Thursday, September 13, 2012

Truyện Gián Điệp - Phương Duy TDC


PHƯƠNG DUY TRƯƠNG DUY - CƯỜNG

(Truyện 11)

ĐIỆP VỤ  SA MẠC

I- Szomurú Vasárnap.

ZC 18 ngồi trước chiếc  đàn dương cầm nơi phòng khách của ông tổng giám đốc hãng điện tử Viet-Tech. Holland đang  nói chuyện với ông Hòa, bỗng nàng quay lại nói với Thanh Bình:
“Anh có thể đàn cho em hát bản “Szomurú Vasárnap” được không?
Holland muốn thử tài của Thanh Bình ZC 18 có hiểu nàng yêu cầu  nhạc khúc gì .
ZC 18 nói:
“ Vâng, Anh dạo đoạn mở đầu để em bắt giọng vào nhé..., nhớ vào cho đúng, đừng sai nhịp..”
Nói xong, đôi tay ZC 18  nhẹ nhàng lướt trên các phím đàn .
Từng ba nốt nhạc theo nhịp chậm buồn vang ra những âm  thanh trầm trầm.

<!-- Read more -->
 Không khí trong căn phòng đang lạnh. Cái lạnh của một mùa đông tại Paris, xa quê hương, cô đơn... lại càng lạnh lẽo hơn khi nàng Holland cất lên giọng hát:
“ Chủ nhật buồn
Đi lê thê
Cầm một vòng hoa đê mê
Bước chân về với gian nhà
Với trái tim cùng nặng nề
Xót xa gì?
Oán thương gì?
Đã biết nuôi hương chia ly
Trót say mê, đã yêu thì
Dẫu vô duyên còn nặng thề...”
...
“Nhớ thương tôi
Đến với tôi, thì muộn rồi!

Trước quan tài
Khói hương mờ bốc lên như vạn ngàn lời
Dẫu qua đời
Mắt tôi cười vẫn đam đăm nhìn về người..”
Hát xong, Holland cười với ZC 18:
“ Anh cũng giỏi nhạc đấy nhỉ!”
Ông Hòa nói:
“Cô Holland không biết ZC 18 biết tiếng Hungary mà lại đố một bản nhạc nổi tiếng của Hung thì ... ZC 18 trúng tủ!”
ZC 18 hỏi Holland:
“Cô biết bản nhạc cô vừa hát,  tựa đề là gì trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt?, tác giả là ai?”
Holland nín thinh... một lúc sau mới nói:
“Em thích bản nhạc này, nhưng thú thật... em không biết gì hơn, ngay cả tựa đề trong lời Việt.”
“Ông Hòa giải thích:
“Bản  “Szomorú Vasárnap “ có đầu đề tiếng Pháp là “Sombre Dimanche”, tiếng Anh là “Groomy Sunday” và nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời ca bằng tiếng Việt  rất hay mà cô hát đó là “ Chủ nhật buồn!”.
ZC 18 vui miệng, nói thêm:
“Nhạc sĩ dương cầm người Hung Gia Lợi  tên Rezso  Seress sáng tác nhạc khúc buồn này để diễn tả tâm trạng buồn chán vì thất tình của chàng năm 1932.
Khi bài hát  được phổ biến ở châu Âu,  đã xẩy ra những chuyện ly kỳ và chết chóc.
Một thanh niên ở Berlin cầm súng bắn vào đầu mình để tự tử. Trước đó đã nhiều lần anh than phiền với bạn bè là khi nghe bài hát này, anh ta bị ám ảnh  bởi lời  ca và  âm nhạc của nó. Anh rơi vào trạng thái trầm cảm, không muốn sống, không muốn sinh hoạt, thậm chí không muốn nói nữa...và cuối cùng là tự tử.
 Vài ngày sau một cô gái Đức ở Berlin treo cổ tự tử dưới chân còn để bản nhạc này.
Báo chí châu Âu loan tin những sự kỳ lạ này, không những các vụ tự tử xẩy ra ở Berlin mà cả những nơi khác như Hung, Pháp,  Mỹ.... và nhiều nơi trên thế giới nữa. Làm cho chính tác giả, nhạc sĩ Rezso Seress cũng phải ngạc nhiên không ngờ bài hát của mình càng ngày càng đem lại cho giới trẻ khắp thế giới một tai họa khủng khiếp đến nỗi người ta gọi bản nhạc này với một nickname mới “ Hungarian  suiside song “ (Bài ca tự sát của người Hung) .
Bản nhạc in ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu và người chết vì bản Sombre Dimanche lên cao nhất  vào năm 1936 làm nhiều nhạc công, ca sĩ sợ và không  một ai dám trình diễn bản nhạc này.
Bài hát bị cấm một thời gian dài ở vài nước. Có lẽ nhờ sự  khốc  liệt của  trận đại chiến  thế giới lần thứ Hai  xẩy ra ở Âu châu trong thời gian này  nên không còn ai để ý đếm thêm bao nhiêu người trẻ thất tình đã tiếp tục  đi vào cõi vĩnh hằng vì bản nhạc Chủ Nhật Buồn này.
Cuối cùng chính tác giả của ca khúc lãng mạn  thất tình  “Szomurú Vasárnap” cũng  nhảy lầu tự tử từ căn  apartment của ông tại thành phố Budapest, Hungary vào ngày chủ nhật  13 tháng giêng năm 1968 sau ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 68 của ông.!”

II-     Chuyến nghỉ mùa đông ở Đông Âu.

Theo thông lệ, sau mỗi lần tham gia một công tác điệp vụ gay cấn nào, dù thành hay bại, ông  tổng giám đốc Hòa cũng thưởng cho nhân viên thân tín của mình một chuyến nghỉ phép do nhân viên tự chọn.
Ông tổng giám đốc hãng diện tử Viet-tech rất sành tâm lý điệp viên thân tín: ông không muốn nhân viên dưới quyền ông căng thẳng thần kinh sau lúc vào sinh ra tử nên  thường cho họ thư giãn một thời gian  để đủ sức khỏe và tinh thần  mà  thi hành những điệp vụ kế tiếp.
Kỳ này, sau điệp vụ “Hải đảo thơ mộng” ở Đài loan,  ông Hòa cho ZC 18  và ZC 88 đi nghỉ phép hai tuần lễ.
 Holland đề nghị nghỉ phép ở Đông Âu mà nàng chưa có dịp sang công tác ở các  nơi này.
Ông Hòa chấp thuận ngay.
ZC 18 chán đi du lịch bằng phi cơ, nên đề nghị với Holland đi tàu hỏa tốc hành, vừa an toàn, vừa lãng mạn khi cùng người đẹp đồng nghiệp trên  toa tàu couchette nhiều  ngày giờ.
Thành phố đầu tiên hai người dừng chân là Hamburg, Đức.  Thành phố này  lớn  thứ  nhì của nước  Đức. Dân số trên 1 triệu 800 ngàn.  Hamburg có kỹ nghệ đóng máy bay dân sự nổi tiếng của Đức và Liên hiệp Âu châu: hãng Airbus, với những chiếc phi cơ khổng lồ  A 380 chở được 850 hành khách.
Thành phố  cảng Hamburg nằm  cạnh con sông Elbe ở miền Bắc nước Đức, cách biển  North Sea (Bắc Hải)  150 km. Tầu thuyền lưu thông từ ngoài đại dương vào cảng rất dễ dàng thuận lợi.
Những nơi nổi tiếng tại Đức, nói chung và thành phố Hamburg, nói riêng, không lạ gì với điệp viên ZC 18, nên đi với Holland, chàng xem như một hướng dẫn viên du lịch cho nàng.
Bảy ngày đêm dừng lại Hamburg, ZC 18 đã đưa người đẹp Holland đi viếng những nơi nổi tiếng như  bến cảng,  các khu phố buôn bán nhộn nhịp, các lâu đài cổ, viện bảo tàng, các khu chợ trời lớn nhỏ, bỗng chàng chợt nhớ tới Chợ Tình  ở khu phố Reeperbahn tại quận  Saint Pauli ở Hamburg. Chỉ  là nơi rất nổi tiếng với du khách đàn ông, đực rựa thôi với bảng đề “ CHỈ ĐÀN ÔNG TRÊN 18 TUỔI MỚI ĐƯỢC VÀO” nên ZC 18 không giới thiệu cho Holland biết địa điểm bí mật này. Chàng đã du hý ở Chợ Tình nổi tiếng này nhiều lần  mỗi khi dến công tác tại Hamburg.
Khu này có một cửa hàng với bảng hiệu lớn  CONDOMERIE . Bên trái cửa vào tiệâm này treo một cái “bao cao su” (condom) rất lớn làm du khách phải chú ý khi đi ngang qua nơi này.
Nhưng  có một nơi  rất quen mắt  trên con đường Reeperbahn  dẫn vào “ khu Đèn Đỏ” Chợ Tình mà chàng chưa vào, đó là Nhà Hàng Việt Nam với bảng hiệu chữ rất to  bằng đèn mầu “HANOI VIETNAM”, phía trên nóc có hàng chữ “VIETNAMESISCHE-ASIATISCHE   KUCHEN”và phía dưới có hàng chữ phụ đề Anh ngữ:”Hanoi, Asia Buffet”.
Ở Đông Âu và Đức, chữ Buffet không có nghĩa quán ăn BAO BỤNG như ở Hoa kỳ mà có nghĩa là  nhà hàng bán món ăn đã nấu sẵn tương tự quán ăn “Fast food” bên Mỹ vì bên cạnh có thêm một bảng phụ đề Anh ngữ: “Asia Quick Food”.
Sau nhiều  ngày cuốc bộ đi xem nơi này, nơi khác, ZC 18 thấy Holland thấm mệt, nên chàng đề nghị với nàng:
“Ta  đi đến hãng xe buýt du lịch Graf  mua vé từ Đức sang Budapest, Hungary  chơi nhé!”
Holland hỏi lại:
“Sang đó làm gì? Có gì đặc biệt không?”
“Có, mà thiên cơ bất khả lậu. Cứ đi, rồi biết!” Thanh Bình ZC 18 ỡm ờ trả lời kèm theo một nụ cười bí hiểm như nụ cười của nàng kiều nữ trong tranh Leonardo Da Vinci thuở nào.

III-     Budapest, một chiều đông buồn.

Xe buýt du lịch  hãng Graf đã đưa Holland và Thanh Bình đến Budapest đúng giờ. Hai người tìm quán ăn và khách sạn để trú qua đêm.
Budapest mùa đông rất lạnh. Dù có sưởi vẫn cảm thấy rùng mình. Nhưng điệp viên ZC 18 và đồng nghiệp  ZC 88 vẫn tkhông thấy lạnh vì họ đã đắp mền da người trong lúc ZC 18 còn tu thêm  vài ngụm  rượu  mạnh đựng trong chai Scotch whisky hình dẹp dẹp mà chàng thường mang theo người.
Sáng hôm sau, hai người thức dậy sớm, sau khi dùng điểm tâm. ZC 18 đưa Holland  xuống ga xe điện ngầm đi đến nhà hàng Kulacs  Etterem.  Một nhà hàng không nổi tiếng về món ăn lạ  hoặc ngon mà nổi tiếng nhờ nhạc sĩ Hungary  tên Rezso Seress với bản nhạc “Ma  quái” Szomorú Vasárnap  Chủ nhật Buồn đã làm  chết nhiều người!
Chính tại nhà hàng này, nơi người nhạc sĩ tài hoa  Rezso Seress từ năm 1934 đến năm 1950
đã đánh đàn. Bản Chủ Nhật buồn đã từng làm tan nát con tim của những kẻ bị thất tình đồng điệu với tác giả.
Hiện nay, hàng ngày  tại đây vẫn có ban nhạc phục vụ  cho thực khách.
Có sẵn một CD thu âm bản Chủ Nhật buồn khi khách muốn  thưởng thức... để hồn bay theo  những nốt nhạc trầm buồn nhớ đến người bạn làm mình thất tình  nay đang ở một  nơi nào trên  hành tinh này hay đã về miền miên viễn xa xôi!
Uống xong ly café hương vị đặc biệt Hungarian, Holland ôm hôn  Thanh Bình một nụ hôn  dài để cám ơn chàng đã đưa nàng đến địa điểm lịch sử hiếm quý này.

IV-     Sa mạc bốc lửa.

Đang vui chơi bên nàng  Holland chưa hết thời gian nghỉ phép, điệp viên ZC 18 nhận lệnh của ông Hòa bỏ chuyến du lịch  để thi hành điệp vụ mới.
ZC 18 từ giã Holland đáp chuyến bay sớm nhất đến nơi hẹn. Holland về lại Paris trong lòng đầy luyến tiếc những ngày vui vừa qua.
Xe  Jeep quân đội ra đón ZC 18 tại phi trường rồi đưa  chàng đến  ngay nơi công tác. Chuyến này chàng phải đi xuyên qua  một đoạn sa mạc bốc lửa với hai nghĩa đen và nghĩa bóng : trời nóng  vô cùng và  vùng lửa đạn ác liệt.
Nghe thuyết trình viên nói đến sa mạc làm điệp viên  ZC 18 nhớ lại một lần công tác nhiều năm trước đây phải vượt qua sa mạc Gobi ở Mông Cổ một người dân địa phương đã kể cho chàng nghe những nguy hiểm khi đi trên sa mạc:
“  Đối với dân Mông Cổ thường xuyên đi ngang qua  sa mạc Gobi  phải cảnh giác một loại  quái vật mà nguời dân địa phương gọi  “Allghoikhorkhoi”. Allghoikhorkhoi trong ngôn ngữ Mông Cổ là “con giun khổng lồ” dài từ 3 đến 5 mét . Lúc bình thường nó nằm dưới mặt cát sa mạc, hàng năm cứ vào một thời gian nhất định nó ngóc thân mình cao ngất ngưởng lên khỏi mặt cát và lúc lắc di chuyển đi tìm mồi. Loại côn trùng này có thể giết chết con mồi một cách nhanh chóng ở cự ly gần bằng nọc độc cực mạnh hoặc phóng ra luồng điện dài vươn tới những con mồi cách nó khoảng vài mét. Có người nói loại quái vật này có thể  phun ra ra một chất độc màu vàng có tính ăn mòn cao giống như dung dịch axit sunfuaric. Ban  đêm nó có khả năng phát ra dòng điện cực mạnh đủ sức giết chết  tại chỗ một con lạc đà.”
ZC 18 nghĩ, không biết  vùng sa mạc mà chàng sắp đi qua còn có loại quái vật nào nữa không. Nhưng chàng có vũ khí và phản xạ nhanh lại tác xạ chính xác thì cứ wait and see, ngại gì!
Sau khi vượt qua sa mạc khô khan, nóng bỏng, chàng và đồng đội leo lên vùng  núi đá thấp và từ trên cao nhìn xuống phía bên kia là đồng bằng có nhà dân sinh sống. Toán quân  đi lùng trên núi đá tìm các ngách hoặc cửa động  vì nhận được tin tình báo cho biết bọn khủng bố đang trú ẩn và huấn luyện những tên ôm bom tự sát ở nơi này.
Đã hai ngày qua, toán quân vẫn chưa thấy dấu hiệu gì khả nghi. ZC 18 đang ngồi dựa lưng vào vách đá lớn, chàng thấy một làn khí trong núi đá bốc ra. Quan sát kỹ chàng báo cho đồng đội biết đó là khói vì ngửi có mùi khét.
Toán chuyên môn đã đến đào vách đá và tìm ra lối vào hang. Để tránh tổn thất khi phải giao tranh với quân khủng bố và những tên ôm bom tự sát dưới hầm sâu ở dưới  núi. Toán công binh đã gài chất nổ để tiêu diệt quân khủng bố. Nhiều tiếng nổ lớn tiếp theo tiếng nổ đầu tiên do toán công binh kích hỏa.
Qua ngày hôm sau, các toán quân đã xâm nhập vào hầm. Hầm rất rộng và có nhiều ngỏ ngách. Nhưng không còn tên khủng bố nào sống sót. Nhiều tài liệu, bản đồ, có giá trị nhất là danh sách những tên khủng bố đã được huấn luyện và đã tung vào  nằm vùng trong cộng đồng thế giới ở Iran, Afghanistan, Iraq, Palestine, Do thái, Nam Dương, Úc, Anh, Pháp, châu Phi, Ấn độ, Trung quốc, Thái lan ....cùng những nước nào có cộng đồng người hồi giáo quá khích trú ngụ..

***
Về lại Paris , khi gặp ông tổng giám đốc hãng Viet-Tech, điệp viên ZC 18 mới biết vì sao chàng có mặt trong cuộc hành quân  này. Nguồn tin  tìm ra địa điểm khu hầm là do cơ quan điệp báo của ông Hòa cung cấp nên ban chỉ huy hành quân muốn có người  của Viet-Tech tham gia để biết kết quả.
Ông tổng giám đốc ngỏ lời khen ZC 18 và nói thêm là đã rất tiếc không để cho ZC 18 và ZC 88 vui trọn những ngày nghỉ phép ở Đông Âu . Ông hứa sẽ đền bù lần khác.
Holland đã  nhân  dịp này cảm ơn ông tổng giám đốc đã tạo cho nàng được có dịp đến “cái nôi”  của nhạc phẩm  “Szomorú Vasárnap” do nhạc sĩ dương cầm  người Hungary Rezso Seress sáng tác năm 1932.

© PHƯƠNG-DUY TDC

No comments:

Post a Comment