Sông Tam Kỳ
Đến
nửa đầu thế kỷ XX, địa danh Tam Kỳ còn dùng để chỉ một xã thuộc tổng
Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và “làng Tam Kỳ” cùng “làng Tứ
Bàn” là hai trong các làng địa phương trước Cách mạng tháng Tám trực
thuộc xã ấy.
Vị
trí hai làng cổ Tam Kỳ đến thời điểm đó có thể xác định như sau: Nam
giáp làng Phú Hưng và làng Khương Mỹ (nay thuộc xã Tam Xuân I) mà ranh
giới là sông Tam Kỳ. Đông và Đông Nam giáp làng Phú Quý thượng (nay
thuộc phường An Phú) mà ranh giới là sông Bàn Thạch; Bắc và Tây Bắc giáp
hai làng Mỹ Thạch (nay thuộc phường Tân Thạnh) và làng Phương Hòa (nay
thuộc phường Hòa Thuận); Tây giáp thôn Trà Cai của làng Chiên Đàn (nay
thuộc phường Hòa Thuận) và tây nam giáp làng An Dưỡng và Trường Xuân
(nay thuộc phường Trường Xuân).
<!-- Read more -->
Tam
Kỳ là ngôi làng rất xưa. Theo gia phảcác họ tộc tiền hiền tại đây,
những cư dân đầu tiên đến vùng đất này từ niên hiệu Hoằng Định (1600)
đời vua Lê Kính Tông (tộc Trần) và từ 1740 đời vua Lê Hiển Tông (tộc
Nguyễn). Tên làng có lẽ có trước 1767, bởi đến thời điểm đó, địa danh
Tam Kỳ còn được dùng để chỉ một khu vực rộng hơn đó là Tam Kỳ tân lập xã
(1). Làng có các ấp: Hương Trà, Hương Sơn thượng, Hương Sơn hạ, Hòa
Phước, Hòa An ấp, Hòa An khuôn (2).
Hương Trà, một ấp nằm sát tả ngạn sông Tam Kỳ là nơi định cư sớm nhất
của các di dân từ xã Kim Chuyết, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hương
Sơn hạ là ấp định cư ban đầu của di dân tộc Nguyễn từ xã Ngọc Lâm, huyện
Hoằng Hóa, Thanh Hóa vào (3).
Nữ sinh. (ảnh minh họa)
Đình làng Tam Kỳ nằm ở khu vực ấp Hòa Phước (gần khu vực Quỳnh Phủ hội quán hiện nay) (4).
Gần đấy có một giếng Chăm cổ đáy vuông, thành vuông có bốn trụ nhô cao
thường được gọi là giếng Bốn Trụ. Giếng đó đến nay hãy còn (ở khu vực
khối phố 1 phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ).
Bến
của “tuần đò Tam Kỳ” giữa thế kỷXVIII được nhắc trong Phủ Biên Tạp Lục
của Lê Quý Đôn nay không thể xác định nằm ở khu vực nào ở tả ngạn sông
Tam Kỳ. Có khả năng bến ấy nằm ở khu vực giữa cầu cũ và cầu mới Tam Kỳ
hiện nay. Nơi ấy, khoảng 1952-1954, gọi là “bến thương thuyền” là nơi
tập trung những thuyền buôn từ các nơi đổ về; những thuyền này trước đỗ ở
bến Chợ Vạn sau vì máy bay Pháp oanh tạc đã tụ cả về đây.
Khu
vực “Hòa An khuôn” có một địa danh là“Phủ cũ” xuất phát từ việc ghi
nhận tại đây có lỵ sở của phủ Tam Kỳ xưa. Nền lỵ sở này ngày nay là nơi
tọa lạc của trụ sở phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ. Hiện còn một cây đa
cổ thụ tuổi có thể hơn 200 năm nằm sát khu vực này.
Cách phủ lỵ Tam Kỳ về hướng Nam Đông Nam khoảng 500 mét có một gò đất rộng, bằng phẳng gọi là “Gò Nha”. Chẳng rõ đấy có phải là nơi tọa lạc của một số nha môn thuộc phủ Tam Kỳ xưa? Nhưng chắc nơi ấy chẳng phải là “nha sơn phòng” vốn lúc đó đặt ở Dương Yên thuộc huyện Bắc Trà My bây giờ.
Cách phủ lỵ Tam Kỳ về hướng Nam Đông Nam khoảng 500 mét có một gò đất rộng, bằng phẳng gọi là “Gò Nha”. Chẳng rõ đấy có phải là nơi tọa lạc của một số nha môn thuộc phủ Tam Kỳ xưa? Nhưng chắc nơi ấy chẳng phải là “nha sơn phòng” vốn lúc đó đặt ở Dương Yên thuộc huyện Bắc Trà My bây giờ.
Ven
sông Tam Kỳ, phía trên đường thiên lý, có một khu đất gọi là “Gò mả
đông” thuộc khu vực làng Hương Sơn thượng. Tương truyền đây là nơi chôn
rất nhiều nạn nhân của một trận đói lịch sử (?) thời xưa; như phía hữu
ngạn sông Tam Kỳ có “Gò dịch” chôn nạn nhân của một trận dịch thời trước
(?). “Gò mả đông” là nơi thực dân Pháp hành hình nhà yêu nước Trần
Thuyết, một thủ lĩnh nông dân địa phương trong phong trào kháng sưu
chống thuế năm 1908.
Ga
Tam Kỳ nằm gần sát cột cây số đường sắt chính giữa ga Hà Nội và ga Sài
Gòn. Từ cuối thế kỷ XIX, khi hòan thànhđường sắt xuyên Việt, ga Tam Kỳ
đã hình thành. Ga này nằm ở trung điểm khoảng cách giữa ga Quán Rường (nay là ga An Mỹ) ở phía Bắc và ga Phú Hưng còn gọi là ga tạm Khương Mỹ (nay không còn) ở phía Nam thuộc địa phận xã Tam Xuân I, Núi Thành.
Từ ga Tam Kỳ, người Pháp thiết kế một con đường thẳng xuống hướng Đông Bắc (nay là đường Huỳnh Thúc Kháng), song song với đường băng qua đường sắt xuống chợ Vạn (nay là đường Trần Cao Vân). Nối hai con đường ấy, có một quan lộ (nay là một đoạn của đường Trần Dư). Chỗ góc tiếp giáp đoạn quan lộ ấy với đường xuống chợ Vạn (nay thuộc khu vực Nhà văn hóa thành phố và trường THPT Lê Quý Đôn),đầu thế kỷ XX người Pháp đặt một đồn đại lý ở đấy. Cái đồn quân sự - hành chánh ấy đã được nhắc đến trong một bài thơ của thân mẫu cố giáo sư Tạ Quang Bửu, có chồng làm giáo thụ từng sống ở địa phương này:
Từ ga Tam Kỳ, người Pháp thiết kế một con đường thẳng xuống hướng Đông Bắc (nay là đường Huỳnh Thúc Kháng), song song với đường băng qua đường sắt xuống chợ Vạn (nay là đường Trần Cao Vân). Nối hai con đường ấy, có một quan lộ (nay là một đoạn của đường Trần Dư). Chỗ góc tiếp giáp đoạn quan lộ ấy với đường xuống chợ Vạn (nay thuộc khu vực Nhà văn hóa thành phố và trường THPT Lê Quý Đôn),đầu thế kỷ XX người Pháp đặt một đồn đại lý ở đấy. Cái đồn quân sự - hành chánh ấy đã được nhắc đến trong một bài thơ của thân mẫu cố giáo sư Tạ Quang Bửu, có chồng làm giáo thụ từng sống ở địa phương này:
“Phong cảnh Hà Đông có phải đây?
Có đồn đại lý, có lầu Tây
Nước sông Bàn Thạch quanh quanh chảy
Ngọn núi Tùng Lâm (5) lớp lớp xây?
Kim Đái đai vàng đâu chẳng thấy?
Thạch Kiều cầu đá hãy còn đây!
Sông Tiên nào thấy ông tiên tắm?
Bủa lưới giăng câu mấy chú chài!(6).
Có đồn đại lý, có lầu Tây
Nước sông Bàn Thạch quanh quanh chảy
Ngọn núi Tùng Lâm (5) lớp lớp xây?
Kim Đái đai vàng đâu chẳng thấy?
Thạch Kiều cầu đá hãy còn đây!
Sông Tiên nào thấy ông tiên tắm?
Bủa lưới giăng câu mấy chú chài!(6).
Sát đồn đại lý về phía Tây Nam là một bệnh viện mà dân địa phương quen gọi là “Nhà thương” (7).
Phía đối diện đồn đại lý, cách 100 mét về phía Đông, là Sở Bang tá.
Thân phụông Nguyễn Tăng Hích (tức nhạc sĩ Trần Hòan) từng một thời làm
việc ở đây. Cạnh đấy, về phía đối diện là Nhà Dây thép (nay là trụ sở
Bưu điện thành phố Tam Kỳ). Đồn Thương chánh nằm trên đường quốc lộ xế
về phía Nam (nền đất đó nay gần vị trí trụ sở của Ủy ban Thanh tra
tỉnh). Có thể kể thêm một số cơ sở khác như Maternité còn gọi là “Nhà
thương đẻ” (nay thuộc khu vực chợ mới Hòa Hương) và Abattoir (Lò mổ gia
súc) cũng gần khu vực đó.
Giữa
khu Chợ Mới (nay là đường Huỳnh Thúc Kháng nối dài) và Chợ Vạn có
trường tiểu học Pháp Việt (Ecole de plein exercice) còn gọi là trường
Kiêm Bị (nay thuộc khoảng phía sau khu vực có hiệu trà Mai Hạc đường
Phan Châu Trinh). Nhiều thế hệ học sinh cao niên còn nhớ tên các thầy
từng làm đốc học nơi đây như thầy Đốc Cảnh (Trần Cảnh), thầy Đốc Hoành
(Hà Thúc Hòanh), thầy Đốc Cầm, thầy Đốc Thuyên (con trai chí sĩ Trần Quý
Cáp) …
Cùng với ngôi trường trên còn có trường Nữ tiểu học Pháp Việt ( Ecole de jeunnes filles)(8). Bà Lê Đình Lâm (còn gọi là bà Trợ Lâm - thân mẫu giáo sư nông học Lê Văn Căn), một nữ trợ giảng người phủ Tam Kỳ từng làm hiệu trưởng trường này.
Cùng với ngôi trường trên còn có trường Nữ tiểu học Pháp Việt ( Ecole de jeunnes filles)(8). Bà Lê Đình Lâm (còn gọi là bà Trợ Lâm - thân mẫu giáo sư nông học Lê Văn Căn), một nữ trợ giảng người phủ Tam Kỳ từng làm hiệu trưởng trường này.
Những
trụ sở của các tôn giáo tại làng Tam Kỳ xưa có rất muộn và ít: có thể
kể chùa Tịnh Độ, chùa Tam Bảo, nhà thờ công giáo địa hạt Tam Kỳ (xây năm
1937) và một nhà nguyện Tin Lành (xây sau 1940).Ở Tam Kỳ xưa, ngoài đạo
thờ tổ tiên theo truyền thống, đến giữa thế kỷ XX, sốngười có tín
ngưỡng khác không nhiều.
Làng Tứ Bàn gồm bộ phận dân cư đến định cư ở ven sông Bàn Thạch - một nhánh của sông Tam Kỳ - nơi lưu truyền câu ca:
Hồ, Huỳnh, Trần, Nguyễn. Đỗ, Đinh, Lê
Đồng hướng Nam du hội nhất tề…”.
Đồng hướng Nam du hội nhất tề…”.
Tại
khu vực này, có một miếu thờ 7 họ tộc đã được nhắc đến trong câu ca
trên; đó là “Miếu thất phái” sau trở thành trụ sở đình làng Tứ Bàn còn
được gọi là “đình thất phái”.
Chếch
về phía Nam“đình thất phái” khoảng 300 mét là Quỳnh Phủ Hội Quán do các
người Hoa gốc Hải Nam thành lập. Trong khu vực Hội Quán này có chùa
Chiêu Ứng được xây dựng mang tên trùng với Chiêu Ứng tự tại Hội An.
Dãy
phố nằm giữa hai cơ sở văn hóa trênđược dân địa phương thời Pháp thuộc
quen gọi là “dãy dọc” (nay nằm trên trụcđường Duy Tân). Trên dãy phố
này, có nhiều cửa hàng của người Việt như An Lợi bán rượu, ông Hai Dao
bán cao lầu, bà Bảy Sửu cho thuê truyện, ông Thuyết buôn lâm thổ sản,
ông Sum buôn mắm, bà Khải, bà Đức Thọ, bà Năm Nho… Gia đình ông Nguyễn
Quý Hương, thư ký tòa soạn báo Tiếng Dân, từng một thời sống ở dãy
phốnày.
Bến
chợ Vạn thuộc làng Tứ Bàn trên sông Bàn Thạch nằm ở điểm giao hội các
con đường từ Trà My, Tiên Phước xuống vùng hạ bạc và con đường dẫn lên
khu chợ Vạn (nay là đường Xóm Củi sát mé sông, thuộc phường Phước Hòa).
Chợ “Man” được nhắc đến trong Đại Nam Nhất Thống Chí phần viết về tỉnh
Quảng Nam xưa có lẽ nằm gần khu vực này.
Chợ
Vạn là nơi tập trung buôn bán khá sầm uất – gần đấy có một dãy phố “Hoa
kiều” gọi là “dãy ngang” (nay thuộc đường Phan Đình Phùng, gần trụ sở
phường Phước Hòa). Nơi đây, đến giữa thế kỷ XX, vẫn còn san sát các hiệu
buôn người Hoa như của các ông Năm Ngô, ông Phong, ông Bang Căn, ông Lý
Tuế (ông Cào), ông Cao Vinh Sanh (Đạt An), ông Cả Chiếu (Ngô Quân Tụ),
Quảng Nam Lợi, Phúc Xuân Lợi, Quảng Nam Thạnh, Phước Dũ Thạnh… Các hiệu
buôn này chủ yếu làm đại lý trung chuyển nguồn lâm thổ sản từ các miền
nguồn Nam Quảng Nam đưa về Hội An để xuất khẩu; một số hành nghề thuốc
Bắc. Có thể kể thêm một đại lý cho hãng rượu Sica của Pháp tại khu vực
này là ông Nhì Xùng (Di Sùng ?) (9).
Về sau, đến thập niên 1930, khi chợ Mới (sau gọi là chợ Mai) được thành
lập thì chợ Vạn được người địa phương gọi thành tên “chợ Cũ”.
...........
Chú thích:
(1) Theo một sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 27 (1767) còn lưu tại nhà ông Trần Văn Tuyền, Hương Trà, Hòa Hương, Tam Kỳ.
(2)
Theo cụ Nguyễn Ngọc Cẩn 84 tuổi ở khối phố 7 phường An Xuân, thì đến
đầu thế kỷ XX, cả Hòa An ấp và Hòa An khuôn đều được nâng lên thành làng
cùng với làng Phước Xuyên thuộc khu vực Cồn Thị bên kia sông Bàn Thạch.
(3)Theo gia phả tộc Trần làng Hương Trà và gia phả tộc Nguyễn làng Hương Sơn, Tam Kỳ.
(4)Vẫn
theo cụ Nguyễn Ngọc Cẩn, thì đình này bị tháo dỡ trong thời kỳ tiêu
thổ kháng chiến; còn nơi đặt đình Tam Kỳ (còn gọi là đình Hương Trà)
hiện nay vốn trước đó là nền một ngôi chùa do người Hoa lập nên gọi là
Chùa Ông.
(5)
Có người cho đây là tên khác của cụm núi đất An Hà - Quảng Phú hiện nằm
ở khu vực phường An Phú, Tam Kỳ. Nhưng, nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng
thì ghi là núi Thanh Lâm - nay thuộc xã Tiên Thọ, Tiên Phước. (Xin xem
thêm “100 năm Phủ lỵ Tam Kỳ” Kỷ yếu hội thảo khoa học, Sở TTVH Quảng Nam
XB tháng 12.2006 trang 32,33)
(6)
Những mô tả trên của Tạ Quang Diệm phu nhân bao gồm nhiều địa điểm
thuộc khu vực phủ Tam Kỳ xưa mà nay đã tách thành bốn khu vực hành
chính: huyện Tiên Phước, huyện Núi Thành, huyện Phú Ninh và thành phố
Tam Kỳ. Vì thế, nhiều người khác địa phương hẳn không ngạc nhiên gì khi
thấy những ghi nhận về vùng đất Tam Kỳ xưa không chỉ bao gồm đất và
người ở nội thành mà còn ở cả ba huyện còn lại đã nói trên, cùng với cả
địa giới hai huyện Nam và Bắc Trà My vốn đến cuối thế kỷ XIX vẫn còn
thuộc “Tam Kỳ phủ”.
(7)
Theo hồi ức của một vài vị cao niên thì thứ tự các trụ sở thời Pháp
thuộc từ đồn Đại lý kể xuống theo trục đường có thể liệt kê như sau: a.
Đồn Đại lý; b. Sân tennis; c. Nhà thương; d. Sở Lục lộ; e. Nhà Dây thép…
(8)
Có người nhớ vị trí trường tọa lạc gần khu vực Quỳnh Phủ Hội Quán; lại
có người nhớ trường này đặt ở khu vực hiện nay là trường tiểu học Trần
Quốc Toản đường Trần Cao Vân. Có thể trường Nữ tiểu học Pháp Việt này
trước nằm gần quốc lộ sau chuyển lên vị trí mới chăng?
(9) Theo lời kể của ông Vương Tải Minh, gốc Hoa, hiện ở đường Huỳnh Thúc Kháng nối dài.
những thông tin rất có giá trị!
ReplyDeletehạt điều sấy mè trắng