XUÂN NHỚ NHÀ
Con
xay sinh-tố cho Ba nhé!
Rụng
hết răng rồi Ba khó ăn
Tre
già hóa… trẻ, âm trè trẹ
Chén
cháo con dâng được mấy lần?
Me
già răng yếu chẳng thèm me
Xin
phép, con ăn với bạn, nghe!
Cóc
tỉa, xoài xanh, thêm muối ớt
Chút
cay chua... Nước mắt con nhòe
Nhớ
lắm Me ơi! Tình mẫu tử!
Nhớ
Nhà, con vốc tuyết làm hoa
Thêm
xuân này nữa xuân hăm mấy?
Mơ
mãi chưa quay lại với Nhà
Ý
Nga, 2005.
Ý Nga xin phép và đa tạ:
Quý Tác Giả cùng Người Chuyển về
những tranh, hình ảnh đã sưu tầm và chọn lọc cho thơ.
LÀM SAO THƠ EM NGỌT?
Những
con chim bên thềm
Đã về
cùng nhau hót
Xuân
càng vui-vẻ thêm
Chúng
líu-lo cho ngọt!
Những
cánh chim Việt-Nam
Vẫn
còn bay tứ hướng
Hót u
sầu ai cam,
Điệu
thê lương ai hưởng?
Anh ơi đất dần mất
Chúng bán hết rồi anh
Bây giờ sông núi cắt,
Tay chúng vấy máu tanh.
Tổ-tiên
ta gìn giữ
Từng
tấc đất cho mình
Anh
nghe gì không chứ?
Sao
anh nỡ lặng thinh?
Em
nghe từng tấc đất
Cũng
trổ từng niềm đau
Rồi nhà Nam dần chật,
Dân mình sẽ về đâu?
Những
cánh chim bên thềm,
Đã về
cùng nhau hót.
Em,
cánh chim nhà Nam
Lời
thơ sao cho ngọt?
Ý
Nga.
XUÂN, XUÂN!
Một
người nói chuyện nắng mưa
Một
người cứ hỏi: “Sao chưa chịu về?”
Một
người uất nghẹn tái tê
Nhớ-nhung
chất-ngất đường về ở đâu?
***
Xuân, Xuân!
Họ rủ nhau về! Trời lập đông
Lạnh căm đất lạ, xuân bao Mồng?
Anh cười cười nhắc: Quê vào Tết!
Em hỏi anh: Mùa xuân có không?
Xuân, Xuân!
Mỗi độ đông về: Tết? Chẳng xuân!
- Xuân! Xuân! Anh nhắc đã bao lần
- Xuân! Xuân! Âm vọng nghe buồn quá!
Cộng đỏ phong bì! Dân khổ thân!
Ý Nga
SƯỞI BÀN TAY, ĐỐT LỬA BẬP-BÙNG
Găng len đã sưởi bàn tay
Vẫn không đủ ấm. Lạnh thay xứ người!
Nón, khăn, áo, vớ … nặng ơi!
Run tay lạnh cóng, thèm trời Việt Nam
Gọi xuân sao rét vẫn tham
Trắng môi cùng mắt vì hàng tuyết rơi
Mặn làm sao, tuyết lạ đời!
Hay em lệ nhỏ nhớ thời nắng xưa?
Nhớ Sài Gòn nắng rồi mưa
-Hết mưa lại nắng, em chưa thôi hờn?
Lời ai ve vuốt, tóc mơn
Dỗ em mỗi tối… chập-chờn khó quên.
Bàn tay lạnh, nén tiếng rên
Mà thơ chảy giọt, đời nên được gì?
Sưởi giùm đi! Sưởi giùm đi!
Cho tay tôi ấm để khi đến nhà.
Bàn tay xòe được những Hoa
Thơm trang giấy trắng, Mẹ Cha vui cùng
Thơ về tôi sẽ thổi tung
Ấm lên cùng lửa, bập-bùng gọi ai.
Ý Nga
-ANH CHỈ THẤY MÂY TRÔI!
Thì Anh cứ để mây trôi
Trắng xanh quyện lẫn. Đẹp ơi da trời!
Anh đừng níu lại, tội người
Lỡ yêu rồi, sắc xanh ngời quyện mây.
Mây trôi theo gió về đây
Em gom cho trọn phương này tìm vui
Gió xuân cuốn cả tóc người
Nắng xuân chưa đủ ấm lời với nhau.
Bạn-bè giờ ở nơi đâu?
Mây về em sẽ gửi câu yên-bình,
Nhờ mây đem đến quê mình
Chở giùm nỗi nhớ, bao tình chắt-chiu.
Mang giùm triệu triệu thương yêu
Chia vơi đau khổ, góp điều mừng vui.
Nhé Anh! Cứ để mây trôi!
Xanh thêm hy-vọng, người thôi quên người!
Ý Nga
HOA XUÂN
Đã bao năm dọn nắng đón
mưa rào
Ươm Hột Nhớ trồng Cây Sầu
trên núi
Thơ Trần Minh Hải
Tưới cho nhiều nước mắt ơi,
Để người rong-ruổi khắp nơi tìm về,
Để đường dài bớt nhiêu khê,
Để con dân Việt không chê Quê nghèo.
Lệ nhục-nhằn xin cứ theo,
Nhắc người đi nhớ, ai gieo kinh-hoàng.
Cây Sầu nào có mọc hoang
Núi cao nhuộm “đỏ’ khăn tang bao người.
Ươm hoài Hạt Nhớ với đời
Chờ cơn Mưa Ngọt sẽ rơi đúng ngày
Trái Vui rồi sẽ dần thay
Cây Sầu úa gốc, Hoa Xuân rộ đường.
Trẻ thơ rồi sẽ thơm hương
Tự Do rực sắc, khắp phương nở Vàng
Ý Nga.
ĐI VỀ ĐÂU?
Bảo tuyết đi qua thành phố
Xuân buồn, trắng cả hồn em.
Mùa xuân của vòng tứ tiết,
Không phải mùa xuân êm đềm,
Mà dân tộc đang ao ước.
Gió lạnh làm da buốt rêm
Thương dân trùng dương gửi xác,
Thương lính “trả nợ” rừng đêm
Anh ơi, chúng mình nào khác
Người đi không thấy Điểm Về.
Bão tuyết đi qua rồi hết
Mình đi, đường dài lê thê!
Ý Nga
ĐƯA EM LÊN CHÙA
Em về nắng rực vàng ươm
Áo xanh, mây trắng, trời thơm xuân nồng
Em về phơi nắng má hồng,
Chân khua guốc gỗ, bềnh bồng tóc bay.
Em về! Anh hỡi nếu hay?
Ngọc Lan nhớ hái để tay em cầm
Sóng đôi mình chẳng ngại ngần
Nương theo màu nắng lần thăm quê nghèo.
Anh rồi sẽ dắt em theo
Thăm chùa Hương, tự tay chèo, dẫu mưa
Mai về! Ôi Anh Dễ Ưa
Có chờ em, nếu tóc thưa… thưa dần?
Tự Do, hoa đẹp lòng dân
Mình tìm núi vắng ẩn thân giấc
nồng
Và em lại mặc áo hồng
Theo anh lạy Phật mà không thẹn lòng!
Ý Nga.
No comments:
Post a Comment