Duy An Đông
Nói
đến người phụ nữ Việt Nam chúng ta nói ngắn gọn đôi nhân vật nữ thời
xưa, rồi tới thời nay. Thời xưa, chúng ta có những nữ anh thư đã làm nên
lịch sữ như hai bà Trưng, phất cờ ra quân đánh thắng Tô Định rồi xưng
Vương. Ngoài ra còn có cô Bắc, cô Giang, có cả Huyền Trân Công Chúa.
Lịch sữ cận đại có nữ tướng Bùi Thi Xuân giúp chồng Trần Quang Diệu làm
nên chuyện lớn. <!-- Read more -->
Ở
thế kỷ hai mươi, vai trò người phụ nữ Việt Nam càng được nhân cao rộng.
Liên tưởng đến những thập niên sau Tự Lực Văn Đoàn, người đàn bà Việt
Nam thoát ra khỏi những ràng buộc luân lý cổ xưa -
xuất giá tòng phu, tê gia nội trợ, được bung ra xã hội và con đường
khởi đầu “nhập thể” chính là học đường. Sau hiệp định Geneve 1954, các
thành thị miền Nam nơi nào cũng mở các trường nữ bên cạnh những trường
Nam hoặc nam - nữ học chung. Tà áo trắng của các nữ sinh xinh đẹp trên
các nẻo đường đến lớp và những lúc tan trường là một bức tranh sống
động tuyệt mỹ nơi các đô thị như Sàìgòn, Huế, Đà Nẵng, Hội An,Tam Kỳ,
Đà Lạt, Biên Hoà, Cần Thơ … Những “đàn bướm
trắng” đó khi rời ghế nhà trường họ nhập vào dòng chảy xã hội giữ nhiều
vai trò then chôt và đóng góp không nhỏ vào công cuộc chung của đất nước.
Ở
độ tuổi “áo trắng sân trường”, là độ tuổi đang trổ nét duyên, biết yêu
và đang yêu. Rồi khi rời ghế nhà trường, các cô tốt nghiệp, trở thành
những người phụ nữ đảm nhận những vai trò trong xã hội theo nghề nghiệp của mỗi người. Rồi các cô tìm được ý trung nhân trở thành người vợ tốt, người mẹ hiền, người nội tướng đảm đang trong gia đình.
Chúng
ta thường nghe: “Sự thành công của người đàn ông, luôn bên cạnh có hình
bóng của người đàn bà”. Quả thật như vậy, từ những người vợ trong gia
đình đến các bậc mệnh phụ phu nhân cho tới những đệ nhất phu nhân xưa
nay họ ảnh hưởng không nhỏ vào sự thành công của người chồng.
Lịch
sữ Việt Nam thời cận đại nhắc đến một số nhân vật nữ như Nam Phương
Hoàng Hậu, người phụ nữ đầu tiên đã cải cách nhiều lề lối cũ kỹ trong
hoàng cung, bãi bỏ chế độ cung tầng mĩ nữ, bà cũng có nhiều ý kiến hay
đẹp giúp Bảo Đại, ông Vua cuối cùng của triều nhà Nguyễn trong những
ngày đất nước rối beng năm 1945 giữa Pháp, Nhật và Việt Minh.
Vào thập niên 50 và những năm đầu 60 thử hỏi có một phụ nữ Việt Nam nào bản lĩnh hơn bà Trân Lê Xuân, phu nhân ông Ngô Đình Nhu. Người phụ nữ mới ngoài ba mươi này đã dám dấn thân vào lãnh vực chính trị, phụ giúp chồng và giúp anh chồng “Tổng Thống Ngô ĐÌnh Diệm”lèo lái công việc xây dựng và bảo vệ chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà miền Nam, chống lại công sản miền Bắc.
Thời
Đệ Nhất Cộng Hoà, bà Ngô Đình Nhu người phụ nữ nổi bật, xuất sắc trong
các hoạt động đoàn thể và xã hội. Bà lập nên đoàn quân”Thanh Nữ Cộng
Hoà”, đoàn ngũ hóa “phái yếu”xây dựng hậu phương. Bà đệ trình Quốc Hội
luật hôn nhân, một vợ một chồng; từ đó người phụ nữ tương đối được bình
đẳng với nam giới, và nếp sống gia đình trở nên nề nếp, tốt đẹp hơn cảnh
đa thê trước đó.
Nói
về người phụ nữ, chúng ta hồi tưởng những thế hệ nữ giới ở miền Nam,
đặc biệt tại các thành thị như Saigòn,Cần Thơ, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hội
An,Tam Kỳ và các tỉnh lỵ từ Quảng Trị đến mũi Cà
Mau. Khi còn là nữ sinh ở nhà trường, họ hồn nhiên nhìn cuộc đời như
những”con nai vàng ngơ ngác”. Họ có những giấc mơ về tương lai vẽ vời lý
tưởng, thật là tuyệt đẹp, họ ao ước sau này có mái ấm gia đình sống
bình thường, vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau.
Nhưng
đất nước trong cảnh chiến tranh, những ước mơ của họ, ít ai được hoàn
toàn. Họ chỉ được hưởng hạnh phúc và sống bên nhau không bao lâu thì bao
người chồng phải vào quân ngũ.Từ đó, những người phụ nữ, những người vợ
ở hậu phương, sống trong cảnh tay ôm con dại, tay xoay xở đủ ngành nghề
để nuôi con. Hàng đêm họ cầu nguyện, mong đất nước thái bình, người yêu
sẽ giã từ vũ khí trở về vui thú đoàn viên với gia đình. Nhưng, có những
người trai ra đi mà không trở về, để lại nôi đau cho người chinh phụ.
Thế là từ cô nữ sinh sân trường giờ đã hóa thành người thiếu phụ
tiếp tục vất vả nuôi con dại trong nỗi mất mát, cô đơn …
Số
khác các đức lang quân may mắn không phơi xác nơi chiến trường, thì sau
biến cô 30-4-1975 họ phải vào các trại tập trung cải tạo. Người phụ nữ
miền Nam, người vợ lính lại hai vai gánh nặng, nuôi con lẫn nuôi chồng
vất vả hơn thời còn chinh chiến. Việc nuôi con đã khó, việc đi thăm nuôi
chồng càng khó hơn, các bà vừa phải lo cái ăn cái mặc cho con; vừa phải
nhín từng hạt gạo, củ khoai trong mỗi bữa ăn, gom góp dành dụm từng
chút lương thực mỗi ngày để thăm nuôi chồng trong tù.
Việc
xin giấy phép đi thăm nuôi tù cũng không phải dễ. Đường đi đến trại
giam từ mãi rừng sâu núi thẳm lại càng khó khăn hơn. Những bà có”đức
lang quân“ cải tao mãi tận miền Bắc, hành trình đi thăm phải mất mấy
ngày đường, phương tiện giao thông hạn chế, phải qua mấy lần nằm chờ đợi
ở sân ga, xả thân cho muỗi, phải qua mấy lần chờ đợi ở bến đò, đôi chân
lội bộ đường trường đã quá mỏi mệt mà cũng ráng sức trèo đèo, băng
sông… Và đến nơi chỉ thăm chồng được khoảng vài mươi phút. Chồng vợ nhìn
nhau rơi lệ không nói nên lời. Họ chỉ nhìn nhau để thấu hiểu nỗi lòng!
Chồng hiểu vợ khó khăn nơi quê nhà, vợ hiểu chồng khổ đau nơi trại tù
cải tạo. Sau vài mươi phút phù du, người vợ ra về , người chồng vào
phòng giam ở trại, cả hai cùng một suy nghĩ chung nhất” yêu thương nhiều và thù hận”.
Người
vợ lính miền Nam trung kiên tiết liệt, sau 1975 đã thể hiện rõ nét đức
tính người phụ nữ”Công Dung Ngôn Hạnh” theo truyền thống luân lý Việt
Nam. Trong hoàn cảnh ấy, sự hy sinh của họ quả thật phi thường, đáng
trân quí.
Một
số các hóa phụ vì thương chồng, thương con, họ tự nguyện không tái giá,
mỗi tối họ cầu nguyện xin chông “sống khôn thác thiêng”phò hộ cho họ đủ
nghị lực để sống nuôi con thành người, làm rạng danh cho nhà chồng.
Trời chẳng phụ lòng người, phần đông những người hóa phụ này đạt được
ước nguyện, các con cái họ học hành thành đạt.
Một
số khác may mắn người chồng trở về từ nhà tù cải tạo, gia đình đoàn tụ,
họ nương nhau tái lập cuộc sống và ổn định mái ấm gia đình rồi cùng
nhau theo chương trình H.O xuất ngoại sống bên chồng con nơi xứ người, đền bù những năm thân cò lặn lội …
Cuộc
sống nơi đất khách quê người tinh thần tự do, thoải mái; vật chất đầy
đủ, nhưng các bà lại phải lo bươi chải để xây dựng cuộc sống mới thích
nghi, nhất là lo cho con cái học hành. Trên thế giới ngày nay nhiều phụ
nữ Việt Nam là bác sĩ, kỹ sư, nha sĩ, được sĩ, giáo sư, luật sư, các nhà
kinh doanh thành đạt, các phi hành gia, các khoa học gia như Dương
Nguyệt Ánh, vưà làm mẹ, vưà làm vợ, vừa là một nhà khoa học, chế tạo bom
cho quân đội Mỹ dùng trong chiến trường Irap. Bà
làm việc ở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ; hay như Thiếu Tá Elizabeth lái phản
lực cơ trong
quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Irap, và nhiều nhà văn, nhà thơ nữ tiếng
tăm ở hãi ngoại. Trong nước nữ giới can đảm đứng lên đòi hỏi tự do nhân
quyền có luật sư Lê Thi Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Thi Mạnh
Hằng, Huỳnh Thục Vy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần KimTiến… thật đáng kính nể.
Câu
chuyện về nữ giới thực ra rất phong phú và đa dạng. Có nhưng câu chuyện
tưởng như là riêng tư của mỗi người nhưng lại thể hiện cả một tấm lòng
và phong cách thật đáng trân trọng.
Tôi
biết câu chuyện một nữ sinh viên thiết tha với một ý trung nhân học
cùng trường, họ thương yêu hứa hẹn và trao đổi bao nhiêu giấc mơ về
tương lai tươi sáng. Họ hứa khi ra trường sẽ làm lễ cưới. Nhưng cả hai
chưa tốt nghiệp thì chàng trai nhận lệnh động viên nhập ngũ. Họ ôm nhau
khóc và rồi hẹn khi nàng ra trường sẽ làm lễ cưới. Oái ăm thay! Nàng
chưa ra trường thì chàng bị thương nặng, hai chân đã bị cưa cụt và ngồi
xe lăn.
Một
lần tôi chứng kiến cảnh nữ sinh viên này đang đẩy chiếc xe lăn đưa
người tình chưa cưới đi đây đó. Tôi cảm phục vô hạn cô nữ sinh viên này
nói riềng và thương cho người phụ nữ Việt Nam nói chung, họ đã bị chiến
tranh gây nên bao cảnh trớ trêu, thua thiệt. Người phụ nữ Việt Nam nói
chung, họ gian nan vì loạn lạc, vất vả vì chồng con, bị tập quán xã hội
lạc hậu o ép.
Tôi biết cô nữ sinh viên này sau đó giữ đúng lời hứa ban đầu, nguyện sống cùng người yêu
tàn phế cho đến khi tóc bạc răng long. Nàng tiếp tục đến trường học rồi
tốt nghiệp ra trường, nuôi chồng theo hẹn hò lý tưởng của mình. Hiện bà
ta đang sống với người yêu là anh sĩ quan thương phế binh Trần Văn T.
tại Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Biến cố 30-4-1975, đã xô đẩy hàng trăm ngàn gia đình vào cảnh ngộ điêu linh tan tác. Hàng trăm ngàn viên chức VNCH
bị luà vào các trại tập trung cải tạo; hàng trăm ngàn người vợ, người
phụ nữ Việt Nam phải sống trong cảnh đơn chiếc “thân cò lặn lội”, nuôi
dạy con cái, nuôi chồng trong tù cải tạo, chờ đợi năm mười năm; thậm chí
mười lăm, mười bảy năm mới có ngày vợ chồng cha con sum họp.
Người
phụ nữ “chân yếu tay mềm” trong cảnh ngộ ấy đã chứng tỏ sự đảm đang và
lòng trung kiên tiết liệt, nghĩa tình trong một giai đoạn lịch sử đen
tối, bi ai của dân tộc.
Những tấm gương ấy xứng đáng ngàn sau ghi tạc ./-
DUY AN ĐÔNG
No comments:
Post a Comment