I- Sưu tập nước mắt quê hương.
Hôm nay kỷ niệm sinh nhật của điệp viên Thanh Bình ZC 18.
Thanh Bình sinh cùng ngày với vua nhạc rock Hoa Kỳ Elvis Presley, ngày 8 tháng 1 nhưng không cùng năm.
Ông tổng giám dốc hãng Viet-Tech biết người nhân viên thân thiết nhất của mình thích sưu tập những chai rượu quý, rượu lạ và dĩ nhiên rượu thuộc loại đắc tiền, nên ông mang đến tặng quà mừng sinh nhật ZC 18 ba chai scotch whisky thuộc loại thượng hảo hạng của ba nhà sản xuất nổi tiếng tại Vương quốc Anh.<!-- Read more -->
ZC 88 Holland đang nhìn những chai rượu đủ loại, đủ quốc gia sản xuất bày trong tủ kính đặt nơi góc phòng khách, mà ZC 18 thường gọi đùa là “ Sưu tập nước mắt quê hương” ở phía đối diện với tủ sách đầy những sách đóng bìa da gáy chữ dát vàng.
ZC 18 mê nhất là rượu Whisky mà phải Scotch whisky. Nên đi đâu trong valise của chàng cũng có nhiều chai dẹp dẹp chứa loại nước chống rét mùa đông này. Loại whiskey chế tạo tại Mỹ thường bị chàng chê. Loại rượu mà chàng “ sợ”nhất là rượu có ghi hàng chữ Vodka, dù Vodka ngon và nổi tiếng được chế tạo tại Ba lan hay tại Cô xắc như chàng đã thú nhận khi phải uống thực tập lúc mới vào nghề điệp viên.
Về rượu sản xuất từ nho, chàng thích rượu vang chế tạo tại Pháp nhưng chàng lại “dị ứng” với các loại rượu champagne dù loại nổi tiếng nhất của Pháp.
Vì thế “tủ rượu” của ZC 18 có nhiều chai whisky, không có whiskey. Có Vodka nổi tiếng của Côxắc, Ba lan, Nga, Mỹ. Và các chai rượu Vang “ vin de Bordeaux” chế tạo tại Pháp, vang Úc và Mỹ.
Riêng chai rượu K. VODKA được treo trên tường trong một hộp gỗ đặc biệt làm mọi khách mời phải chú ý vì hình dáng chai rượu chẳng giống ai ! và có vẽ lập dị ?. không đặt cạnh các chai vodka khác được.
Holland đọc tấm bảng đồng đính phía dưới:
“ Đây là chai rượu Vodka Nga chứa 41% cồn, do XI- 3 gửi tặng.
T ên gọi Kalashnikov Vodka hay K. Vodka, do nhà sản xuất rượu vốt-ka Mikhail Kalashnikov tung ra thị trường thế giới năm 2004 để giới thiệu một loại vodka đặc biệt của ông đựng trong chai làm theo hình dạng khẩu tiểu liên AK- 47 . Một vũ khí do ông sáng tạo năm 1947 trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa các nước theo chủ nghĩa cộng sản và thế giới theo dân chủ tự do, làm ông được nổi tiếng khắp thế giới đến ngày nay”
Ông Hòa nói với bạn bè đứng quanh:
“XI- 3, bạn của ZC 18 đã mua chai rượu K. Vodka này trong ngày bày bán đầu tiên vào năm 2004 tại nơi sản xuất, có kèm thủ bút và chữ ký tại chỗ đặc biệt của nhà sản xuất Kalash--nikov để kỷ niệm, làm quà tặng cho người bạn mà anh ta rất khâm phục khi cùng hoạt động chung. Thế mà mới đây, năm 2007, tổng thống Nga Vladimir Putin mới mang sang Hoa Kỳ một chai K. Vodka làm quà tặng cho tổng thống George W. Bush. Thật quá chậm đối với thời đại siêu tốc hiện nay!”
Holland góp ý:
“Có lẽ, ông Putin muốn nhắc tổng thống Bush khi nhìn thấy hình dạng chai K. Vodka, nhớ
mua hộ những khẩu súng AK- 47 do Nga chế tạo, đừng mua loại AK- 47 “dỏm”do các nước anh em, bà con, cựu đồng chấy, đồng rận...của Liên Xô cũ mà mấy lâu nay chú Sam đã mua mấy trăm ngàn khẩu để trang bị cho các đội quân đồng minh với Hoa Kỳ ở Trung Đông làm cho Nga không thu được thêm đồng đô la nào. Tiếc và tức thật! Theo nguồn tin của báo chí thì trong thời gian vừa qua các khẩu AK- 47 mà Hoa Kỳ trang bị cho quân Iraq không cánh mà bay mất hơn 150 ngàn khẩu.”
II- Hoàng Hạc Lâu.
Lần này, ZC 18 đi Trung quốc một mình. Holland rất muốn đi cùng, nhưng ông tổng giám đốc hãng điện tử Viet-Tech bảo:
“Nhiều năm cô đã thường trú và hoạt động ở lục địa, lý lịch của cô đã nằm trong sổ đen của Tình báo sở Trung quốc, nay dù cô có thay đổi nhân dạng, quốc tịch, lý lịch... cũng khó qua mặt cơ quan phản gián, tình báo này. Vả lại công tác giao cho ZC 18 không khó khăn lắm nên tôi nghĩ chỉ một mình cậu Bình đi cũng đủ.”
Lúc lái xe đưa Thanh Bình lên phi trường, Holland nói:
“Lúc rảnh rỗi, anh Bình nên đến huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc để vào uống rượu ở quán Hoàng Hạc rất nổi tiếng nhé !. Ngay như em, một người không biết viết văn, làm thơ... mà ngày xưa có một lần ngồi ở quán này chỉ để nhìn các khách, nhất với loại khách văn nghệ sĩ, thi văn nhân đến ngồi ngâm nga, bàn tán những câu thơ của Thôi Hiệu :
”Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu,
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du...”
và chỉ với hai câu thơ cuối :
“ Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
mà thi sĩ Tản Đà đã chuyển sang thơ Việt:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”
cũng đủ làm cho lòng người ly hương cảm thông với người xa xưa. Em chỉ biết có vậy thôi, nếu anh biết gì thêm thì kể cho em nghe với.”
“Muốn nghe chuyện cổ tích, thì phải có chút quà hối lộ anh thì anh mới kể.” ZC 18 làm khó.
“Vâng, có món quà mà em nghĩ rằng anh rất mê mẫn , thích thú em đang để ở nhà, bây giờ xin anh kể trư ớc khi nào công tác xong trở về sẽ dâng anh, được chưa?”
Nói xong, Holland kèm theo một nụ cuời mím chi thêm một cái nháy mắt...đa tình!
Thanh Bình hiểu ngay là món quà gì rồi. Chàng nói:
“Từ ngày xa xưa...có lẽ từ thời ông Bành Tổ, cho đến bây giờ ở thế kỷ thứ Hai Mươi mốt, mấy cha nội Con Trời Chúng kwoc Dành vẫn thi vị hóa những danh lam thắng cảnh của mình, mục đích để câu khách kiếm tiền nên mới có giai thoại sau đây:
Ngày xưa, một khách vào quán rượu, ăn uống no say... khi đến phần trả tiền, khách ngập ngừng... như muốn nói diều gì...mà như khó thốt ra lời..., chủ nhân nhìn thấy dung mạo của khách ... trông giống một đạo sĩ, tay chống gậy trúc đen bóng trông như mun, lưng đeo một ống sáo, mặt mũi hồng hào với chòm râu bạc trắng , mặc bộ áo mầu xanh tuy đã bạc mầu nhưng tươm tất, sạch sẽ.
“Tính sao đây?”
“Tính sao đây là tính sao đây!”
Người chủ quán trẻ nhìn lão nhân và khẻ nói:
“Tính sao cũng được, xin tiên sinh đừng quan tâm nhiều !”
“Ha! Ha! Hay nhỉ! Ta sẽ trả bằng Bút”
“Bằng Bút?”
Các khách hàng đang ngồi trong quán cũng như chủ nhân rất ngạc nhiên khi trông thấy lão ông lôi từ đãy vải ra nào bút lông to bằng cườm tay, nào thỏi mực xạ to như hòn đá...Rồi lão ông lấy rượu ngon, mài mực ngay trên mặt quày làm bằng đá vân cẩm thạch.
Lão nhân nhìn quanh.
“ À! Vuông tường này được.”
Nói xong, lão ông xăn tay áo, tay cầm bút vung mực thẳng vào tường. Mùi rượu tỏa mùi thơm khi bay lên thành những vẩn mây đậm nhạt trên tường. Đi qua, đi lại, ngắm rồi chấm mực vẽ, một vách núi hiện ra... lão nhân bỗng vỗ tay ...tức thời hiện ra một con hạc đang xõa cánh như sắp rẽ mây đáp xuống đỉnh non.
Bức tranh thủy mặc bỗng rực lên ánh vàng.
“Tranh Hoàng Hạc?”
“Tuyệt diệu quá!”
Mọi người trong quán đều trầm trồ khen ngợi.
Nhìn lại, lão nhân mà có người khách gọi tôn kính là đạo sĩ đã đi mất từ lúc nào rồi!
Kể từ ngày đó quán rượu càng ngày càng đông khách. Chủ nhân trở nên giàu có.
Chủ nhân hàng ngày, hàng năm vẫn nhớ và trông sự trở lại của lão nhân để dâng lên một lời cám ơn.
Mười năm trôi qua, người khách trở lại.
Vẫn dáng điệu cũ và như ngày xưa, lão nhân gọi rượu thịt. Chủ nhân nhận ra ân nhân của mình. vội vén áo gấm cúi chào thật thấp:
“ Ngài đã trở về. Thật vạn hạnh cho bỉ nhân có dịp nói lên lời đa tạ hảo ý của Ngài.”
Lão nhân không nói câu nào. Búng một hớp rượu ngon phun lên bức họa trên tường.
Mây mù bỗng hóa trong xanh, con hạc ẩn hiện...Rồi đạo sĩ rút sáo ngọc ra thổi... quán rượu tràn ngập ánh vàng, con hạc bay ra khỏi bức tranh và nhảy múa theo tiếng sáo quanh lão ông. Rồi Hạc vàng bay ra trước sân quán rượu, lão ông từ từ bước theo... leo lên lưng hạc, cỡi hạc bay bổng lên trời...”
Sau đó nhiều thi nhân nghe giai thoại, đến viếng quán rượu nổi tiếng này. Hàng ngàn bài thơ được làm ra sau khi rượu vào đầy bụng. Nhưng chỉ một bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được mọi người trân trọng nhất.”
III- Thăm Thiếu Lâm Tự.
Khi giao nhiệm vụ cho ZC 18, ông Hòa có dặn chàng phải lên Thiếu Lâm Tự để gặp người bạn già của ông: thiền sư Không Không.
Nên khi đến Bắc Kinh, ZC 18 liền mua vé máy bay đi Thiếu lâm tự ngay. Chàng đáp phi cơ Boeing 737 của hãng hàng không nội địa Trung quốc China Southern Airline đi Zhengzhou (Trịnh Châu), thủ phủ của tỉnh Hà-Nam ( H enan).
Thiếu Lâm Tự tọa lạc trên núi Tung sơn thuộc Hà Nam, là ngôi chùa nổi tiếng về môn võ Thiếu Lâm mà dân Trung hoa rất hãnh diện
Chàng thuê xe hơi tiến về hướng Tung sơn. Núi Tung Sơn là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Hoa. Tung Sơn có hai đỉnh là Thái thất sơn ở hướng đông cao nhất (1.440 mét ) và Thiếu thất sơn thấp hơn ở hướng tây. Chùa tọa lạc trong rừng Thiếu thất sơn nên có tên Thiếu lâm tự.
Đường lên núi rộng rãi dễ đi, nằm giữa hai bên rừng cây xanh tươi cao ngất không giống những phong cảnh trong các phim ảnh Hongkong mà chàng đã xem, đường núi gập ghềnh, hiểm trở phải dùng khinh công ( thuật đi lẹ và nhẹ như bay) mới hòng vượt qua được. Có lẽ ngày xa xưa dường sá chưa mở mang nên như vậy cũng nên.
Thiếu Lâm Tự chiếm một diện tích rộng trên đỉnh Thiếu thất, dãy Tung sơn.. Bước qua cổng Tam quan đồ sộ, vào trong khuông viên chùa, chàng thấy biển đề bốn chữ Hán lớn Đại Hùng Bửu Điện với bảy dãy nhà chính: Tam quan, Thiên Hoàng Cung, Bảo Chính Điện,Tàng Kinh Các, Thiền phòng, Đạt Ma Đường và Đại Hùng Bửu Điện là nơi thờ Phật.
Trọng bảy dãy nhà chính kể trên, trừ Tam quan, mỗi dãy nhà chính đều có nhiều nhà phụ riêng biệt.
ZC 18 đi vãng các dãy nhà lớn (chính), nhỏ (phụ), chỉ thấy những vị mặc áo lam sinh hoạt, quét tước, dọn dẹp phía bên ngoài nhà, không thấy những nhà sư áo vàng sinh hoạt như công phu, luyện tập võ thuật như cảnh trong các phim bộ Hongkong chàng đã xem.
Chàng muốn tận mắt xem một vài bản kinh cổ, nên trực chỉ Tàng Kinh Các, nơi chứa kinh sách như thư viện của chùa.
Tàng Kinh Các đang mở rộng cửa, nhưng sao không nghe tiếng người.
Chàng tháo bỏ giày và bước qua cửa. Nhìn phía góc phòng chỉ có một cụ cao niên mặc áo lam đang ngồi đọc sách. Chàng nghĩ là một cư sĩ.
Chàng khẻ cúi đầu chào bằng quan thoại khi thấy vị này ngừng xem sách, ngẩn đầu lên:
“ Nam mô A Di Đà Phật, kính chào Ngài...”
“A di Đà Phật, thí chủ là người Việt..”
“Bạch Ngài, cháu người Việt Nam cư trú tại Pháp”
“Thiện tai ! Thiện tai !, thế thì tốt quá, tôi muốn thử lại ngôn ngữ Pháp tôi đã học mà từ lâu không có dịp đàm thoại. Thế thì chúng ta nói tiếng Pháp nhé! Cám ơn thí chu.”
“Bạch Ngài, xin vâng...”
Vị lão ông nói ngay bằng tiếng Pháp, một giọng rất Parisien và một loại tiếng Pháp bác học bay bướm và chính xác:
“Phòng này mùa này hơi nóng, xin mời thí chủ cùng bần tăng ra phía sau chùa có rừng cây , có con suối chảy quanh để ngồi đàm đạo thoải mái và mát mẻ hơn.”
Cụ già đi trước, Thanh Bình theo sau như thể cha con đi dạo cảnh rừng.
Khi nghe cụ già xưng bần tăng , ZC 18 liền đổi lối xưng hô ngay.
“ Bạch đại sư, đệ tử xin lỗi..... đại sư , quý pháp hiệu là Không Không thiền sư?”
“Vâng.”
“ Bạch Đại sư, Cụ Hòa ở Paris kính gửi lời vấn an đại sư.”
“Vâng, tôi biết....khi gặp thí chủ bước vào Tàng Kinh Các là tôi biết ø người nhà rồi nên mới đề nghị dùng tiếng Pháp để đàm thoại, lỡ dân địa phương tình cờ nghe cũng không hiểu... để có thể đi báo cáo...”
Rồi đại sư nói tiếp:
“Thiếu Lâm Tự bây giờ chỉ còn là di sản văn hóa, một bảo tàng về tôn giáo nhưng không còn sinh hoạt tôn giáo như xưa nữa: không có võ dường tập luyện võ thuật, không còn kinh kệ, sinh hoạt phật sự như xưa, sách vở trong tàng kinh các không có người đọc... ngay cả bần tăng cũng không thường trú nơi ngôi cổ tự này từ lâu. Khi thí chủ từ dưới núi đi lên chùa, chắc quý thí chủ đã nhìn thấy những đại võ đường truyền dạy võ thuật thiếu lâm quy mô. Có gần bốn vạn học sinh trong bốn mươi sáu trường học, vừa dạy văn hóa vừa luyện võ thuật theo chương trình nhà nước soạn thảo và sinh hoạt theo chính quyền ấn định hòng đảm bảo chương trình giáo dục. Bần tăng không mặc áo vàng nhà sư như xưa, nay bần tăng mặc áo lam ( trông như cư sĩ) vì chỉ là thầy dạy sinh ngữ, văn chương và võ thuật. Thỉnh thoảng lên thăm Tàng Kinh Các để nhớ lại một thời đèn sách và tu học. Được tin ông bạn già ở Paris có phái một “ đệ tử thân tín biết chút võ thuật” lên viếng cảnh chùa, nên từ mấy ngày qua, tôi lên nghênh đón ờ Tàng Kinh Các đó.”
IV-Tâm sự lão sư Không Không.
“Ngày xưa khi còn ở tuổi thanh xuân, lúc chưa xuất gia, tôi được cha mẹ cho sang Pháp du học. Tôi học ban triết nên say mê đọc những cuốn sách viết về triết học Ấn độ và triết học Phật giáo. Một ngày kia tôi gặp một sinh viên trẻ người Việt trong một thư viện. Nhìn thấy anh ta ghi chép từ một cuốn sách viết bằng Hoa ngữ rất nhanh, chứng tỏ anh ta rất giỏi Pháp văn và thông thạo chữ Hán. Sau một hai lần gặp, tôi muốn làm quen để cùng bàn luận học hỏi, vì tôi không có bạn ở nơi xa lạ này để hỏi những gì tôi chưa hiểu thấu. Lại thêm anh này biết Hán tự nên cũng hy vọng anh ta giúp tôi hiểu dễ dàng hơn. Tôi trình bày điều này với anh ta. Anh ta vui vẻ chấp thuận. Từ đó tôi mới biết anh ta đã tốt nghiệp thạc sĩ văn chương và triết học , nay đang chuẩn bị cho luận án tiến sĩ. Anh ta không những viết thạo Hán tự mà còn nói được quan thoại và tiếng Quảng đông nữa. Thế thì anh ta là “thầy” tôi chứ đâu phải “bạn” như tôi tưởng.
Từ đó ngoài những giờ gặp nhau tại thư viện, anh ta còn mời tôi về tư gia của anh mỗi khi cần hỏi bài vở. Thấy tôi học có nhiều tiến bộ, nhưng tốn kém nhiều nên anh ta đã bảo tôi về sống trong một căn phòng nhỏ anh dành cho tôi miễn phí để có thể theo học lâu dài. Anh ấy và tôi kết nghĩa anh em, tuy hai người cùng niên tuế. Nhờ vào kiến thức uyên bác của anh ấy , sau nhiều năm theo học ở Pháp, tôi đạt được học vị mong muốn. Nhưng tôi sinh ra không gặp thời. Về lại Trung Hoa, thì nước tôi đã đổi chủ. Nhà cầm quyền chỉ dùng những người đã đi du học ở Liên Xô, ở Đức cùng một số trường đại học ở Đông Âu, còn những ai đã tốt nghiệp ngành văn chương hay triết học ở các quốc gia tư bản như Anh, Mỹ, Pháp... thì về nằm nhà để sung vào những tập thể lao động tay chân. Nhà nước và Đảng Cộng sản xem kiến thức này là “ không ích lợi bằng cục phân!”. Chán cho đời, tôi tự nguyện xuất gia để tiếp tục nghiên cứu triết học và tôn giáo theo ước mơ ban đầu. Tôi ở chùa này đã nhiều năm và thường đi viếng các cổ tự ở trong nước để tìm tòi học hỏi thêm. Tôi cũng nhiều lần đến Tây Tạng, Mông Cổ, Tân cương để trao đổi kiến thức.Nhờ đi lại dễ dàng trong tư thế một người xuất gia, tôi cũng thu thập những nhận xét về xã hội, nhân dân , sinh hoạt đương thời mà tôi biết ân nhân của tôi đang cần nên tôi đã tìm cách liên lạc với ân nhân, mặc dù anh ta chưa bao giờ nhờ tôi công việc này, có lẽ anh ta e ngại và nghĩ tôi là kẻ đã xuất gia. Nhưng đối với ân nhân của tôi, tôi phải phần nào đền đáp theo tình nghĩa đông phương.”
Vị lão sư nói đến đây thì trao tay cho ZC 18 tài liệu đem về đưa ông Hòa. Thầy cũng nói thêm:
“Nhân dịp anh đến đây, thầy cũng muốn truyền cho anh vài chiêu võ bí truyền của Thiếu Lâm để phòng thân và cũng để làm chút quà tri ngộ.”
ZC 18 khi nhận công tác đến Thiếu Lâm Tự trong đầu đã có ước vọng này mà trước mặt đại sư, chàng không dám hé môi.
Chàng rất vui mừng như người vừa trúng số độc đắc, nên liền quỳ xuống đảnh lễ sư phụ Không Không thiền sư ngay.
© PHƯƠNG-DUY TDC
Hôm nay kỷ niệm sinh nhật của điệp viên Thanh Bình ZC 18.
Thanh Bình sinh cùng ngày với vua nhạc rock Hoa Kỳ Elvis Presley, ngày 8 tháng 1 nhưng không cùng năm.
Ông tổng giám dốc hãng Viet-Tech biết người nhân viên thân thiết nhất của mình thích sưu tập những chai rượu quý, rượu lạ và dĩ nhiên rượu thuộc loại đắc tiền, nên ông mang đến tặng quà mừng sinh nhật ZC 18 ba chai scotch whisky thuộc loại thượng hảo hạng của ba nhà sản xuất nổi tiếng tại Vương quốc Anh.<!-- Read more -->
ZC 88 Holland đang nhìn những chai rượu đủ loại, đủ quốc gia sản xuất bày trong tủ kính đặt nơi góc phòng khách, mà ZC 18 thường gọi đùa là “ Sưu tập nước mắt quê hương” ở phía đối diện với tủ sách đầy những sách đóng bìa da gáy chữ dát vàng.
ZC 18 mê nhất là rượu Whisky mà phải Scotch whisky. Nên đi đâu trong valise của chàng cũng có nhiều chai dẹp dẹp chứa loại nước chống rét mùa đông này. Loại whiskey chế tạo tại Mỹ thường bị chàng chê. Loại rượu mà chàng “ sợ”nhất là rượu có ghi hàng chữ Vodka, dù Vodka ngon và nổi tiếng được chế tạo tại Ba lan hay tại Cô xắc như chàng đã thú nhận khi phải uống thực tập lúc mới vào nghề điệp viên.
Về rượu sản xuất từ nho, chàng thích rượu vang chế tạo tại Pháp nhưng chàng lại “dị ứng” với các loại rượu champagne dù loại nổi tiếng nhất của Pháp.
Vì thế “tủ rượu” của ZC 18 có nhiều chai whisky, không có whiskey. Có Vodka nổi tiếng của Côxắc, Ba lan, Nga, Mỹ. Và các chai rượu Vang “ vin de Bordeaux” chế tạo tại Pháp, vang Úc và Mỹ.
Riêng chai rượu K. VODKA được treo trên tường trong một hộp gỗ đặc biệt làm mọi khách mời phải chú ý vì hình dáng chai rượu chẳng giống ai ! và có vẽ lập dị ?. không đặt cạnh các chai vodka khác được.
Holland đọc tấm bảng đồng đính phía dưới:
“ Đây là chai rượu Vodka Nga chứa 41% cồn, do XI- 3 gửi tặng.
T ên gọi Kalashnikov Vodka hay K. Vodka, do nhà sản xuất rượu vốt-ka Mikhail Kalashnikov tung ra thị trường thế giới năm 2004 để giới thiệu một loại vodka đặc biệt của ông đựng trong chai làm theo hình dạng khẩu tiểu liên AK- 47 . Một vũ khí do ông sáng tạo năm 1947 trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa các nước theo chủ nghĩa cộng sản và thế giới theo dân chủ tự do, làm ông được nổi tiếng khắp thế giới đến ngày nay”
Ông Hòa nói với bạn bè đứng quanh:
“XI- 3, bạn của ZC 18 đã mua chai rượu K. Vodka này trong ngày bày bán đầu tiên vào năm 2004 tại nơi sản xuất, có kèm thủ bút và chữ ký tại chỗ đặc biệt của nhà sản xuất Kalash--nikov để kỷ niệm, làm quà tặng cho người bạn mà anh ta rất khâm phục khi cùng hoạt động chung. Thế mà mới đây, năm 2007, tổng thống Nga Vladimir Putin mới mang sang Hoa Kỳ một chai K. Vodka làm quà tặng cho tổng thống George W. Bush. Thật quá chậm đối với thời đại siêu tốc hiện nay!”
Holland góp ý:
“Có lẽ, ông Putin muốn nhắc tổng thống Bush khi nhìn thấy hình dạng chai K. Vodka, nhớ
mua hộ những khẩu súng AK- 47 do Nga chế tạo, đừng mua loại AK- 47 “dỏm”do các nước anh em, bà con, cựu đồng chấy, đồng rận...của Liên Xô cũ mà mấy lâu nay chú Sam đã mua mấy trăm ngàn khẩu để trang bị cho các đội quân đồng minh với Hoa Kỳ ở Trung Đông làm cho Nga không thu được thêm đồng đô la nào. Tiếc và tức thật! Theo nguồn tin của báo chí thì trong thời gian vừa qua các khẩu AK- 47 mà Hoa Kỳ trang bị cho quân Iraq không cánh mà bay mất hơn 150 ngàn khẩu.”
II- Hoàng Hạc Lâu.
Lần này, ZC 18 đi Trung quốc một mình. Holland rất muốn đi cùng, nhưng ông tổng giám đốc hãng điện tử Viet-Tech bảo:
“Nhiều năm cô đã thường trú và hoạt động ở lục địa, lý lịch của cô đã nằm trong sổ đen của Tình báo sở Trung quốc, nay dù cô có thay đổi nhân dạng, quốc tịch, lý lịch... cũng khó qua mặt cơ quan phản gián, tình báo này. Vả lại công tác giao cho ZC 18 không khó khăn lắm nên tôi nghĩ chỉ một mình cậu Bình đi cũng đủ.”
Lúc lái xe đưa Thanh Bình lên phi trường, Holland nói:
“Lúc rảnh rỗi, anh Bình nên đến huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc để vào uống rượu ở quán Hoàng Hạc rất nổi tiếng nhé !. Ngay như em, một người không biết viết văn, làm thơ... mà ngày xưa có một lần ngồi ở quán này chỉ để nhìn các khách, nhất với loại khách văn nghệ sĩ, thi văn nhân đến ngồi ngâm nga, bàn tán những câu thơ của Thôi Hiệu :
”Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu,
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du...”
và chỉ với hai câu thơ cuối :
“ Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
mà thi sĩ Tản Đà đã chuyển sang thơ Việt:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”
cũng đủ làm cho lòng người ly hương cảm thông với người xa xưa. Em chỉ biết có vậy thôi, nếu anh biết gì thêm thì kể cho em nghe với.”
“Muốn nghe chuyện cổ tích, thì phải có chút quà hối lộ anh thì anh mới kể.” ZC 18 làm khó.
“Vâng, có món quà mà em nghĩ rằng anh rất mê mẫn , thích thú em đang để ở nhà, bây giờ xin anh kể trư ớc khi nào công tác xong trở về sẽ dâng anh, được chưa?”
Nói xong, Holland kèm theo một nụ cuời mím chi thêm một cái nháy mắt...đa tình!
Thanh Bình hiểu ngay là món quà gì rồi. Chàng nói:
“Từ ngày xa xưa...có lẽ từ thời ông Bành Tổ, cho đến bây giờ ở thế kỷ thứ Hai Mươi mốt, mấy cha nội Con Trời Chúng kwoc Dành vẫn thi vị hóa những danh lam thắng cảnh của mình, mục đích để câu khách kiếm tiền nên mới có giai thoại sau đây:
Ngày xưa, một khách vào quán rượu, ăn uống no say... khi đến phần trả tiền, khách ngập ngừng... như muốn nói diều gì...mà như khó thốt ra lời..., chủ nhân nhìn thấy dung mạo của khách ... trông giống một đạo sĩ, tay chống gậy trúc đen bóng trông như mun, lưng đeo một ống sáo, mặt mũi hồng hào với chòm râu bạc trắng , mặc bộ áo mầu xanh tuy đã bạc mầu nhưng tươm tất, sạch sẽ.
“Tính sao đây?”
“Tính sao đây là tính sao đây!”
Người chủ quán trẻ nhìn lão nhân và khẻ nói:
“Tính sao cũng được, xin tiên sinh đừng quan tâm nhiều !”
“Ha! Ha! Hay nhỉ! Ta sẽ trả bằng Bút”
“Bằng Bút?”
Các khách hàng đang ngồi trong quán cũng như chủ nhân rất ngạc nhiên khi trông thấy lão ông lôi từ đãy vải ra nào bút lông to bằng cườm tay, nào thỏi mực xạ to như hòn đá...Rồi lão ông lấy rượu ngon, mài mực ngay trên mặt quày làm bằng đá vân cẩm thạch.
Lão nhân nhìn quanh.
“ À! Vuông tường này được.”
Nói xong, lão ông xăn tay áo, tay cầm bút vung mực thẳng vào tường. Mùi rượu tỏa mùi thơm khi bay lên thành những vẩn mây đậm nhạt trên tường. Đi qua, đi lại, ngắm rồi chấm mực vẽ, một vách núi hiện ra... lão nhân bỗng vỗ tay ...tức thời hiện ra một con hạc đang xõa cánh như sắp rẽ mây đáp xuống đỉnh non.
Bức tranh thủy mặc bỗng rực lên ánh vàng.
“Tranh Hoàng Hạc?”
“Tuyệt diệu quá!”
Mọi người trong quán đều trầm trồ khen ngợi.
Nhìn lại, lão nhân mà có người khách gọi tôn kính là đạo sĩ đã đi mất từ lúc nào rồi!
Kể từ ngày đó quán rượu càng ngày càng đông khách. Chủ nhân trở nên giàu có.
Chủ nhân hàng ngày, hàng năm vẫn nhớ và trông sự trở lại của lão nhân để dâng lên một lời cám ơn.
Mười năm trôi qua, người khách trở lại.
Vẫn dáng điệu cũ và như ngày xưa, lão nhân gọi rượu thịt. Chủ nhân nhận ra ân nhân của mình. vội vén áo gấm cúi chào thật thấp:
“ Ngài đã trở về. Thật vạn hạnh cho bỉ nhân có dịp nói lên lời đa tạ hảo ý của Ngài.”
Lão nhân không nói câu nào. Búng một hớp rượu ngon phun lên bức họa trên tường.
Mây mù bỗng hóa trong xanh, con hạc ẩn hiện...Rồi đạo sĩ rút sáo ngọc ra thổi... quán rượu tràn ngập ánh vàng, con hạc bay ra khỏi bức tranh và nhảy múa theo tiếng sáo quanh lão ông. Rồi Hạc vàng bay ra trước sân quán rượu, lão ông từ từ bước theo... leo lên lưng hạc, cỡi hạc bay bổng lên trời...”
Sau đó nhiều thi nhân nghe giai thoại, đến viếng quán rượu nổi tiếng này. Hàng ngàn bài thơ được làm ra sau khi rượu vào đầy bụng. Nhưng chỉ một bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được mọi người trân trọng nhất.”
III- Thăm Thiếu Lâm Tự.
Khi giao nhiệm vụ cho ZC 18, ông Hòa có dặn chàng phải lên Thiếu Lâm Tự để gặp người bạn già của ông: thiền sư Không Không.
Nên khi đến Bắc Kinh, ZC 18 liền mua vé máy bay đi Thiếu lâm tự ngay. Chàng đáp phi cơ Boeing 737 của hãng hàng không nội địa Trung quốc China Southern Airline đi Zhengzhou (Trịnh Châu), thủ phủ của tỉnh Hà-Nam ( H enan).
Thiếu Lâm Tự tọa lạc trên núi Tung sơn thuộc Hà Nam, là ngôi chùa nổi tiếng về môn võ Thiếu Lâm mà dân Trung hoa rất hãnh diện
Chàng thuê xe hơi tiến về hướng Tung sơn. Núi Tung Sơn là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Hoa. Tung Sơn có hai đỉnh là Thái thất sơn ở hướng đông cao nhất (1.440 mét ) và Thiếu thất sơn thấp hơn ở hướng tây. Chùa tọa lạc trong rừng Thiếu thất sơn nên có tên Thiếu lâm tự.
Đường lên núi rộng rãi dễ đi, nằm giữa hai bên rừng cây xanh tươi cao ngất không giống những phong cảnh trong các phim ảnh Hongkong mà chàng đã xem, đường núi gập ghềnh, hiểm trở phải dùng khinh công ( thuật đi lẹ và nhẹ như bay) mới hòng vượt qua được. Có lẽ ngày xa xưa dường sá chưa mở mang nên như vậy cũng nên.
Thiếu Lâm Tự chiếm một diện tích rộng trên đỉnh Thiếu thất, dãy Tung sơn.. Bước qua cổng Tam quan đồ sộ, vào trong khuông viên chùa, chàng thấy biển đề bốn chữ Hán lớn Đại Hùng Bửu Điện với bảy dãy nhà chính: Tam quan, Thiên Hoàng Cung, Bảo Chính Điện,Tàng Kinh Các, Thiền phòng, Đạt Ma Đường và Đại Hùng Bửu Điện là nơi thờ Phật.
Trọng bảy dãy nhà chính kể trên, trừ Tam quan, mỗi dãy nhà chính đều có nhiều nhà phụ riêng biệt.
ZC 18 đi vãng các dãy nhà lớn (chính), nhỏ (phụ), chỉ thấy những vị mặc áo lam sinh hoạt, quét tước, dọn dẹp phía bên ngoài nhà, không thấy những nhà sư áo vàng sinh hoạt như công phu, luyện tập võ thuật như cảnh trong các phim bộ Hongkong chàng đã xem.
Chàng muốn tận mắt xem một vài bản kinh cổ, nên trực chỉ Tàng Kinh Các, nơi chứa kinh sách như thư viện của chùa.
Tàng Kinh Các đang mở rộng cửa, nhưng sao không nghe tiếng người.
Chàng tháo bỏ giày và bước qua cửa. Nhìn phía góc phòng chỉ có một cụ cao niên mặc áo lam đang ngồi đọc sách. Chàng nghĩ là một cư sĩ.
Chàng khẻ cúi đầu chào bằng quan thoại khi thấy vị này ngừng xem sách, ngẩn đầu lên:
“ Nam mô A Di Đà Phật, kính chào Ngài...”
“A di Đà Phật, thí chủ là người Việt..”
“Bạch Ngài, cháu người Việt Nam cư trú tại Pháp”
“Thiện tai ! Thiện tai !, thế thì tốt quá, tôi muốn thử lại ngôn ngữ Pháp tôi đã học mà từ lâu không có dịp đàm thoại. Thế thì chúng ta nói tiếng Pháp nhé! Cám ơn thí chu.”
“Bạch Ngài, xin vâng...”
Vị lão ông nói ngay bằng tiếng Pháp, một giọng rất Parisien và một loại tiếng Pháp bác học bay bướm và chính xác:
“Phòng này mùa này hơi nóng, xin mời thí chủ cùng bần tăng ra phía sau chùa có rừng cây , có con suối chảy quanh để ngồi đàm đạo thoải mái và mát mẻ hơn.”
Cụ già đi trước, Thanh Bình theo sau như thể cha con đi dạo cảnh rừng.
Khi nghe cụ già xưng bần tăng , ZC 18 liền đổi lối xưng hô ngay.
“ Bạch đại sư, đệ tử xin lỗi..... đại sư , quý pháp hiệu là Không Không thiền sư?”
“Vâng.”
“ Bạch Đại sư, Cụ Hòa ở Paris kính gửi lời vấn an đại sư.”
“Vâng, tôi biết....khi gặp thí chủ bước vào Tàng Kinh Các là tôi biết ø người nhà rồi nên mới đề nghị dùng tiếng Pháp để đàm thoại, lỡ dân địa phương tình cờ nghe cũng không hiểu... để có thể đi báo cáo...”
Rồi đại sư nói tiếp:
“Thiếu Lâm Tự bây giờ chỉ còn là di sản văn hóa, một bảo tàng về tôn giáo nhưng không còn sinh hoạt tôn giáo như xưa nữa: không có võ dường tập luyện võ thuật, không còn kinh kệ, sinh hoạt phật sự như xưa, sách vở trong tàng kinh các không có người đọc... ngay cả bần tăng cũng không thường trú nơi ngôi cổ tự này từ lâu. Khi thí chủ từ dưới núi đi lên chùa, chắc quý thí chủ đã nhìn thấy những đại võ đường truyền dạy võ thuật thiếu lâm quy mô. Có gần bốn vạn học sinh trong bốn mươi sáu trường học, vừa dạy văn hóa vừa luyện võ thuật theo chương trình nhà nước soạn thảo và sinh hoạt theo chính quyền ấn định hòng đảm bảo chương trình giáo dục. Bần tăng không mặc áo vàng nhà sư như xưa, nay bần tăng mặc áo lam ( trông như cư sĩ) vì chỉ là thầy dạy sinh ngữ, văn chương và võ thuật. Thỉnh thoảng lên thăm Tàng Kinh Các để nhớ lại một thời đèn sách và tu học. Được tin ông bạn già ở Paris có phái một “ đệ tử thân tín biết chút võ thuật” lên viếng cảnh chùa, nên từ mấy ngày qua, tôi lên nghênh đón ờ Tàng Kinh Các đó.”
IV-Tâm sự lão sư Không Không.
“Ngày xưa khi còn ở tuổi thanh xuân, lúc chưa xuất gia, tôi được cha mẹ cho sang Pháp du học. Tôi học ban triết nên say mê đọc những cuốn sách viết về triết học Ấn độ và triết học Phật giáo. Một ngày kia tôi gặp một sinh viên trẻ người Việt trong một thư viện. Nhìn thấy anh ta ghi chép từ một cuốn sách viết bằng Hoa ngữ rất nhanh, chứng tỏ anh ta rất giỏi Pháp văn và thông thạo chữ Hán. Sau một hai lần gặp, tôi muốn làm quen để cùng bàn luận học hỏi, vì tôi không có bạn ở nơi xa lạ này để hỏi những gì tôi chưa hiểu thấu. Lại thêm anh này biết Hán tự nên cũng hy vọng anh ta giúp tôi hiểu dễ dàng hơn. Tôi trình bày điều này với anh ta. Anh ta vui vẻ chấp thuận. Từ đó tôi mới biết anh ta đã tốt nghiệp thạc sĩ văn chương và triết học , nay đang chuẩn bị cho luận án tiến sĩ. Anh ta không những viết thạo Hán tự mà còn nói được quan thoại và tiếng Quảng đông nữa. Thế thì anh ta là “thầy” tôi chứ đâu phải “bạn” như tôi tưởng.
Từ đó ngoài những giờ gặp nhau tại thư viện, anh ta còn mời tôi về tư gia của anh mỗi khi cần hỏi bài vở. Thấy tôi học có nhiều tiến bộ, nhưng tốn kém nhiều nên anh ta đã bảo tôi về sống trong một căn phòng nhỏ anh dành cho tôi miễn phí để có thể theo học lâu dài. Anh ấy và tôi kết nghĩa anh em, tuy hai người cùng niên tuế. Nhờ vào kiến thức uyên bác của anh ấy , sau nhiều năm theo học ở Pháp, tôi đạt được học vị mong muốn. Nhưng tôi sinh ra không gặp thời. Về lại Trung Hoa, thì nước tôi đã đổi chủ. Nhà cầm quyền chỉ dùng những người đã đi du học ở Liên Xô, ở Đức cùng một số trường đại học ở Đông Âu, còn những ai đã tốt nghiệp ngành văn chương hay triết học ở các quốc gia tư bản như Anh, Mỹ, Pháp... thì về nằm nhà để sung vào những tập thể lao động tay chân. Nhà nước và Đảng Cộng sản xem kiến thức này là “ không ích lợi bằng cục phân!”. Chán cho đời, tôi tự nguyện xuất gia để tiếp tục nghiên cứu triết học và tôn giáo theo ước mơ ban đầu. Tôi ở chùa này đã nhiều năm và thường đi viếng các cổ tự ở trong nước để tìm tòi học hỏi thêm. Tôi cũng nhiều lần đến Tây Tạng, Mông Cổ, Tân cương để trao đổi kiến thức.Nhờ đi lại dễ dàng trong tư thế một người xuất gia, tôi cũng thu thập những nhận xét về xã hội, nhân dân , sinh hoạt đương thời mà tôi biết ân nhân của tôi đang cần nên tôi đã tìm cách liên lạc với ân nhân, mặc dù anh ta chưa bao giờ nhờ tôi công việc này, có lẽ anh ta e ngại và nghĩ tôi là kẻ đã xuất gia. Nhưng đối với ân nhân của tôi, tôi phải phần nào đền đáp theo tình nghĩa đông phương.”
Vị lão sư nói đến đây thì trao tay cho ZC 18 tài liệu đem về đưa ông Hòa. Thầy cũng nói thêm:
“Nhân dịp anh đến đây, thầy cũng muốn truyền cho anh vài chiêu võ bí truyền của Thiếu Lâm để phòng thân và cũng để làm chút quà tri ngộ.”
ZC 18 khi nhận công tác đến Thiếu Lâm Tự trong đầu đã có ước vọng này mà trước mặt đại sư, chàng không dám hé môi.
Chàng rất vui mừng như người vừa trúng số độc đắc, nên liền quỳ xuống đảnh lễ sư phụ Không Không thiền sư ngay.
© PHƯƠNG-DUY TDC
No comments:
Post a Comment