải để nuôi sống bao nhiêu người trong gia đình tôi, tôi mới nghĩ rằng cô là vợ tôi. Nếu chúng tôi có yêu nhau trước đó thì sự hi sinh của cô ta còn có chút ý nghĩa. Đằng nầy…Không ai có thể bắt cô phải cưu mang chúng tôi. Đó là sự bất công. Trước kia, tôi không màng đến ý nghĩ, tình cảm của vợ tôi. Chúng tôi ít nói chuyện với nhau. Đúng ra là không có dịp. Tôi hành quân liên miên, vài ba tháng về phép một lần. Hai mươi bốn giờ phép mà gần tối mới về đến nhà, sáng sớm lại phải ra đơn vị. Vả lại, tôi thương các con tôi lắm. Vừa bước vô nhà, chào mẹ tôi xong là tôi quấn quít với con, hôn hít đứa nầy, bồng ẵm đứa kia, đưa chúng ra đường mua quà, kẹo bánh. Lần nào về phép tôi cũng ôm con mà cứ nghĩ rằng, đây là lần cuối mình được gần các con. Ra trận, đạn như vãi trấu, bạn bè, đồng đội tôi ngã xuống ngay bên cạnh. Trước sau gì cũng đến lượt mình. Còn vợ tôi, tôi cảm tưởng như giữa hai đứa có một bức tường vô hình ngăn cách, và cô ta, sinh con xong, bồng nó, đưa qua bức tường vô hình đó, trao cho tôi. Chúng là con tôi. Vì ám ảnh đó mà mọi sự săn sóc, lo lắng của cô dành cho tôi, tôi tưởng như của một cô bạn gái cùng lớp giúp bạn trong một buổi đi chơi chung ngoài trời, vậy thôi. Mỗi khi tôi về phép, thấy tôi bước vào nhà là cô vội lo nước nôi, khăn tắm, áo quần để sẵn đó rồi chạy ra chợ mua thức ăn, chạy về, chui vào bếp, nấu nướng, dọn lên. Ăn xong, lại dọn rửa, rồi giặt giũ áo quần cho tôi, phơi phóng, sắp xếp, chuẩn bị mọi thứ trong xách để sáng sớm là tôi chỉ việc đeo lên vai, về đơn vị. Cô xoay tròn như chong chóng. Tôi thì tắm con, đút cơm cho chúng, rồi chơi đùa, kể chuyện cho chúng nghe, ru chúng ngủ, không màng đến vợ, không nhìn đến mẹ. Người ngoài nhìn vô, đó là một gia đình bình thường. Mẹ tôi thì vui lắm, cứ khen con dâu ngoan hiền. Bà cụ không biết dĩ vãng của cô, cũng không thấy những đợt sóng ngầm đang kiên trì, thì thầm gọi cô thoát ly.
Bây giờ, ở tù kiểu nầy thì chỉ có chết hoặc mục xương trong tù vì chẳng ai biết ngày về. Cái chết đối với thằng lính chiến như tôi thì sá gì, nhưng tôi thương các con quá, chỉ mong được về để lo cho chúng và săn sóc vợ tôi để đền đáp bao khổ nhọc mà cô ta đã phải chịu đựng.
Từ khi nghe anh Hùng kể chuyện gia đình, tôi cũng đâm ra hồi hộp mỗi khi nghe tên anh ta được gọi ra thăm nuôi. Tôi tưởng tượng mẹ anh Hùng hoặc bà cụ nhờ một người nào đó gặp anh và báo tin rằng vợ anh đã bỏ đi lấy chồng rồi. Nhưng lần nào cũng là chị ta. Lần đầu được giới thiệu là vợ anh Hùng, tôi thấy chị ta, tuy đen và ốm, xác xơ vì sinh kế nhưng còn phảng phất những nét thanh tú và quí phái. Chị ta, thời trẻ, ắt đã làm bao trái tim bọn con trai xao xuyến.
Mỗi lần ra thăm nuôi, anh Hùng, tôi và vài người tù ngồi một bên chiếc bàn dài, đối diện (bên kia bàn) là thân nhân của tù. Đầu bàn có một công an ngồi theo dõi, lắng nghe tù và thân nhân chuyện trò. Tù chỉ có mười lăm phút gặp người thân nên ai cũng cố nói thật nhiều, hỏi thật nhiều những điều cần thiết. Tôi cũng gấp rút chuyện trò với vợ nhưng cũng để ý xem vợ chồng anh Hùng có gì khác thường không? Hình như anh Hùng không nhìn vợ mà hơi cúi xuống vẻ đắn đo, suy nghĩ. Trái lại chị vợ ngồi nhìn chồng đăm đăm như thôi miên anh ta.
Thông thường, trong lúc gặp gỡ, người vợ để bàn tay bên hông của giỏ quà thăm nuôi, phía khuất tia nhìn của công an, người chồng biết ý sẽ để bàn tay mình lên bàn tay vợ, bóp nhẹ. Bao nhiêu năm xa cách, chỉ cần chạm nhẹ hai bàn tay với nhau cũng đủ cho vợ chồng ngây ngất, rung động cả thể xác và tâm hồn. Giây phút đó quí giá hơn bao nhiêu lần ôm ấp nhau mà vợ chồng đã trải qua. Vợ anh Hùng cũng để tay bên giỏ thăm nuôi. Anh Hùng chỉ đụng rất nhẹ vào tay vợ, như vô tình rồi rút tay về. Chị ta vẫn để yên bàn tay và chờ đợi. Anh Hùng lại đụng nhẹ tay vợ lần nữa, rồi lại rút về. Cả hai yên lặng. Rồi hình như anh nói nho nhỏ gì đó với vợ.
Thời gian thăm gặp qua rất nhanh. Lúc chia tay, anh Hùng xách gói quà thăm nuôi đi thẳng mà không ngoái nhìn người thân như các tù nhân khác.
Chúng tôi ở tù trên mười năm nhưng chỉ ở chung lán trại hơn ba năm, sau đó bị phân tán đi các trại tù khác. Dù vậy, tình bạn giữa chúng tôi đã như ruột thịt. Bảy năm sau, chúng tôi mới gặp lại nhau ở trại tù Z 30, Xuân Lộc. Sau đó, chúng tôi cùng ra tù một lần, vào năm 1986.
Chúng tôi, hai thằng tù trung niên mà trông đã hom hem. Tóc đã có sợi bạc, chân tay như những khúc xương khô. Vợ tôi và vợ anh Hùng, sau mười năm vất vả, cũng đã là hai chị nạ dòng đen thui, đầu tóc, áo quần tả tơi vì suốt ngày lê lết đầu đường xó chợ. Hai người mua đi bán lại từng đôi giày cũ, áo quần cũ, răng vàng bạc vụn, đồng hồ hư, radio hư…Nghĩa là ai bán gì cũng mua, ai mua gì cũng có.
Thời bấy giờ, tù về xã hội chỉ làm được các nghề chân tay như đạp xích lô, bán vé số, vá xe đạp…Tôi và anh Hùng, mỗi người một chiếc bàn con, mỗi cạnh hai gang tay, đặt bên lề đường, ngồi bán vé số, kiếm tiền phụ với vợ mua gạo. Lúc đó vợ tôi và vợ anh Hùng mới lấy lại chút bình tĩnh, không còn lo thất sắc mỗi ngày vì lũ con đói.
Đầu thập niên 1990, có chương trình tù cải tạo được đi Mỹ. Gia đình tôi và gia đình anh Hùng đến cùng tiểu bang Virginia nhưng khác thành phố, cách nhau hơn hai giờ lái xe. Bước chân đến xứ người với hai bàn tay trắng, chúng tôi phải làm gấp đôi người khác, vì lao động chân tay, lương hướng chẳng bao nhiêu. Sáng sớm đã ra khỏi nhà, khuya mới về. Chúng tôi chỉ gọi điện thoại trò chuyện, hỏi han nhau mà thôi. Tôi không còn để ý đến chuyện xưa của vợ chồng anh Hùng, cũng không bao giờ kể cho vợ tôi nghe. Đàn bà bép xép, một chuyện kỳ lạ như thế thì không bà nào để yên trong bụng được.
Hơn bảy năm ở xứ Mỹ, vài đứa con của gia đình tôi và gia đình anh Hùng đã tốt nghiệp đại học, có việc làm, phụ với cha mẹ lo cho các em nên chúng tôi đã bớt giờ làm việc, có dịp thăm viếng nhau. Bao nhiêu năm mới gặp lại, thấy anh Hùng khỏe mạnh, hồng hào hơn trước, chị vợ cũng mập tròn, mặt mũi tươi rói, gặp lại vợ tôi như gặp cố nhân, hai người tíu tít hỏi han, chuyện trò vui vẻ. Nơi xứ người bơ vơ nên chúng tôi coi nhau như anh em một nhà.
Đột nhiên, một buổi tối, khoảng mười giờ, điện thoại reo, vợ tôi bắt máy rồi la lên.
- Sao? Chị nói sao? Anh Hùng bị gì mà đưa vô bịnh viện cấp cứu? Chị nói chuyện với ông xã em. Em run quá!
Vợ tôi đưa điện thoại cho tôi.
- A lô! Anh Hùng bị gì vậy chị?
Bên kia đầu giây, giọng vợ anh Hùng hốt hoảng.
- Không hiểu sao. Ăn tối xong ảnh ngồi xem TV. Thình lình, ảnh kêu “Đau đầu quá!” rồi gục xuống bất tỉnh. Em gọi xe cứu thương đến đưa vô bịnh viện. Hiện em đang ở phòng cấp cứu. Ảnh chưa tỉnh. Em rối trí quá! Không biết mình phải làm gì đây?
- Chị báo cho sắp nhỏ biết chưa?
- Dạ rồi. Nhưng đứa gần nhất cũng phải năm giờ lái xe, đứa ở xa, sáng mai mới đi máy bay về.
- Ảnh không sao đâu. Chị bình tỉnh. Đưa vô bịnh viện là yên tâm.Tụi tôi sẽ đến ngay bây giờ. Lên xe, chúng tôi sẽ nói chuyện sau. Nhớ là phải bình tỉnh. Hai giờ nữa chúng tôi sẽ đến bịnh viện.
Ban đêm, xa lộ 95 không đến nỗi kẹt xe. Từ Richmond hướng về thành phố Falls Church, phía bắc tiểu bang, gần hai giờ, chúng tôi đã có mặt tại bịnh viện. Bịnh viện về đêm thật yên tĩnh. Theo sự hướng dẫn của nhân viên trực, chúng tôi đi rất nhẹ dọc hành lang để tìm phòng hồi sức.
Anh Hùng nằm trên giường với đủ thứ dây nhợ, ống trợ thở nối với dàn máy sát tường. Một cái máy điện tâm đồ với lằn sóng xanh chạy đều đều, yếu ớt. Chị Hùng quì bên cạnh, nắm tay chồng, thì thầm.
- Anh cố gắng nghe em nói. Em chỉ nói một câu thôi. Em không nói được cho anh nghe thì em đau khổ suốt đời, ân hận suốt đời. Anh có thương em không? Thương em thì nghe em nói. Nghe anh! Tội nghiệp em mà anh…
Chúng tôi đứng bên cạnh mà chị vẫn không hay biết. Vợ tôi cúi xuống vỗ nhẹ vai chị, chị quay lại, đứng lên, ôm vợ tôi, nước mắt trào ra.
- Ảnh không nghe em nói! Ảnh không biết gì nữa. Sao em ngu quá? Không nói khi ảnh còn khỏe mạnh. Mà thình lình, ảnh bị như vầy…
Chị nói lảm nhảm như người mất trí. Vợ tôi không hiểu gì cả nhưng vẫn vỗ về, nhỏ nhẹ.
- Ảnh không sao đâu. Em biết, nhiều người bị như vậy, sẽ tỉnh lại. Chị đừng lo. Bác sĩ nói sao?
- Bác sĩ nói ảnh bị xuất huyết não, đang chuẩn bị, sẽ mổ ngay. Em sợ, người ta mổ rồi ảnh đi luôn. Em mà không nói được cho ảnh nghe, chắc em chết theo để linh hồn em được gặp ảnh, nói mấy lời…
Vợ tôi lại nhìn tôi, không hiểu chuyện gì quan trọng, khẩn cấp đến độ phải nói ra cho người sắp chết nghe. Đáng ra, chính người bịnh mới cần trăn trối trước khi từ giả cõi đời. Vợ tôi, biết rằng chuyện gia đình người ta, không nên tò mò, chỉ trấn an.
- Sáng mai, mổ xong là ảnh tỉnh dậy, sẽ nghe chị nói. Chị yên tâm. Bình tỉnh mà chuẩn bị tinh thần, cầu xin Trời Phật phù hộ ảnh tai qua nạn khỏi.
Nhưng chị ta như không nghe, cứ lảm nhảm.
- Bao yêu thương, săn sóc ảnh giành cho em, em hiểu, em đón nhận, nhưng sao em ngu quá, không nói cho ảnh biết em yêu thương ảnh…
Vợ tôi ngớ ra, tưởng chị điên thật rồi. Vợ chồng yêu thương nhau, đâu cần phải nói ra mới hiểu? Chỉ mình tôi biết điều đó. Tôi nói với chị ta:
- Xin chị bình tỉnh. Tôi sẽ cố giúp chị xem sao. Tôi với anh Hùng thân thiết còn hơn ruột thịt. Hi vọng, tôi nói ảnh sẽ nghe.
Nhìn điện tâm đồ, thấy những gợn sóng rất yếu ớt, tôi biết, có mổ cũng rất ít hi vọng, nhưng tôi tin, sự sống trong anh ta vẫn còn. Tôi ra dấu cho chị Hùng đến bên cạnh rồi cúi sát tai anh, nói chậm rãi.
- Tôi là Nguyễn văn Chánh, bạn anh đây. Chúng ta ở tù chung, khi còn ở bên Việt Nam, anh còn nhớ không? Anh cố gắng nghe tôi nói, một điều rất quan trọng, sẽ giúp anh yên tâm… Nếu anh nghe được, anh chấp nhận, xin anh chuyển động mi mắt hoặc con ngươi của mắt anh. Vợ anh đang đứng bên anh đây. Vợ anh nói rằng, chị chỉ yêu thương một người duy nhất trong đời là anh mà thôi. Anh có nghe không, có chấp nhận không?
Mọi người im lặng, chăm chú nhìn đôi mắt đang nhắm nghiền của anh Hùng. Đột nhiên, đôi mi của anh Hùng chuyển động như muốn mở ra rồi nhắm lại. Tuy rất nhẹ nhưng mọi người đều thấy rõ. Chị Hùng ôm chồng khóc òa lên. Tin rằng anh Hùng có nghe tiếng khóc của vợ nên một lúc sau tôi mới ra dấu cho chị yên lặng, rồi nói vào tai anh Hùng.
- Bây giờ, vợ anh, chị Hùng sẽ nói cho anh nghe. Chị yêu thương anh từ lúc nào. Anh cố gắng nghe vợ anh nói.
Tôi bước lùi cho chị Hùng quì xuống, cúi sát tai chồng và nói, từng tiếng một.
- Anh Hùng. Anh là chồng em. Em yêu thương chỉ một mình anh. Em yêu thương anh suốt đời. Em yêu thương anh từ ngày đầu, từ đêm đầu, từ giây phút đầu em trở thành vợ anh… Em lạy anh. Đừng giận em nghe anh! Xin anh thương em. Em là vợ anh. Tội nghiệp em. Nghe anh!
Nói đến đó thì nghẹn lời, chị đứng lên lùi lại, hai tay để lên ngực, như sợ chồng điều gì nhưng mắt vẫn không rời đôi mắt chồng. Mọi người nín thở chờ đợi. Rồi đôi con ngươi dưới hai mi mắt nhắm nghiền của anh Hùng chuyển động nhẹ, hướng về phía chị Hùng và dừng lại. Tôi nói với chị.
- Anh Hùng đã hiểu chị, đã chấp nhận lời yêu thương của chị.
Bỗng chị Hùng lảo đảo, níu tay vợ tôi rồi ngã quị xuống, bất tỉnh. Vợ tôi đỡ lấy chị, ngồi bệt xuống sàn, ôm chị vào lòng. Tôi bảo vợ.
-Không sao đâu. Bị xúc động mạnh. Để anh đi gọi y tá…
Thật ra, là chị ấy đã trăn trối với chồng.
- Anh Hùng đã hiểu chị, đã chấp nhận lời yêu thương của chị.
Bỗng chị Hùng lảo đảo, níu tay vợ tôi rồi ngã quị xuống, bất tỉnh. Vợ tôi đỡ lấy chị, ngồi bệt xuống sàn, ôm chị vào lòng. Tôi bảo vợ.
-Không sao đâu. Bị xúc động mạnh. Để anh đi gọi y tá…
Thật ra, là chị ấy đã trăn trối với chồng.
Phạm Thành Châu
(Bài copy từ trang web của anh Vũ Thất)
No comments:
Post a Comment