Saturday, May 24, 2014

Việc dễ sao không chịu làm - Nguyễn Thùy


            Tàu Cộng ngang ngược kéo giàn khoan của chúng, đặt chình ình nơi lảnh hải VN, các quan chức đầu sỏ Ðảng và Nhà nước CHXHCN VN, chẳng mội ai lên tiếng phản đối trong lúc nhân dân mạnh mẽ tố cáo ngay hành động nầy của bọn Cộng Tàu. Cho mãi lúc qua họp Hội Nghi thượng đỉnh của khối ASEAN tại Miến Ðiện, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới mạnh miệng lên án Tàu Cộng vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải VN, đe dọa an ninh vùng biển Ðông, nhưng cả khối ASEAN chẳng lưu ý mấy đến lời ông.
          Ngày 11/05/2014, hưởng ứng thông báo của 20 tổ chức Dân sự, nhân dân biểu tình ôn hòa tại Hà-Nội, Sài-Gón, Ðà-Nẵng vừa chống Tàu Cộng vừa đòi hỏi Nhà nước phải trả tự do cho người yêu nước và ‘xứng đáng là lãnh đạo’. Mặc dù có sự trà trộn của Công an và Thanh niên các Thành đoàn Thanh niên Cộng sản cố lái cuộc biểu tình chỉ nhằm chống Tàu Cộng chứ không được đòi hỏi Ðảng và Nhà nước điều gì, cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong ôn hòa và thành công khiến lòng dân nức nở vui mừng khôn xiết.
          Trước cao trào đó, công nhân Bình Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng  biểu tình nhưng lại bị bao nhiêu ‘kẻ xấu’trà trộn đưa
đến tình trạng bạo đông, đập phá, hôi của và gây chết chóc cho một số người cả Việt và Tàu mà Công an không hề ngăn cản. Sụ việc nầy do đâu ? Chỉ một ngày sau, người ta có đủ dữ kiện  (người dân Bình Dương cho biết lũ xấu đó từ đâu tới chứ không là công nhân ở Bình Dương, tại Hà Tĩnh, chủ nhân Tàu cho công nhân nghỉ hai ngày để đi biểu tình, công an từng từng lớp lớp trốn đi đâu, chỉ lảng vảng đôi người, mặc cho sự việc xảy ra mà không can thiệp) để kết luận là sự việc đó do thủ đoạn của Tàu phù cùng Ðảng và Nước VN chủ trương để Tàu Cộng có cớ gây khó khăn thêm cho VN. Dù do ai gây ra thì
trách nhiệm vẫn thuộc về ông Nguyễn Tấn Dũng vì ông là Thủ tướng nắm quyền Chính phủ và bộ
Công an trực thuộc quyền ông. Thế là, ông ra ngay lệnh cấm biểu tình dù ôn hòa khiến cuộc biểu tình ngày 18/05 chỉ xảy ra lẻ tẻ, người dân biểu tình bị Công an canh giữ tại nhà, khóa cả cửa, bị bắt, bị đánh đập, giam giữ..
          Rồi ông qua Manille, họp cùng Chính quyền Phi-Luật-Tân, cả hai bên cùng lên án Trung Cộng và đồng ý cùng đưa vấn đề ra pháp lý quốc tế. Ðược lắm nhưng chỉ một liên minh Việt-Phi thì làm gì được bọn bành trướng Bắc Kinh ? Phi Luật Tân đã kiện Tàu Cộng với quốc tế rồi nhưng kết quả ra sao, có thể cả 10 năm, 20 năm hay hơn nữa cũng vẫn không đến đâu.
          Rồi ông  Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh
được mời sang Hoa Kỳ hội kiến với đồng sự là J.Kerry, để làm gì ? Chắc lại để yêu cầu Hoa Kỳ lên án Tàu cộng (chính phủ Hoa Kỳ và một số chính khách đã làm rồi) và  năn nỉ Hoa Kỳ can thiệp để Tàu Cộng ngừng việc hung hãng xâm phạm chủ quyền VN. Chưa biết sẽ ra sao nhưng chắc chắn là Hoa Kỳ hứa sẽ giúp VN. Hứa và hứa, chỉ hứa thôi, bao lần rồi (Hoa Kỳ đã lên tiếng cho hải quân bảo vệ ngư dân VN mà nào có thấy đâu). Hoa Kỳ giờ nầy có giúp VN thì cũng chỉ là những lối  nói ngoại giao, đôi việc làm biểu kiến (như cho đôi tàu chiến ghé cảng Ðà-Nẵng, đôi tuyên bố của Tư lệnh hải quân ..), nhiều nhất là bán một số vũ khí. Hoa Kỳ không hay chưa thể làm hơn. Thị trường Trung
quốc béo bở quá,
nếu đánh chiếm được VN thì thị trường đó thêm mở rộng, càng có lợi hơn cho số ‘con buôn’ Hoa Kỳ, trước tiên là bán vũ khí cho nhiều quốc gia. Trung Cộng cũng không dại gì khiêu chiến Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳ cũng béo bở lắm cho họ, thêm nữa, sức mạnh quân sự so với Hoa Kỳ chẳng thấm vào đâu. Trung Cộng có thể rút giàn khoan đi nơi khác vào tháng 8/2014 tới như họ đã nói, lấy cớ là không có mấy dầu khí nơi đây và sau khi đã được Ðảng và Nhà nước VN tuân thủ thêm một số yêu sách nào đó của họ. Và như thế, VN luôn luôn bị khống chế bỡi Tàu Cộng để họ thực hiện lối ‘xâm lăng mềm’, gặm nhắm từng phần lãnh thổ đến lúc hoàn toàn chiếm trọn VN mà không cần đến sử dụng vũ trang.

      Ðành rằng sự liên lập quốc tế là điều kiện không thể thiếu trong thời đại hiện nay, VN cần đồng minh hổ trợ nhưng đấy mới là điều kiện cần chứ chưa đủ. Ðồng minh nào hổ trợ cho ta khi tự ta không có một thực lực nào để đồng minh tin tưởng. Nếu cứ mãi tiếp tục cái chế độ ‘độc tài đảng trị’, ‘công an trị’ và ‘hộ khẩu trị’,… thì chẳng thể có được đồng minh nào nhiệt tình ủng hộ và tự thân mình càng ngày càng sa đọa, suy sụp, càng dễ cho Trung Cộng không cần đánh vẫn thắng. Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ trông nhờ cậy bên ngoài trong lúc không biết phát huy cái thực lực tự cứu nước ngay trong quần chúng nhân dân. Ở vị trí Thủ Tướng Chính Phủ, ông cũng như hai ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang có
đủ thẩm
quyền, đủ cách thế để tạo nên cái thực lực đó một cách dễ dàng nếu các ông còn chút lòng yêu nước, nếu ông không muốn Tàu cộng hay bất cứ ngoại bang nào cướp và thống trị đất nước. Việc dễ quá, sao lại không làm ? Những việc quá dễ đó, nhân dân trong nước và ở hải ngoại, đã nói, đã đề nghị và đòi hỏi từ lâu nhưng các Ông cùng Ðảng và Nhà nước bưng tai, bịt mắt chẳng để ý, lại còn ngăn chặn, cấm đoán bằng mọi thủ đoạn thô bạo, tàn nhẫn. Ðến nay, tình hình không cho phép chần chờ được nữa mà phải thục hiện ngay những điều dễ dàng đó.
          Xin nêu lại đây những điều dễ dàng đó đã được toàn dân (người Việt trong nuớc
và người Việt ở hải ngoại) từng yêu cầu, đòi hỏi lâu nay :

          1/- Trả tự do ngay cho người yêu nước, cho các Dân oan, các Blogger đang bị giam cầm vô cùng khốn đốn trong các trại giam từ Bắc đến Nam. Mời những người yêu nước đó cũng như những nhà trí thức, những nhân sĩ tài năng, đức độ tham gia Chính phủ, thay thế những nhân sự bất tài, vô trách nhiệm như trường hợp bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chẳng hạn. Những nhân vật trong Chính Phủ nên thường xuyên thăm dân để hiểu rõ dân tình, dân cảnh cùng những nguyện vọng của người dân, những khó khăn mà người dân và chính quyền địa phương đang gặp để có biện pháp cải thiện. (Hình như ông Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông chủ tịch nước Trương Tấn sang  chưa lần nào đi thăm dân cả, ngay cả lúc dân Nghệ An, Hà Tĩnh bị bão lụt trầm
trọng, hai ông cũng chẳng đến thăm, chỉ ngồi ở dinh Chủ tịch, dinh Thủ tướng lo  việc củng cố đia vị và lo sao cho túi tham nhũng của các ông được thêm ngoại tệ). 

          2/- Ðể nhân dân được tự do biểu tình ôn hòa thể hiện tinh thần yêu nước. Công an  không được đàn áp, theo dõi, bắt bớ mà chỉ giữ an ninh và bắt những phần tử xáu trà trôn gây bạo động, đốt phá, hôi của.

          3/- Khuyến khích và
để các tổ chức Dân sự được tự do hội họp, thảo luận, đề nghị những  biện pháp cứu nước cùng xây dựng thể chế tốt đẹp như các cuộc họp ‘Cà-phê đen’. Từ đó dần dần hình thành đôi Ðảng phái do những người yêu nước, có trình độ, có phẩm cách cao (nhưng cần tránh những đảng phái cuội và tránh nạn lạm phát Ðảng phái thường gây hoang mang dư luận).

          4/- Nhân dân và Chính phủ đồng loạt tuyên bố những văn kiện đã ký kết giữa hai Ðảng và hai Nhà nước Trung Cộng và VN trước nay đều vô giá trị từ công hàm của Phạm Văn Ðồng đến những văn kiện bí mật tại Thành Ðô với Nguyễn Văn Linh, Ðổ Mười,…cho đến những văn kiện khác qua bao đời
Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước và Thủ tướng (Ðổ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Ðức Anh, Nguyễn Mạnh Cầm, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết,… ; những văn kiện nầy lúc đó không có sự có mặt của Nguyễn Tấn Dũng cũng như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang vì các ông chưa leo lên được ghế cao). Từ đó sẽ vô hiệu hóa luận điệu Trung quốc viện dẫn những văn kiện đó cho mưu đồ bành trướng, xâm lăng của chúng.

          5/- Cho công nhân được thành lập Nghiệp đoàn tranh đấu cho quyền lợi  mình. Trường hợp quá gây cấn, Nhà  nước có thể can thiệp để điều hòa thế nào cho không ‘quá đáng’ về phía chủ nhân cũng không quá thiệt thòi
cho giới công nhân.

          6/- Ngăn chặn bớt những quy hoạch của địa phương để không xảy ra mọi cưỡng chế đất đai, nhà cửa của dân, từ đó tránh được một số nạn tham nhũng. Cùng lúc tạm ngưng những công trình quy mô như đường xe lửa cao tốc,…hầu dùng ngân quỉ vào những công trình cấp thiết hơn như xây dựng nhà cho những thành phần vô gia cư, xây thêm bệnh viện, đường sá, cầu cống, không còn cảnh học sinh phải đu dây bơi qua sông hay phải dùng bao nylon đến truờng học.

          7/- Cho các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí lâu nay không nhất thiết phải đi theo ‘lề phải’ mà phản
ánh trung thực tình hình đất nước, cùng lúc chấp nhận một số báo chí tư nhân được hoạt động công khai (báo Tự Do Ngôn Luận, báo Tổ Quốc) và một số báo tư nhân khác do những người thực lòng yêu nước, có đức độ và nhân cách cao.

          8/- Ðề nghị với Trung quốc cùng VN xét lại việc Trung Quốc thuê mướn dài hạn các nguồn đầu rừng, vụ khai thác Bô-Xít Tây nguyên, các khu dân Trung quốc thiết lập những vùng sinh sống biệt lập như ở Bình Dương, Ðà Nẵng, Vũng Áng,. thế nào để bảo vệ được môi sinh, không xâm phạm quyền sinh sống của người dân Việt. cảnh người lao động và kiều bào Trung quốc phải đối xử tốt với người Việt. Dĩ nhiên phía Trung Quốc
chẳng chịu nào nhưng những đề nghị đó được toàn dân ủng hộ cũng nói lên thái độ cùng việc làm mạnh mẽ chứ không nhu nhược, hèn nhát của nhà cầm quyền như lâu nay.

          9/- Tuyên bố và chủ trương cuộc bầu cử sắp tới không còn là của nội bộ Ðảng, không còn cảnh ‘Ðảng cử dân bầu’ mà là một cuộc Tổng Tuyển cử công khai, minh bạch của toàn dân có giám sát quốc tế.
        (Xin chưa nói đến việc thay đổi tên Ðảng, tên thể chế, thay đổi quốc kỳ, quốc ca, đến đa nguyên, đa đảng, đến bồi thường cho Dân oan, cho những thiệt hại của lớp người yêu nước bị cướp tài sản, bị đánh đập, bệnh hoạn hay
một số dân lành bị Công An thủ tiêu, giết hại như trường hợp người cha của cô Trịnh Kim Tiến và bao bao nữa. Cũng chưa nói đến đến việc giải tán đảng Cộng sản, việc đòi hỏi các ông phải từ chức, trao quyền quản trị đất nước cho nhân dân).

          Những việc làm trên quá dễ dàng và trong tầm tay của các ông, cớ sao các ông không chịu làm ?. Không chịu làm những việc dễ dàng đó thì quả các ông là những kẻ bán nước, buôn dân, tay sai, đầy tớ của Tàu cộng, đừng nói gì đến yêu nước, đến chủ quyền của dân tộc, đừng van nài, xin xỏ sự giúp đỡ của một quốc gia nào.


-Thực hiện những điều dễ dàng trên thì các ông sẽ là những Gorbachev, Yelsin ôn hòa của Việt Nam.
          -Thực hiện những điều dễ dàng trên thì các ông sẽ có chỗ dựa vững chắc là nhân dân cả nước, cả người Việt ở hải ngoại (tôi nghĩ thế) và ghế ngồi của các ông vẫn vững ít ra trong một thời gian vì không người dân yêu nước nào muốn cảnh ‘nồi da xáo thịt’ trong tình hình nguy kịch của đất nước hiện nay. Nếu không, toàn dân phải lật đổ, tiêu diệt Ðảng và Nhà nước các ông để đủ điều kiện chống giặc Tàu.
          -Thực hiện những điều dễ dàng trên thì tiếng nói của các ông mới được nhân dân hảo cảm và Trung quốc sẽ bớt
lời, bớt hành động bạo ngược, ngang tàng đối với các ông cũng như với nhân dân ta. Và tình hữu nghị Việt-Trung sẽ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn, không còn cảnh bên đè nén, bên lép vế như lâu nay.
          -Thực hiện những điều dễ dàng trên, thế giới sẽ thiện cảm với ta ngay, sẽ đứng về phía ta để có thái độ và hành động cụ thể (khiến Trung Cộng phải e dè, không dám hung hăng, ngông cuồng), và ta không phải năn nỉ, cầu cạnh, van xin quốc gia nào.
          -Thực hiện những điều dễ dàng trên cũng là bước đầu để Ðảng và Nhà nước các ông trên gần 70 năm nắm quyền (kể từ 1945) chuộc lại bao tội lỗi đối với nước,
với dân và lịch sử phần nào khoan hồng, tha thứ.
          (Một điều các ông cần lưu ý : Nếu các ông tiếp tục làm tôi mọi cho Tàu Cộng, tiếp tục để chúng bắt các ông phải lần hồi hiến nhượng đất đai, biển đảo cho chúng thì lúc Hán Chệt, Tàu Ô, Tàu Phù,Tàu Khựa chiếm được đất, thống trị nhân dân ta , liệu chúng có còn cho các ông nắm quyền như lâu nay hay chúng sẽ loại bỏ, sát hại các ông cùng gia đình, thân nhân các ông, tịch thu hết mọi tiền nong, của cải các ông cho dù các ông có nhanh chân đào tẩu ra nước ngoài vì Trung Quốc lúc bây giờ sẽ nhân danh chính nghĩa (!?) là ‘giải phóng’ (!?) Việt Nam khỏi ách thống trị của tập đoàn cầm quyền tàn ác, bất lương tức Ðảng và Nhà nước
của các ông để biện minh cho hành động xâm lăng của chúng với VN và với thế giới).

          Các ông đang ở vị trí đủ mọi điều kiện nên những việc làm dễ dàng trên không khó gì mà không làm được. Hãy thực hiện nhanh lên để toàn dân khỏi phải ‘tiêu trừ’ chế độ các ông hầu tập trung sức mạnh chống xâm lăng Tàu Cộng.
          Mong rằng các ông không chần chờ, do dự. ‘’Bách niên nhân sinh nhất giác mộng, Vạn lý hà san nhất cuộc kỳ’’(tạm dịch : ‘Trăm năm tĩnh mộng một lần, Cuộc cờ thế sự xoay vần có dư’ – Câu thơ của Ngọa Long Sinh trong tiểu thuyết chưởng ‘Kim Kiếm điêu linh’ của ông).
Hãy xin tĩnh mộng, đừng hôn mê nữa !

France 24/05/2014

Nguyễn Thùy

Friday, May 23, 2014

Chiến sĩ VÕ ĐẠI TÔN tại Đức Quốc


„CÙNG HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG“ 
với chiến sĩ Võ Đại Tôn


Nhân chuyến công tác Âu Châu, chiến sĩ lão thành Võ Đại Tôn ở Úc Đại Lợi đã ghé đến München để tâm tình, hàn huyên cùng người Việt hiện cư ngụ tại đây. Đây cũng là dịp bà con đồng hương tại München và vùng phụ cận có dịp gặp gỡ chuyện trò, trao đổi với một chiến sĩ thuộc Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại, tổ chức đã phát động đầu tiên chiến dịch trở về quang phục quê hương vào những năm của đầu thập niên 1980.  Tuy rất bận rộn với việc tổ chức biểu tình trước toà Lãnh sự quán Trung cộng München ngày hôm trước để phản kháng hành vi xâm phạm ngang ngược dựng giàn khoan dầu trong lãnh hải Việt Nam, nhưng Ban Tổ Chức đã rất vui lòng và cố gắng để tạo cơ hội cho đồng hương người Việt trao đổi với chiến sĩ Võ Đại Tôn, cùng nói lên tiếng nói chung trước sự kiện thời sự và tình hình nước nhà đang trong cơn hiểm nguy với họa ngoại xâm bằng võ lực đến từ phương Bắc. Cũng chính vì thế mà có nhiều người không quản ngại xa xôi như Stuttgart, Nürnberg, Wien… hoặc sự mệt mỏi của việc đi biểu tình xuống đường ngày hôm trước đã có mặt đông đảo trước giờ khai mạc buổi hội thảo.
Sau nghi thức khai mạc trang nghiêm với phần chào Quốc Kỳ, phút mặc niệm anh linh tử sĩ và đôi lời chào mừng quan khách của Ban Tổ Chức, là phần trình bày ngắn gọn của bà Hoàng thị Doãn về tiểu sử của chiến sĩ Võ Đại Tôn.  Tiếp đến là phần trình chiếu đoạn phim video về buổi họp báo tại Việt Nam vào năm 1981, lúc ông đã tương kế tựu kế lợi dụng cơ hội để công bố cho dư luận báo chí truyền thông quốc tế biết đến cuộc kháng chiến của những người Việt quốc gia quyết tâm tìm cách đấu tranh giành lại quê hương đang bị nhuộm đỏ dưới ách cộng sản sau biến cố Tháng Tư năm 1975.


Dù tuổi tác đã cao, trên dưới tám mươi, giọng nói của ông vẫn hùng hồn sang sảng, nghiêm trang đứng trước cử tọa. Chậm rãi và mạch lạc, ông nhắc lại một ít giai đoạn của quá trình chiến đấu và một số kinh nghiệm đấu tranh trong quá khứ và hiện tại: Không phải chỉ có lòng quyết chí tìm phương thức đấu tranh với kẻ thù chung của dân tộc là cộng sản hay cố gắng dùng trí óc đấu trí với các nhà chính trị, quân sự của các quốc gia tự do trên thế giới mà ông có dịp tiếp xúc để vận động sự yểm trợ; Mà còn phải ôn hoà, nhẫn nhục trong ứng xử với những tình huống khó khăn, chán chường vì mầm mống chia rẽ, phân hóa, sự nghi ngờ, chê bai, chỉ trích hiện hữu trong  tập thể người Việt quốc gia chúng ta ở hải ngoại. Tâm trạng cô đơn là một trong những kẻ thù đã theo ông trong suốt cuộc hành trình đấu tranh mấy mươi năm nay, theo lời ông tâm sự.


Ông cũng đã nói rất nhiều về thế hệ trẻ ở hải ngoại: „Thế hệ người Việt trẻ cần được chăm sóc nhiều hơn, hãy giáo dục và hướng dẫn trẻ về một nếp sống biết hướng về tổ quốc, quê hương có đầy tình tự dân tộc, biết buồn vui theo từng đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.Có hiểu biết, có kiến thức, có ngôn ngữ mới có sự quan tâm và góp sức cho tổ quốc và dân tộc.“  
Với những câu hỏi mọi người đặt ra, ông đã trả lời rất đầy đủ, súc tích. Câu hỏi của một bạn trẻ về những khó khăn của sự đoàn kết ở hải ngoại. Đoàn kết rất quan trọng, có đoàn kết chúng ta mới có làm việc chung với nhau được. Sự đoàn kết ở hải ngoại rạn nứt vì chia rẽ, mỗi người một ý. Lấy thí dụ việc có nhiều người gửi tiền hoặc đi về VN vì nhiều lý do khác nhau cũng là một trong những nguyên do chính của sự chia rẽ, kẻ phản đối thì chê trách, người trong cuộc thì im lặng và cảm thấy bị hiểu sai. Đó là một trong những mầm mống của chia rẽ. Nhưng có một điều chắc chắn ai cũng biết là ngày nào nhà cầm quyền cs VN còn nhận được tiền (rất nhiều) do người Việt hải ngoại cung cấp, ngày đó chế độ cs vẫn còn sống sót. Điều chúng ta cần phải làm là hãy đến gần nhau, cảm thông, tha thứ cho nhau, cùng hướng về một hướng chung, đó là Tổ Quốc của chúng ta!“
Về câu hỏi phân biệt cờ đỏ cờ vàng mà đặc biệt có ở CHLB Đức , nơi có nhiều người xuất thân từ chế độ cs đến sinh sống và làm thế nào lá cờ vàng quốc gia  có thể đi ngược lại VN, nơi có gần 90 triệu dân đang phải sống dưới lá cờ đỏ. Có cần thiết phải dung hòa hay không….? Đấu tranh là phải có chiến tuyến phân biệt rõ ràng, không thể nhập nhằng,đi hàng hai. Cờ vàng ba sọc đỏ hiện giờ là biểu tượng của Tự Do, Độc Lập, chúng ta chống lá cờ máu của bọn thiểu số cầm quyền độc tài, bán nước tại VN chứ không chống 90 triệu dân Việt.“
„Chúng ta không chống cộng sản mà là chống độc tài, bán nước, hại dân. Nếu Việt Nam sau này có một thể chế khác không phải là cộng sản mà độc tài thì chúng ta cũng sẽ lại chống nó, chống đến cùng!“
„Biểu tượng cờ vàng trong đấu tranh chống độc tài cs tại Việt Nam hiện nay là cần thiết, đó là ánh sáng, là ngọn đuốc biểu tượng. Không thể mù lòa chống gậy mà đi tìm tự do trong tăm tối được!  Sau khi chế độ độc tài cs VN bị lật đổ, một Quốc Hội Lập Hiến sẽ quyết định lá cờ tương lai cho toàn dân Việt Nam.“     
Với câu hỏi theo hiện tình bây giờ chúng ta nên theo ưu tiên nào, chống việt cộng hay chống Trung cộng  trước: „Nhà cầm quyền cs Việt Nam sẽ không bao giờ chống Trung cộng, trái lại chúng sẽ luôn cố gắng giữ mối giao hảo để mãi mãi được nắm quyền, cha truyền con nối. Bổn phận chúng ta là phải đánh tận gốc, đánh thẳng vào đảng cộng sản cầm quyền. Muốn được như vậy, hải ngoại phải yểm trợ trong nước để người dân có thể thoát khỏi sự sợ hãi bấy lâu nay và dám mạnh dạn đứng lên đương đầu với công an, bạo lực, dẹp tan chế độ cộng sản. Chính sự sợ hãi của người dân đang là chướng ngại lớn lao nhất cần phải vượt qua…“
Từng lời nói thấm vào lòng cử tọa đang lặng yên để lắng tai nghe, có những giọt nước mắt cảm động, không biết vì diễn giả nói hay, hay vì tấm lòng thổn thức thương cho quê hương, cho dân tộc Việt sao quá đọa đày.
Cuộc hội thảo được sắp xếp xen kẽ với những tiết mục văn nghệ kèm theo, hát nhạc phổ từ thơ và ngâm thơ của ông tức thi sĩ Hoàng Phong Linh do các nghệ sĩ ngâm thơ,  các ca sĩ và nhạc sĩ quen thuộc của München đóng góp.
Chương trình buổi hội thảo tâm tình đã kéo thật dài, ban tổ chức dự định là đến 18 giờ 30 thì chấm dứt để dùng bữa cơm thân mật đại gia đình, nhưng rồi mãi đến hơn 20 giờ mới thật sự chấm dứt. Cử tọa thương ông già tuy sức khỏe yếu kém nhưng đã cố gắng đứng vững cả buổi chiều nên quyết định thôi không đặt câu hỏi nữa. Tuy vậy ông vẫn chưa thể đi nghỉ ngay được, người người đến bắt tay, xin được chụp hình chung, ôm ông để bày tỏ lòng kính phục. Những ấn phẩm của ông Tắm Máu Đen – Tổ Quốc, Hành Trình 30 Năm Đấu Tranh – Hồi Ký Tuổi Thơ & Chiến Tranh 1945-1950 đã được mọi người chiếu cố nồng nhiệt.
Buổi hội thảo đã kết thúc sau một bữa ăn mang tính chất đại gia đình hội họp quây quần thân mật bên nhau do các bà các chị trong ban ẩm thực của Cộng Đồng Người Việt Tự Do München Bayern và Hội Người Việt Cao Niên München khoản đãi.
Sự thành công của buổi hội thảo này đã do công lao đóng góp của tất cả các thành viên Cộng Đồng, Hội Cao Niên, của diễn giả cũng như sự thao thức quan tâm của các bà con đồng hương đã đến từ khắp mọi nơi.
Người Munich (21.05.2014)
Một số hình ảnh buổi hội thảo: (Hình ảnh: Tkim, LQThành, NVLê)

Wednesday, May 21, 2014

ĐẠI HỘI LIÊN TRƯỜNG QUẢNG ĐÀ 2014 TẠI SANJOSE

Chùm Thơ NGUYỄN THUỲ


Lạ hay quen?

Em-Anh là lạ hay quen?
Lạ sao nhung nhớ chẳng quên được nào
Lạ sao tìm đến bên nhau
Lạ sao gặp mặt lại chào tiếng Yêu?!

-Quen sao kẻ sớm người chiều
Quen sao đôi ngã, đôi miền, đôi nơi
Quen sao lời chẳng thuận lời
Quen sao chẳng một hướng trời nhìn chung?!

Hát giùm anh tiếng...

Em đàn em hát cho ai
Sao anh bỗng dậy tình lai láng tình
Tiếng đàn trải mộng lênh đênh
Tiếng em hát chở mông mênh lời vàng
Em ơi! Nắn lại cung đàn
Hát giùm anh tiếng 'Yêu nàng' tặng em.

Từng trang diễm sử..

Gió thổi buồm căng
Thuyền phăng biển sóng
Trắc trở bao nhiêu tình ta vẫn nặng
Cay đắng ngọt bùi vẫn sống cho nhau

Cõi đời muôn thẳm nghìn sầu
Cuộc trần bao nỗi bể đâu ngập tràn
Ta chèo ta chống thuyền nan
Ðùa muôn gió sóng, cợt ngàn phong ba

Rong chơi suốt cõi ta bà
Từng trang diễm sử nở hoa theo tình.

Bây giờ mới hiểu...

Tình tôi mới độ vỡ lòng
Bây giờ biết viết những dòng sao đây!?
Ai làm mưa gió lòng nầy
Ai đem bão táp vào xây cuộc tình?
Bây giờ sông núi lặng thinh
Bây giờ non nưuớc cũng kình chống nhau!
Sự đời muôn nỗi xưa sau
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm
Bao lần anh nói yêu em
Bao lần hôn hít tay mềm, tóc mây...

Bây giờ sao bỗng xa bay
Ðể em thui thủi thân mai, xác gầy!

Quả tình em quá thơ ngây
Ðến nay mới hiểu, mới hay rằng là
Ái tình như gió thoảng qua!!!


Thấy còn yêu thêm

Người ta chiêu niệm hồn oan
Vật vờ thác uổng bìa hoang vĩa rừng
Gọi về độ giai tai ương
Ðê hồn siêu thoát vô thường phù sinh....

Còn tôi chiêu niệm hồn tình
Gọi về để thấy quặn mình ghê tim
Nửa khuya đốt đuốc đi tìm
Hồn oan vất vưỡng nổi chìm bao cơn
Gọi về để quặn đau hơn
Ðể trong tức tuởi thấy còn...yêu thêm!!!

Nắng mưa tri kỷ...

Người đời xuống chó lên voi
Bao nhiêu tâm lực cũng hoài công lênh
Cuộc tình rồi cũng truân chuyên
Càng vui bấy trước, càng phiền bao sau
Ði vào cõi thế thương đau
Câu thơ xin gởi không đầu không đuôi
Cũng là say tĩnh với đời
Cũng là góp mặt buồn vui với người
Ruổi dòng năm tháng rong chơi
Nắng mưa tri kỷ, đất trời tri âm!

Tôi nay đi cấy

Người ta đi cấy ruộng đồng
Tôi nay đi cấy giữa vùng chợ đông
Cấy hoài chẳng được trả công
Nên tình thẳng tuột thuận dòng trôi luôn
Vì chưng chẳng biết bán buôn
Cuộc tình lở dở chẳng vuông chẳng tròn
Ðêm chờ tháng đợi ngày trông
Ðành nhờ thơ chở tiếng lòng hư không!!!

Gây nhau là để...

Con mèo con chó gây nhau
Chó gâu gâu sủa, mèo càu nhàu meo
Anh em chẳng giống chó mèo
Gây nhau là để...mè nheo với tình!


NGUYỄN THÙY

Muốn đánh thắng Trung Quốc - Bài Trần Trung Đạo


Câu nói “Không có đế quốc nào tồn tại mãi mãi” thoạt nghe rất bình thường và hiển nhiên vì lẽ đơn giản trên đời này không có gì tồn tại mãi mãi, tuy nhiên quy luật đó đã được chứng minh rất nhiều lần trong lịch sử bằng bao máu xương của nhân loại. Một đế quốc vừa hình thành ở Á Châu và đang đe dọa cho hòa bình thế giới: Đế quốc Trung Cộng. Đế quốc này sẽ tồn tại thêm được bao lâu và sẽ sụp đổ bằng cách nào vẫn còn là chủ đề được các nhà phân tích chính trị, các sử gia bàn cãi không chỉ trên bên ngoài Trung Cộng mà ngay tại đầu não của cơ chế độc tài.

Trung Cộng tồn tại được bao lâu?

Trên cả nước Trung Cộng có một nơi duy nhất được quyền phê bình đảng CS và một nhóm người rất nhỏ trong số hơn một tỉ dân được trao đặc quyền tự do tranh luận về ngày tàn của đảng CS mà không sợ trả thù, nơi đó là Trường Đảng Trung Ương trực thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSTQ và nhóm người đó là những cán bộ lý luận cao cấp của trường. Trong một biệt điện hoàng gia cũ ở phía tây Bắc Kinh được đổi thành Trường Đảng, một số nhỏ chuyên gia ưu tú nhất của trường dành trọn thời gian chỉ để làm một việc là phân tích mọi sai lầm của lãnh đạo đảng, mọi chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn của đảng, mọi kế hoạch kinh tế, các chính sách đối nội và đối ngoại của đảng. Và câu hỏi chính được đặt ra cho nhóm người có đặc quyền này “Đảng CS sẽ tồn tại bao lâu và những khả năng nào xảy ra sau khi đảng sụp đổ”. Dĩ nhiên mục đích tranh luận không phải để lật đổ chế độ mà nhằm tìm các biện pháp thích nghi ngăn chận kịp thời mọi sai lầm, sơ sót để cỗ máy độc tài khỏi rơi xuống hố như trường hợp Liên Xô.

Hiện nay tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về tương lai Trung Cộng. Một quan điểm của đảng CSTQ cho rằng Trung Cộng là một nước có biệt lệ về văn hóa chính trị nên làn sóng cách mạng dân chủ tại châu Âu trước đây cũng như Bắc Phi vừa qua không đập vào bờ Trung Cộng. Một quan điểm khác gồm những học giả chuyên về Trung Cộng, trí thức Trung Quốc có ảnh hưởng và ngay cả một số viên chức CS cao cấp có khuynh hướng tự do cho rằng đảng CS phải chết nhưng vấn đề là chết bằng cách nào mà thôi. Điều đó cũng cho thấy, nỗi lo sợ một ngày cơ chế độc tài CSTQ sẽ sụp đổ ám ảnh thường xuyên trong suy nghĩ của lãnh đạo CSTQ và hai yếu tố lớn nhất dẫn đến sự sụp đổ của Trung Cộng vẫn là chính trị và kinh tế.

Về chính trị. Bài học Thiên An Môn cho lãnh đạo Trung Cộng biết nguy cơ hàng đầu vẫn là khát vọng tự do của con người. Dân chủ là hướng đi của thời đại. Năm 1900 mở đầu cho thế kỷ 20 trên thế giới chỉ có 12 phần trăm nhân loại sống trong các cơ chế chính trị được gọi là dân chủ. Đầu thế kỷ 21, 120 trong số 192 quốc gia được quốc tế công nhận là những nước được lãnh đạo bởi các chính phủ do dân bầu. Nhiều lãnh đạo CSTQ đổ lỗi sự sụp đổ của Liên Xô lên đầu Mikhail Gorbachev như Giáo sư Shen Zhihua, chuyên viên về Liên Xô của đại học Đông Hoa và cả cựu Chủ Tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân từng phát biểu “Gorbachev phản bội cách mạng”. Tuy nhiên họ cố tình không quan sát đến tiến trình chuyển hóa không ngừng của xã hội con người.

Giáo sư Archie Brown thuộc đại học Oxford, Anh quốc, trong tác phẩm Sự vươn lên và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản (The Rise And Fall Of Communism) nêu ra 8 lý do khiến chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trong đó lý do hàng đầu không phải là kinh tế hay quân sự mà là sự thay đổi xã hội. Sự chuyển hóa tri thức nhanh hay chậm tùy theo điều kiện mỗi nước nhưng là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào. Những nguồn đối kháng từ bên trong các nước CS đã âm thầm lớn mạnh chỉ chờ cơ hội là bùng vở như được chứng minh qua việc 300 ngàn thanh niên Đông Đức tham dự buổi nhạc hội của Bruce Springsteen vào ngày 19 tháng Bảy 1988 và hàng ngàn thanh niên Đông Đức hô to khẩu hiệu tự do muôn năm trên bờ tường Bá Linh tối ngày 9 tháng 11 năm 1989. Sức sống của đất nước cũng như của xã hội là một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ, các thế lực cầm quyền độc tài chỉ là những khe đá, có thể làm chậm dòng thác văn minh nhưng không thể ngào ngăn chận được. Tóm lai, yếu tố chính tác động vào sự sụp đổ của Liên Xô, hệ thống CS tại châu Âu và sẽ diễn ra tại Trung Cộng cũng như Việt Nam chính là nội lực phát xuất từ xã hội, kết quả của các phong trào xã hội và sự chuyển hóa không ngừng của xã hội.


Về mặt kinh tế xã hội. Như lịch sử đã chứng minh sự phát triển của giai cấp trung lưu là nguồn thúc đẩy của cách mạnh dân chủ vì đó là giai cấp có học thức, có phương tiện và có nhiều nhu cầu vật chất cũng như tinh thần cần được thỏa mãn. Cách đây 20 năm, giai cấp trung lưu này không tồn tại nhưng nay là một lực lượng đông đảo và phát triển theo lũy thừa. Thành phần trung lưu chiếm 14 phần trăm dân số thành thị tại Trung Cộng và có lợi tức bình quân từ 17 ngàn đô la đến 37 ngàn đô la. Với hướng phát triển xã hội có tính quy luật đó, theo giáo sư David Shambaugh, giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc thuộc đại học George Washington sự suy thoái của đảng CSTQ đang diễn ra sẽ giống như các triều đại Trung Hoa trước đây, chiếm đoạt, hưng thịnh và sụp đổ.

Trong một tổng kết mới đây The World Bank’s International Comparison Program cho rằng Trung Cộng với GDP 2011 là 13.5 ngàn tỉ đô la, sẽ qua mặt Mỹ nhanh hơn dự đoán. Thống kê này dựa trên việc so sánh sức mua tương đương (purchasing power parity) của hàng hóa giữa hai quốc gia. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế không đồng ý vì không thể dùng giá cả của những ổ bánh mì, bao thuốc lá để làm thước đo cho mức độ giàu nghèo giữa hai nước trong lúc những món hàng quan trọng nhất lại không thể mua tại Trung Cộng. Tom Wright của Wall Street Journal ví dụ một cách chính xác và cụ thể, Trung Cộng không thể mua một chiếc tàu, một giàn hỏa tiển hay một chiếc xe Đức đắt tiền mà phải trả bằng một giá hối suất cao gấp nhiều lần. Nếu tính trên phạm vi cả nước, theo phân tích của Global Public Square staff, Trung Cộng không đứng nhất, nhì hay thậm chí 30 mà đứng sau cả Peru. Nhưng dù phát triển kinh tế nhanh, sự phát triển đó vẫn phải đồng hành với các phát triển chính trị, văn hóa để tạo nên một xã hội thịnh vượng hài hòa. Điều đó không tồn tại tại Trung Cộng. Các thành tựu kinh tế của Trung Cộng được đổi bằng sự chịu đựng, hy sinh, mồ hôi, xương máu của nhiều dân tộc khác và ngay tại Trung Cộng hàng trăm triệu dân thiểu số vẫn phải tiếp tục sống trong xã hội tham nhũng, độc tài, nghèo đói, bất công, bạc đãi. Hai nhà lý luận CS Lin Zhe và Chen Shu, thành viên trong nhóm nhỏ của trường đảng có đặc quyền phê phán, mặc dù tin rằng đảng CSTQ sẽ tồn tại lâu cũng thừa nhận tham nhũng kinh tế có thể làm sụp đổ đảng. Bà Lin Zhe dành 20 năm để nghiên cứu phương pháp diệt tham nhũng tại các cấp đảng vì theo bà “Tham nhũng là mối đe dọa nguy hiểm có thể dẫn đến sự sụp đổ của đảng và nhà nước”.



Ngọn núi lửa Trung Cộng

Tuyệt đại đa số con người không ai muốn chiến tranh và là người Việt Nam lại càng không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, chiến tranh và hòa bình không phải là chuyện muốn hay không muốn mà đó là hai mặt biện chứng nhân quả của một quá trình mang tính lập lại của phát triển xã hội loài người. Sau khi hiệp ước Versailles được ký kết, Thống chế Pháp Ferdinand Foch nhận xét “Đây không phải là hòa bình mà chỉ là cuộc đình chiến hai mươi năm”. Thế chiến thứ hai bùng nổ 20 năm và 65 ngày sau đó. Nhận xét của danh tướng Ferdinand Foch không phải là lời tiên đoán của các ông thầy bói nhưng vì các nguyên nhân kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dẫn đến thế chiến thứ nhất chẳng những không giải quyết mà còn tác động vào nhau để tạo thành nguyên nhân cho thế chiến thứ hai đẫm máu hơn. Tương tự, Trung Cộng với chính sách cực đoan về cả đối nội lẫn đối ngoại đang là mầm mống cho một chiến tranh khốc liệt tại Á Châu.

Đảng Cách Mạng Thể Chế Mexico (Mexico’s Institutional Revolutionary Party) cầm quyền được 71 năm và chế độ độc tài CS Liên Xô tồn tại được 74 năm nhưng cả hai đều đã mất quyền lãnh đạo. Trung Cộng tồn tại đến nay được 65 năm nhưng liệu sẽ thoát ra ngoài sự chi phối của quy luật “không có đế quốc nào tồn tại mãi” hay không. Câu trả lời dĩ nhiên là không. Một khi ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán như giòng nham thạch đang cuồng cuộn sôi trong lòng núi, khả năng chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ một cách hòa bình tại Trung Cộng là một chuyện khó xảy ra. Với các mâu thuẫn bên trong và thù địch bên ngoài vô cùng sâu sắc, không có cách mạng nhung, cách mạng da cam nào mà chỉ có máu chảy ngập đường phố Bắc Kinh, Thượng Hải và các vùng Tân Cương, Ninh Hạ, Nội Mông, Tây Tạng. Việt Nam với quan hệ hữu cơ về chính trị tư tưởng và với vị trí chiến lược trong vùng biển Đông cũng khó thoát khỏi ảnh hưởng đầy tai họa của cách mạng máu.

Giáo sư Yuan-kang Wang thuộc đại học Western Michigan viết trong tạp chí Foreign Policy “Nếu quyền lực tiếp tục gia tăng, Trung Quốc sẽ mở rộng ảnh hưởng đến vùng Đông Á. Chính sách này sẽ không tránh khỏi tạo nên sự cạnh tranh an ninh với Mỹ trong khu vực và các vùng chung quanh. Washington đang bước ra khỏi mối bận tâm Iraq và Afghanistan và đang là ‘mấu chốt’ hướng tới Á Châu. Như người Trung Quốc thường nói “Một núi không thể có hai cọp”, nhớ ráng hết sức mình, trò chơi còn tiếp tục”. Ngọn núi lửa Trung Cộng sẽ phun tuy chưa biết chính xác ngày nào.

Bài học cho Việt Nam

Lịch sử để lại nhiều bài học về chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhưng đáng học nhất vẫn là bài học về cách giải quyết xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô.

Từ khi thành lập nền cộng hòa Thổ năm 1923, Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cô đơn. Chiến tranh với Anh vừa chấm dứt bằng chiến thắng nhưng bị các quốc gia dân chủ Tây Phương cô lập. Quân đội không nhỏ nhưng chỉ được trang bị võ khí còn lại từ thời đế quốc Ottoman và thế chiến thứ nhất. Để được an toàn, chính phủ Thổ kết thân với một anh láng giềng bên kia Hắc Hải cũng đang bị cô lập, đó là Liên Xô. Cuối thập niên 1930, khi Đức Quốc Xã trở thành mối đe dọa, Stalin quyết định phải kiểm soát Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chận các chiến hạm các quốc gia không thuộc vùng Hắc Hải di chuyển qua đó và đề nghị Thổ cùng phối hợp để làm việc này. Thổ từ chối sang nhượng chủ quyền Eo Biển. Stalin khó chịu nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị với Thổ. Khi Thổ nhích gần tới Anh và Pháp qua việc tham gia Balkan Pact 1934 và Saadabad Pact 1937 do khối Tây Phương chủ trương, Liên Xô công khai bày tỏ quan điểm gọi là “khó hiểu khi Thổ lại thương thảo với những kẻ cựu thù”.

Trước tham vọng xâm lược ngày càng lộ liễu của Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn một con đường duy nhất là đứng hẳn về phía Tây Phương. Tuy nhiên, muốn thân các quốc gia dân chủ Tây Phương, trước hết giới lãnh đạo Thổ phải tiến hành các cải tổ chính trị. Tổng thống Mustafa İsmet Inonu, người tiếp tục chính sách của cố tổng thống Mustafa Kemal Ataturk mở rộng chính phủ theo hình thức đa đảng. Mỹ đánh giá thiện chí của Thổ qua các cải cách chính trị và cũng thấy cần phải tích cực ngăn chận ảnh hưởng Liên Xô trên vùng Hắc Hải, đã gởi chiến hạm lừng danh USS Missouri đến Istanbul vào tháng Tư 1946. Thiết giáp hạm USS Missouri là niềm kiêu hãnh của hải quân Mỹ, từng tham dự hai trận Iwo Jima và Okinawa, và cũng là nơi Mỹ nhận sự đầu hàng của Nhật. Anh theo bước Mỹ, cùng tham gia cuộc diễn tập quân sự trong vùng biển Aegean tháng Chín 1946. Báo chí Liên Xô lên án Mỹ, Anh và cho rằng hai nước này đang thiết lập căn cứ quân sự trong vùng Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ không thừa nhận nhưng cả thế giới lúc đó đều biết Mỹ quyết tâm bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ. Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ một nước tách ra khỏi một đế quốc tan rã, giành độc lập bằng xương máu chống lại khối dân chủ Tây Phương, bị cô lập, trung lập trong thế chiến thứ hai nhưng đã khôn khéo từng bước xích lại gần với những kẻ cựu thù và cuối cùng được trở thành hội viên của NATO. Để biết ơn và xiển dương các giá trị dân chủ, mỗi năm chính phủ Thổ dành một ngân sách lớn để viện trợ cho các đề án nhằm cải cách dân chủ khắp thế giới. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ 3.4 tỉ đô la cho 121 quốc gia. Thổ cũng dành riêng 1 tỉ đô la trong ngân sách để viện trợ nhân đạo và được xếp vào hàng thứ tư trên thế giới chỉ sau Mỹ, Cộng đồng Châu Âu và Anh Quốc.

Để thắng được Trung Cộng

Qua xung đột giữa Liên Xô và Thổ Nhĩ Kỳ chúng ta có thể rút ra bốn điều kiện để thoát ra khỏi sự khống chế và sẽ thắng được Trung Cộng trong trận cuối cùng:



1. Việt Nam phải có dân chủ trước Trung Cộng. Phần đông các nhà phân tích chính trị Việt Nam đồng ý rằng Việt Nam phải có dân chủ mới bảo vệ được đất nước. Điều đó đúng nhưng cần phải nói thêm, dân chủ không chỉ giúp bảo vệ đất nước mà còn để thắng được Trung Cộng. Ngoài ra, dân chủ phải đến sớm, đừng đợi đến khi chiến tranh Á Châu bùng nổ, máu đổ, thây phơi mới đến. Chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thật sự tập trung được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và là nền tảng cho một quốc gia dân chủ thịnh vượng lâu dài. Trung Cộng không sợ USS George Washington hay bom nguyên tử mà sợ dân chủ và rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Vũ khí dân chủ sẽ gây một phản ứng dây chuyền dẫn tới sự tan vỡ toàn bộ cơ chế CS. Một Trung Cộng mênh mông có nguy cơ tan thành nhiều mảnh, chủ quyền ngay tại lục địa còn không giữ được nói chi là chủ quyền trên hai nhóm đảo Hoàng Sa, Trường Sa xa xôi.

2. Đoàn kết dân tộc. Dân chủ là điều kiện tiền đề trong chính sách đối ngoại nhằm tạo sự tin cậy nơi các nước dân chủ Tây Phương nhưng quan trọng nhất là nền tảng của đoàn kết dân tộc. Một dân tộc chia rẽ không thắng được ai. Đây là thời điểm để xác định lại lòng yêu nước. Yêu nước ngày nay không phải là phó sản của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay bùa mê CS mà gắn liền với với quyền lợi sống còn của đất nước và hướng đi dân chủ nhân bản của thời đại. Trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iraq, nhiều người nghĩ kẻ có lợi nhiều nhất sẽ là dân tộc Kurds. Nhưng không, họ là những người chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Saddam Hussein tàn sát không thương tiếc các cuộc nổi dậy của nhân dân Kurds ly khai trước sự làm ngơ của Mỹ. Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ phản bội lý tưởng độc lập của nhân dân Kurds. Điều đó chỉ đúng một nửa. Nửa còn lại là sự phân liệt vô cùng trầm trọng trong tập thể 35 triệu Kurds sống trong nhiều quốc gia vùng Tây Á. Một dân tộc chia rẽ, cấu xé nhau, không có một hướng đi chung, không thể vận dụng được sự ủng hộ từ quốc tế và cũng không xứng đáng để được quốc tế ủng hộ. Tương tự, Mỹ bỏ 900 tỉ đô la hay 3 ngàn tỉ đô la tùy theo cách tính và 4486 nhân mạng để lật đổ Sadam Hussein, không phải chỉ nhằm đem lại hòa bình dân chủ cho nhân dân Iraq. Tuy nhiên, nếu là một dân tộc khôn ngoan, đây là cơ hội giúp Iraq vượt qua những khó khăn trong vài năm nữa trở thành một cường quốc trong thế giới Ả Rập và nếu họ không làm được thì cũng đừng đỗ thừa cho Mỹ, đổi tội cho Saddam Hussein mà phải trách ở chính mình.

3. Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia. Việt Nam chỉ trở thành một vị trí chiến lược sau khi Trung Cộng thôn tính toàn lục địa Trung Hoa 1949 nhưng trước đó thì không. Tương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để bước sang phía thế giới tự do, Ai Cập trở nên một đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông và được viện trợ ít nhất 1.5 tỉ đô la hàng năm từ đó đến nay. Vì lợi ích kinh tế cũng như về các giá trị nhân quyền, Mỹ mong muốn được thấy Trung Cộng trở thành một quốc gia dân chủ trong một châu Á và Thái Bình Dương ổn định. Trung Cộng là nhà băng của nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Mỹ, nhưng không giống như các công ty tài chánh Lehman Brothers hay Merrill Lynch, khủng hoảng chính trị tại Trung Cộng sẽ gây tác hại vô cùng trầm trọng đối với nên kinh tế thế giới không thể đo lường được. Biết chủ động chiến lược hóa, quốc tế hóa, quan trọng hóa vị trí của quốc gia cũng như biết khai thác mối lo của cường quốc sẽ làm cho vị trí của quốc gia quan trọng hơn trong tranh chấp quốc tế. Trái lại, chủ trương của lãnh đạo CSVN “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia” là chủ trương tự cô lập, không đúng về lý thuyết lẫn thực tế chính trị và sẽ chết tức tưởi trong cô đơn mà không được ai ngó ngàng.

4. Đoàn kết với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy: Việt Nam đang đứng trước những ngã ba, ngã năm trong bang giao quốc tế nhưng dù bao nhiêu ngã cũng chỉ có thể đi trên một con đường trong một thời điểm nhất định. Sự liên minh khôn khéo trong nhiều trường hợp giúp quốc gia tránh được chiến tranh hay có thêm thời gian để chuẩn bị chiến tranh. Giáo sư Alastair Smith thuộc đại học Washington University đã công thức hóa toán học nhiều mô thức liên minh trong lịch sử bang giao quốc tế và kết luận các quốc gia có những liên minh không đáng tin cậy sẽ dễ bị tấn công hơn là các quốc gia có sự liên minh tin cậy. Hiện nay tại Á Châu có bốn liên minh quân sự gồm ba liên minh tin cậy Mỹ-Nhật, Mỹ-Phi, Mỹ-Nam Hàn và liên minh SCO về biên giới gồm Trung Cộng, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Russia, Tajikistan và Uzbekistan. Khi chảo dầu Á châu được đun nóng hơn, nhiều liên minh quân sự mới tương tự như Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (SEATO) trong thời chiến tranh Việt Nam sẽ ra đời. Đối với Mỹ, vùng biển Đông Á là huyết mạch kinh tế lẫn an ninh của các nước đồng minh với Mỹ như Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Indonesia, liên minh được với Mỹ vừa có thể thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa đất nước vừa bảo đảm an ninh.

Bốn điều kiện để thắng được Trung Cộng chỉ có thể thực hiện nếu lãnh đạo là những người thực tâm vì đất nước. Điều đó không có tại Việt Nam. Rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981 này, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy. Dân tộc Việt Nam lại bị đảng dắt đi vòng vòng trong ngõ cụt tối tăm như đã và đang đi suốt 39 năm qua. Do đó, chọn lựa một lối thoát, một hướng đi cho đất nước không phải là chọn lựa của lãnh đạo CSVN nhưng 90 triệu người dân Việt Nam phải can đảm đứng lên quyết định vận mạng chính mình.


Trần Trung Đạo

Tuesday, May 13, 2014

Nhớ Ngoại - Thơ Hoàng Vĩnh Lạc


Vườn cau Ngoại đã tàn rồi
Dây trầu của Ngoại cũng thôi leo giàn
Ngoại giờ dong ruỗi Thiên Đàng
Lòng con nhớ Ngoại vô vàn Ngoại ơi !
Ngoại con cách mấy khoảng trời
Nằm đây con nhớ một thời ấu thơ
Trong vòng tay Ngoại con mơ . . .
Ngoại ơi ! con để lệ mờ nhớ thương
Cuộc đời con mãi tha phương
Linh thiêng Ngoại rưới cành " dương " con nhờ
Đất người con quá bơ vơ
Đêm nay con ngủ lại mơ Ngoại về
Ôi ! Tình Ngoại vẫn tràn trề
Tưởng con còn bé vỗ về nâng niu
Giật mình lệ đổ thật nhiều
Ngoại đâu chẳng thấy đìu hiu xứ người 

         Đêm GALANG Aug , 17, 91
       ( Muôn đời kính thương Ngoại )

          HÀ-HOÀNG-VĨNH-LẠC