Tuesday, September 23, 2014

HUYỀN DIỆU GỐC CÂY THỦY TÙNG 2000 NĂM TUỔI BIẾT CHỌN NGƯỜI TẠC TƯỢNG.

  Gốc cây thủy tùng vô cùng quý giá được một người kiểm lâm mua rồi hiến cho chùa. Nhà chùa đã phải tìm người đẽo tượng từ khắp nơi, hết nhóm thợ này đến nhóm thợ khác đến đẽo tượng Phật nhưng khi đụng dao búa vào đều gãy hết, chỉ có 1 nhóm thợ ở Hội An (Quảng Nam) là đẽo được. Sự kỳ lạ còn ở chỗ với các nhóm thợ khác thì cây rất cứng, nhưng với nhóm thợ này gỗ lại rất dễ đẽo, đẽo xong thì ngay lập tức cứng lại.
Kỳ lạ gốc cây thủy tùng tiền tỷ 2000 năm tuổi
Nghe câu chuyện kỳ lạ về gốc cây thủy tùng đã được đúc tạc thành bức tượng Phật đặt tại gian chính điện của tịnh xá Ngọc Ban (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và cảm thấy lý thú về những sự kỳ diệu xung quanh bức tượng này. Trò chuyện cùng chúng tôi, Ni sư Nhàn Liên là trụ trì tại tịnh xá Ngọc Ban này kể lại về nguồn gốc của gốc cây thủy tùng vô giá này. Sự vô giá của nó là bởi hiện tại cả Tây nguyên chỉ còn vài cây thủy tùng còn sống, mà mỗi cây có giá tới cả chục tỷ đồng. Ni sư Nhàn Liên cho biết: “Chừng 6-7 năm về trước, ở tận huyện Krông Năng, phía Đông Bắc tỉnh Đăk Lăk có một nhóm 4-5 người đồng bào Ê Đê hì hục đào một gốc cây to có đường kính tới 2m nằm lẩn sâu trong những lớp bùn đất. Gốc cây đó chỉ còn một phần thân nhưng rất lớn tới 3 người ôm mới hết. Lúc ấy tình cờ có người kiểm lâm đi ngang qua thấy, biết là cây gỗ quý hiếm nên đã ngỏ ý mua lại, và nhóm người dân tộc đồng ý bán với giá 10 triệu đồng. Ngay sau đó, người kiểm lâm thuê xe xúc, máy bơm rồi bơm nước xuống rồi hút bùn lên, để không ảnh hưởng tới rễ cây.
Sau đó thuê xe cẩu đến cẩu lên. Phải mất đến 2 ngày đào bới với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại mới đưa được phần còn lại của cây thủy tùng lên mặt đất!”. Một sự lạ là khi đào được gần 4m sâu dưới lòng đất, khi cho xe cẩu tới mọi người đều nghĩ với một gốc cây như thế thì dễ dàng lấy lên được, vì xung quanh gốc chỉ là bùn nhão, rất dễ để cẩu cây thủy tùng lên mà không sợ ảnh hưởng tới rễ cây. Thế nhưng chẳng hiểu sao năm lần bảy lượt cố gắng hết sức mà người lái xe cẩu không làm nhúc nhích chút nào gốc và phần thân còn lại của cây được, mà còn bị gãy trục cẩu nữa. Mọi người lại tiếp tục xúc, hút bùn lên, đào sâu tới hơn 8m, phải huy động tới hai chiếc xe cẩu khác mới đưa được cây thủy tùng rời lên được mặt đất.
Vợ người kiểm lâm này vốn là phật tử rất tín tâm, nhiều năm đi chùa lễ Phật biết chuyện nên nghĩ rằng gốc cây đặc biệt này phải có gì đó nên khuyên chồng hiến cúng lên nhà chùa, chứ bán đi thì uổng, mà nhà mình chưa chắc đủ phúc duyên giữ lại. Người kiểm lâm thấy vợ phân tích đúng quá nghe lời đã liên lạc với sư bà là cố Ni trưởng Thích Nữ Hoa Liên, Viện chủ Tịnh xá Ngọc Ban trước đây, mong được hiến cúng về Tịnh xá. “Khi người kiểm lâm cho người chở phần còn lại của cây Thủy Tùng đến Tịnh xá, gốc cây có đường kính hơn 2m, và sư bà cũng như các ni sư lúc ấy nhìn thì thấy tạc tượng Quán Thế Âm Bồ Tát là hợp lí, mà phải là tượng đứng. Ông ấy cũng nói rằng vợ chồng ông ấy hiến cúng Tịnh xá gỗ quý, nhưng phải dùng để tạc tượng Quán Thế Âm Bồ Tát chứ không được dùng làm việc gì khác, nếu sư bà đồng ý thì vợ chồng ông ấy mới để lại. Nếu không, ông ấy dành hiến cúng tới chùa lớn. Thế rồi sư bà tiếp nhận và nói sẽ sớm tiến hành tạc thành bức tượng lớn để đặt ở chính điện cho phật tử đạo hữu tới chiêm bái!”, Ni sư Nhàn Liên kể lại.
Kỳ lạ bức tượng chọn người tạc đẽo
Nhận được gốc cây lớn vô cùng quý giá như thế, đích thân sư bà Ni trưởng Thích Nữ Hoa Liên lặn lội tới Gia Lai, rồi ra Hà Nội, tìm khắp các nơi thợ tạc tượng danh tiếng nhất rồi mời về. Lạ kỳ một điều là hết nhóm thợ này đến nhóm thợ khác đến nhưng đều lắc đầu trở về vì không làm được. Hỏi ni sư Nhàn Liên vì sao, ni sư trả lời: “Hồi ấy sư bà mời thợ thuyền về đông lắm, dựng sạp dựng lều cho mọi người tạc tượng tránh mưa tránh nắng bên hông Tịnh xá này. Gốc cây thủy tùng nằm ở đó được dựng lên để các nhóm thợ tạc đẽo. Nhưng việc dựng được gốc cây này lên cũng gian trân lắm. Hai chiếc xe cẩu cỡ lớn được điều tới để dựng gốc cây lên nhưng mãi mà vẫn không được. Cứ luồn dây cáp bằng thép vào để nâng lên thì cái thì đứt, cái thì tuột, rồi đang nâng lên nửa chừng thì bị chết máy. Nhiều người lấy làm lạ lắm nhưng không thể giải thích được vì sao. Sư bà phải đích thân lập đàn chay cúng nguyện mất một buổi, sau đó mọi sự mới thuận buồm xuôi gió. Lúc ấy chỉ cần một chiếc cẩu nâng lên rất nhẹ nhàng!”. 
Thế nhưng việc tạc đẽo tượng lại tiếp tục xảy ra những sự cố. Khi các thợ bắt tay vào công việc thì chẳng hiểu sao búa đục cái thì gãy, cái thì mẻ hết. Gốc cây thủy tùng lúc ấy bỗng dưng cứng lại như đá, không thể nào đục đẽo được. Hết nhóm thợ này đến nhóm thợ khác đến làm việc đều bị như thế cả. Chỉ cần đưa đục chạm vào gõ mấy cái thì y như rằng chiếc đục sẽ bị mẻ, dùi thì gãy, có người thì gõ cả vào tay. Biết bức tượng phật mà sư bà định tạc đẽo kén duyên người tạc, nên sư bà lại lặn lội đi khắp nơi tìm các nhóm thợ về thực hiện công việc. Sau đó, có người mách nước có một nhóm thợ ở Quảng Nam có tay nghề rất cao, thế là sư bà lặn lội tìm tới một xưởng gỗ ở Hội An tìm được một nhóm thợ nhận lời về Tịnh xá làm việc. Nhóm thợ này là 5-6 nghệ nhân, đều là những chàng trai trẻ độ tuổi 20-22 tuổi, chưa ai lập gia đình. Về Tịnh xá, họ sớm bắt tay vào tạc tượng. Họ còn trẻ, nên vừa làm việc hăng say, vừa bật nhạc, hát hò vui nhộn. Các ni sư cũng hiểu, cùng trợ duyên cho họ, thêm động lực chuyên tâm công việc. Gỗ cây thủy tùng lúc ấy chẳng hiểu vì sao lại mềm như nến sáp, chỉ cần dùng dao nhỏ cũng gọt được nên chừng 2 tháng sau, bức tượng hoàn thành theo bản thiết kế của những nghệ nhân. 
Nhưng, lúc ấy khuôn mặt tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trông na ná những hình tượng bên Đài Loan, sư bà không chịu nên đã tìm hình ảnh tôn tượng Ngài trông thật Việt Nam và yêu cầu sửa lại, rồi công việc cũng thành tựu như ý. Công việc vừa hoàn tất thì bức tượng nhanh chóng “đóng băng”, rắn hơn đá hoa cương không có gì đục lại được. Ni sư Nhàn Liên cho biết: “Quả thật việc đục tạc tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là một công việc đầy khó khăn, trải qua nhiều công đoạn và hầu như lúc nào cũng có những sự việc lạ kỳ. Có lẽ vì chữ duyên với bức tượng như thế này nên không phải ai cũng hiệp tâm làm được. Từ một gốc cây thủy tùng như thế, giờ thành một bức tượng vô cùng đẹp đẽ và quý giá như thế này quả là một kỳ công!” Ni sư Nhàn Liên cho biết, khi nhà chùa nhận gốc cây này về, có người bên kiểm lâm đã tới tìm hiểu và đánh giá về tuổi của gốc cây này, mọi người đều trầm trồ và ngạc nhiên khi nhóm kiểm lâm giám định gốc cây thủy tùng này cũng đến hơn 2000 năm tuổi. Mà theo kinh điển Phật giáo, cây gỗ có tuổi như vậy thì đã được “thọ thần”. Chính vì thế việc tạc đẽo tượng cũng lắm sự lạ kỳ không thể lý giải được.
Ni sư Nhàn Liên cho biết: “Từ khi tôn tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hoàn thành được đặt tại chính điện của Tịnh xá Ngọc Ban này, đại chúng thập phương đến chiêm bái ngày càng thêm đông, ngưỡng vọng thành tâm cầu nguyện, và có nhiều sự linh ứng, ai cầu gì đều được Ngài phù hộ, ứng nghiệm ngay. Sức mạnh từ bi độ nguyện nơi Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cảm ứng tới rất nhiều người, mà chỉ tự thân mỗi người với tất cả tâm lòng thành kính cảm nhận được những linh ứng và sự kỳ diệu!”. Hiện tại, bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng cây gỗ thủy tùng này được đặt tại Tịnh xá Ngọc Ban, tại gian chính điện từ lúc hoàn thành đến nay. Ni sư Nhàn Liên cho biết, nhiều lần có một số người đến thương lượng mua lại bức tượng này với giá vài tỷ đồng, nhưng đây là quà tặng của chùa nên không được phép bán. Nói đến chuyện liệu có bị trộm mất hay không, ni sư Nhàn liên cười cho biết có mấy lần vì muốn dịch chuyển tượng sang một chút để lau chùi, sửa sang lại mái nhà đều không được dù đã huy động cả chục người đàn ông lực lưỡng đến. Ni sư Nhàn Liên cho biết: “Rất có thể những hiện tượng lạ từ gốc cây thủy tùng nghìn năm tuổi này có được ấy là do đã được thần hóa, qua mấy nghìn năm trải nắng mưa và qua biết bao đời người đã chứng kiến được những điều kỳ lạ nên “thọ thần”. Các nhà khoa học có đến tìm hiểu về gốc cây và cả bức tượng này nhưng đều chưa đưa ra được kết luận vì sao gốc cây có lúc cứng như đá, có lúc lại mềm như sáp. 
Chuyện một gốc cây có tuổi đời 2000 năm với vô vàn những điều kỳ bí xung quanh việc tạc thành bức tượng Phật vẫn được người dân nơi đây truyền tai nhau, và với sự linh thiêng kì diệu đó, mỗi người khi đến chiêm bái bức tượng này đều tự dặn lòng mình phải sống từ bi hơn, làm nhiều việc thiện hơn để cuộc sống được thanh thản. 

Cao Lau, One Of Vietnam's Greatest Culinary Treasures - Alison Spiegel


Chewy noodles, smoky pork, crisp greens, crunchy croutons and refreshing bean sprouts: it may sound like an odd medley, but together these ingredients compose one of Vietnam's most iconic dishes, also its most mysterious. The dish is called cao lau, and it hails from Hoi An, a town in central Vietnam.
Hoi An is a special place for many reasons. An important port from the 15th to the 19th century, Hoi An was a critical center of trade for Vietnam and became home, temporary or permanent, to foreigners from all over, most importantly the Chinese and Japanese. From Chinese temples and pagodas, to the iconic Japanese covered bridge, influences from Hoi An's trading days are still visible everywhere in town, and the French colonial architecture added to the mix makes Hoi An effortlessly charming. The town retained much of its old-world character by a turn of bad luck when the Thu Bon river silted up, preventing ships from docking there and essentially halting all commerce and development, and then a turn of good luck when the tourism industry revived the town in the early 1990s. Hoi An was declared a UNESCO world heritage site in 1999, and today it is a flourishing tourist center. Mustard yellow colonial buildings with vine covered terraces line dusty streets, and lanterns light up the old city at night. The delightful atmosphere alone makes Hoi An worth the visit, but perhaps the best reason to visit Hoi An is the food.
Because of all the international influences, Hoi An is something of a melting pot when it comes to cuisine. All of Vietnam can make the same claim, but Hoi An, a small city of only 120,000 people, is a concentrated mecca of international and homegrown flavors. From the lively street food scene to the renowned restaurants, there is no shortage of places and ways to eat in Hoi An -- at all hours of the day. The central market is at its busiest before 7 a.m., when locals can be found slurping noodle soups and doing their daily food shopping. And the city comes alive at night when the temperature cools and the night market wakes up. Hoi An is also home to a few specialty dishes that are unique to the city. There's com ga: a chicken and rice dish in which the rice is cooked in chicken broth and topped with shredded chicken, coriander and onions. There's white rose dumplings: shrimp and pork dumplings topped with crispy garlic. And then there's cao lau -- Hoi An's signature noodle dish.
2014-09-20-image.jpg
Cao lau consists of thick rice noodles, pieces of barbecued pork, greens and crunchy croutons. The pork is sliced thin and cooked in the traditional Chinese method known as char siu. In addition to adding greens on top of the dish, it's also common to add bean sprouts, which together with the greens adds a burst of freshness and crisp texture to the chewy noodles and meaty pork.The final touch is the crunch of the croutons, which are made from dried cao lau noodles.
The cao lau noodles are the star of the show and the ingredient that makes this dish unique to Hoi An. While the exact recipe is known only to a few people, the tale behind the noodles is legendary. First, cao lau noodles are said to be made using only water from one ancient well in Hoi An called Ba Le well. The well is surprisingly unmarked in a town that depends on tourism and would undoubtedly profit on making it a better-known stop on the tourist circuit. Tucked inconspicuously in an alley, however, wedged right up against a house, the well looks like nothing special and could be easily missed if you're not looking for it. This obscurity makes the well all the more mystical, adding to the esoteric quality of the noodles made with its water.
In addition to the water for cao lau noodles supposedly coming from this one, special well, the water is also supposed to be mixed with a specific type of ash to create a lye solution. The ash is said to come from a type of tree found on the Cham islands, which are off the coast of Hoi An.
The precise process of making cao lau noodles also sets them apart. The recipe is a secret, known only to a few families in Hoi An. More and more people are trying to get their hands on the recipe, of course, and in 2012 writer David Farley for AFAR magazine ventured to Hoi An to get to the bottom of it. While he was allowed to watch the noodle-making process by one family, he didn't walk away with the recipe, which is still largely protected -- at least enough to keep the noodles a unique specialty that you can't easily find outside of Hoi An.
What Farley did find out is that the noodles are steamed, not boiled, like most noodles. And while the family that Farley visited used to make the noodles with water exclusively from the Ba Le well, they now use water from a well they dug themselves next to their house. A family member also told Farley that for the lye solution, they use ash from local wood, not wood from the Cham islands. Whether or not cao lau is made with water from the Ba La well and ash from the Cham islands these days is besides the point, however. The dish is still a local a speciality made using local ingredients, and it's absolutely worth traveling for. The combination of textures, like the legends behind each ingredient, come together to create a beguiling whole.
On top of it all, cao lau's origin is still unknown. Some speculate that the noodles, because of their heft and thickness, were inspired by Japanese soba noodles, while the char siu pork, on the other hand, indicates the dish might have Chinese origins. With its murky, mixed roots, legendary ingredients and guarded family recipe, cao lau is truly one-of-a-kind, just like its home town.

Vấn Vương - Thơ Thu Phong



Nhớ...Phan Thanh Giản buổi trường tan,
      Thơ thẩn em đi trong chiều tàn.
      Nắng úa nhẹ nhàng hôn tóc biếc ,
      Mây vàng lơ lững uốn không gian.
      Bâng-khuâng tự hỏi lòng mình có...
      Rạo rực trong tim bóng một chàng?!
      Nếu biết tình anh đang ngóng đợi ,
      Ta nhờ mây gió kết xe loan ...

                    *    *    *
      Một thoáng buồn thương về dĩ vãng ,
      Xa rồi trầm mặc thuở hồng hoang !
                 
San Jose, Sept./23/2014

Thu Phong

Monday, September 15, 2014

Thư Mời tham dự Ra Mắt "CHÍNH LUẬN" của Trần Trung Đạo


Thư mời tham dự buổi giới thiệu

CHÍNH LUẬN TRẦN TRUNG ĐẠO

Trân trọng kính mời: Quý Đồng Hương Thân Hữu

Tham dự buổi giới thiệu “Chính Luận Trần Trung Đạo” của nhà văn nhà thơ Trần Trung Đạo.

Tổ chức từ 1:30 giờ chiều đến 5 giờ chiều
Chủ Nhật 12 tháng 10 năm 2014
Hội trường Yerba Buena High School
1855 Lucretia Ave, San Jose, CA 95122.

Trần Trung Đạo là tác giả của hàng chục tác phẩm thuộc nhiều thể loại thơ, văn, tâm bút, tiểu luận, chính luận trong đó có thi phẩm nổi tiếng Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười ra đời tại San Jose 1992.
Lần này qua “Chính Luận Trần Trung Đạo,” tác giả tập trung vào ba chính đề gồm:
-Hiểm họa Trung Cộng;
-Thực trạng Việt Nam; và
-Chính sách tẩy não của CSVN.
Chính Luận Trần Trung Đạo ra đời trong giai đoạn này như một đóng góp kiến thức và lý luận vào cuộc đấu tranh chống độc tài CS tại Việt Nam và chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán Trung Cộng tại Đông Nam Á.
Chương trình được sự bảo trợ của nhiều hội đoàn, đoàn thể văn hóa và cơ quan truyền thông báo chí tại Bắc California.

Ban tổ chức trân trọng kính mời.

Liên lạc BTC:

Lê Văn Đức: 408-551-9723
Phạm Bằng Tường: 408-375-8611
Nguyễn Ngọc Mùi: 408-655-2367
Khổng Trọng Hinh: 408-590-3574
Nguyễn Xuân Nam: 408-482-6527
LS Nguyễn Tâm: 408-876-8766

T.M. Ban Tổ Chức

Lê Văn Đức

Trần Trung Đạo Ra mắt sách ở Virginia

Vào ngày 19 tháng 9 vừa qua, Nhà thơ Trần Trung Đạo đã Ra mắt cuốn "Chính Luận", một tác phẩm mới nhất của Anh.
Mời quí đồng hương và thân hữu bấm vào link sau đây để xem một số hình ảnh do anh Nhất Hùng tử thủ đô WASHINGTON DC gửi tới, về buổi RMS ấy.

 RA MẮT SÁCH "CHÍNH LUẬN" CỦA TRẦN TRUNG ĐẠO TẠI VIRGINIA <13/09/2014>

Saturday, September 6, 2014

Trung Thu Hải Ngoại - Nguyễn Quý Đại (Đức)




Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời 
Cha còn cắt cỏ bên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan văn
Quan thì cầm bút cần nghiên
Quan thì cầm tiền đi chuộc lá đa

Bên Úc Châu thời tiết vào Xuân nắng ấm hoa lá đâm chồi nẩy lộc, ngược lại Âu Châu thời tiết vào Thu gió se lạnh, thỉnh thoảng có mưa rơi nhỏ hạt. Rừng lá xanh sắp đổi màu vàng, đỏ uá cho mùa thu đến. Có những đêm không mây mù bao phủ, bầu trời đẹp quang đảng, chúng ta thưởng thức ánh trăng vàng mát dịu. Rằm tháng Tám gợi cho chúng ta sống lại thời thơ ấu vui đùa hồn nhiên với Tết Trung Thu

Năm nay rằm tháng Tám là ngày 08 tháng 9 Dương lịch. Các tiệm thực phẩm Á Châu bán bánh trung thu, lồng đền lộng lẫy, Những hợp bánh Trung thu màu đỏ sậm, bánh dẻo, bánh nướng… những chiếc lồng đèn gợi cho chúng ta nhớ thời ấu thơ, trong dịp tết Trung thu theo mẹ ra chợ, mua những đồ chơi bằng giấy bồi, hoặc dán lên bộ khung bằng tre nứa như lồng đèn hình ngôi sao, hình bánh ú .. một số đồ chơi lớn như đèn kéo quân, tối đến thắp nến sáng các vòng dán hình người, thú và cảnh vật từ chuyển động, từ ngoài nhìn qua các lớp giấy bóng màu, các hoạt cảnh cứ liên tục diễn ra nhịp nhàng, sống động như một màn hình. Ngày xưa ở phố hàng Mã Hà Nội người ta thường bày bán đủ các loại lồng đền, đủ kiểu đủ màu, không thiếu hình các ông tiến sĩ giấy. Nguyễn Khuyến trong bài thơ Ông nghè tháng tám đã viết

Mấy chú Hoa Nam khéo vẽ trò,
cũng cờ cũng cũng biển cũng cân đai

Nhiều người thích mua cho con chơi và mơ ước con cái sau nầy sẽ là những người khoa bảng có điạ vị trong xã hội. Các phố hàng Đường, hàng Bườm bán đủ các loại bánh Trung Thu. Ngày nay khắp nơi đều có bày bàn quà bánh Trung Thu, lồng đền, thời văn minh khoa học phát triễn có thêm những đồ chơi bằng nhựa, những con bướn, chim bồ câu bằng điện tử bay lượn quanh gian hàng, càng tăng phần hấp dẫn hơn.

Hằng năm người Việt ở hải ngoại tổ chức tết Trung Thu, để trẻ em có cơ hội gặp nhau, dự thi lồng đèn dự thi ca nhạc với quốc phục, thi vẽ với đề tài về ngày tết Trung Thu vv...  Sinh hoạt vui chơi của các cháu, gợi cho chúng ta nhớ lại thời thơ ấu xa xưa ở quê nhà. Kỷ niệm khó quên thời tôi ở Hội An, năm 1965 Tỉnh trưởng Quảng Nam tổ chức cho các trường Trung - Tiểu học dự thi lồng đền Tết Trung Thu, nhiều trường làm lồng đèn đẹp như: con thỏ ngồi trên qủa điạ cầu cử động đôi tai dài, con bướn vàng, chim bồ câu, đèn kéo quân, hay hình ngôi sao lộng lẫy từ ánh sáng của những cây nến bên trong. Được chấm giải nhất lồng đèn là cái bản đồ Việt Nam dài 2m, dày 20 cm khung tre, bồi giấy kính màu vàng, đỏ chia 2 miền Nam - Bắc, phần miền Nam màu vàng có chú Cuội ngổi thồi sáo, trẻ em vui mừng đón trăng với bánh kẹo đầy mâm, trong khi miền Bắc trẻ em ngồi buồn ở gốc cây đa, diễn tả đúng với trình trạng xã hội ngoải Bắc thời đó!

Tết Trung Thu người ta uống rượu, uống trà thưởng trăng, và vì vậy Tết này còn được gọi là Tết Trông Trăng, ngày rằm Trung Thu ở Việt Nam nhằm vào tiết Thu phân nên khí âm và Dương điều hòa với đêm ngày bằng nhau. Bầu trời quang đãng, khí hậu ôn hòa nên người ta cảm thấy dễ chịu nhất trong năm. Hơn nữa, thu là mùa lúa chín, nên việc đồng áng rảnh rỗi.. Nhiều gia đình nhân dịp nầy làm nhiều thứ bánh bày cổ trông trăng, làm lễ cúng tổ tiên ông bà rất phong phú nhiều trái cây, bánh kẹo.

Theo sự tích Việt Nam, phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, (1) chú Cuội bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
           
Các vì sao trên trời cao sáng nhấp nháy, dưới trần gian các cháu mời trăng, rước trăng về trẻ em lũ lượt kéo nhau ra phố, mỗi đưá cầm chơi một cái lồng đền thắp nến bên trong càng tạo một không khí huyền hoặc dưới ánh trăng vàng vằng vặc.
 các em cùng nhau hát gọi trăng những bài đồng dao, bài ca "Ông giẳng, Ông giăng ..." Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi.

Ông Giăng ơi, xuống chơi với tôi
Nhà tôi có một bát cơm xôi
Có nồi cơm nếp, có nệp bánh chưng
Có lưng hũ rượu, có khướu đánh đu
Thằng cu giữ lại, mẹ đẻ bồng con
Cái lon mức nước, cái lược chải đầu
Con trâu cày chiêm, cái liềm hái lá
Con cá có vây, thợ rèn có buá
Nhà chuá có tàn, nhà quan có lọ..

Hết ngồi hát vỗ tay, các em lại đứng lên nắm tay nhau thành vòng tròn xung quanh mâm cỗ, vừa đi vừa hát:

Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời, tìm nơi gió mát
Cùng hát véo von, mời ông trăng tròn
Ra chơi với bé, xì xà xì xạp..

Sau đó các em đi ngược lại và hát tiếp như điệp khúc:

Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời, lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê, cho dê đi học
Cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp
Ngồi xệp xuống đây…

Đôi khi trẻ em quây quần bên bà nội hay mẹ nghe kể chuyện về trăng có Hằng Nga dịu dàng tươi trẻ, hoặc về chú Cuội láu lỉnh “ngồi gốc cây đa, thả trâu ăn lúa, gọi cha hời hời…” Các em nghe chuyện, ăn quà bánh người lớn cũng vui với trăng hoà mình với thiên nhiên: Nói về trăng như những luyến ái với nhân gian. Với lứa tuổi nam nữ yêu đương là những vầng trăng thề, trăng chia phôi, trăng nhớ nhung, trăng khắc khoải... trong truyện Kiều 3522 câu lục bát chỉ nhắc đến hai ba chữ "nắng " nhưng đã nhắc đến 38 chữ "trăng" với bao nhiêu sắc vẻ trữ tình như trăng bạc, trăng già, trăng gió, trăng hoa, trăng huyết, trăng mới. trăng tà, trăng tàn, trăng thâu, trăng thề, trăng tròn ...            

Vầng trăng rất quan hệ đến sinh hoạt, tính khí và sinh lý của vạn vật trên mặt đất qua hiện tượng thủy triều và ảnh hưởng huyền bí trên mùa màng cây cỏ. Về hình dáng và thời điểm xuất hiện của vầng trăng trong tháng được nhà nông kể thuộc lòng theo vần theo điệu như sau:

Mồng một lá trai,
Mồng hai lá lúa,
Mồng ba câu liêm,
Mồng bốn lưỡi liềm,
Mồng năm liềm giật,
Mồng sáu thật trăng,
Mười rằm trăng náu,
Mười sáu trăng treo,
Mười bảy sảy giường chiếu,
Mười tám trăng lẹm,
Mười chín dụn dịn,
Hai mươi giấc tốt,
Hăm mốt nửa đêm,
Hăm hai bằng tai,
Hăm ba bằng đầu,
Hăm bốn bằng râu,
Hăm lăm bằng cầm,
Hăm sáu đã vậy,
Hăm bảy làm sao,
Hăm tám thế nào,
Hăm chín thế ấy,
Ba mươi không trăng.

Qua những kinh nghiệm theo nghề nông Việt Nam còn có những câu sau để tiên đoán việc nông gia

Muốn ăn lúa ré, xem trăng rằm tháng giêng,
Muốn ăn lúa tháng 5, xem trăng rằm tháng 8
Muốn ăn lúa tháng 10, xem trăng mồng tám tháng 4

Tô Đông Pha trong hai bài Tiền Xích bích phú và Hậu Xích bích bất hủ sáng tác vào mùa thu năm Nhâm Tuất (năm 1082) đã tạo một ảnh hưởng sâu đậm cảnh sông nước Trường giang dưới ánh trăng thu, Tô Đông Pha đã luận về thân phận phù du của con người trong vũ trụ mênh mang bất diệt để kết luận với cái triết lý hưởng lạc trước mắt trong kho tàng thiên nhiên vô tận:

 Nước kia vẫn xuôi giòng chẩy xiết,
Mà chưa từng đi hết chút nao!
Trăng kia có lúc đầy hao,
Mà ta chưa thấy khi nào bớt thêm
Cứ lúc biến mà xem trời đất,
Thì chẳng qua chớp mắt mà thôi.
Cứ khi không biến mà coi,
Thì ai ai cũng lâu dài như nhau

(Tiền Xích Bích Phú dịch nôm của Đào Nguyên Phổ)

Nói về Trăng là cả một nguồn thi hứng để sáng tác. Các thi nhân ca tụng trăng khi nghe đờn hát, khi ngắm hoa, khi lên núi cao, khi dong thuyền trên sông nước.... Những áng văn nổi tiếng của những thi hào đều được sáng tác dưới trăng: Trong bài Tương tiến tửu, thi bá Lý Bạch khuyến khích người ta:

Khôn nỡ để chén vàng trơ dưới nguyệt.
Nhân sinh khi đắc ý nên càng,

Trong Tỳ bà hành (mùa thu năm 816 CN), Bạch Cư Dị đã tả:

Thuyền không đậu bến mặc ai,
Quanh thuyền trăng giãi, nước trôi lạnh lùng.
  
Những ngày xa quê hương muốn có những đêm trăng để thưởng thức rất khó ,vì thời tiết ở Âu Châu vào thu trời không đẹp như ở bên quê nhà, nhờ vẽ đẹp của thiên nhiên với ánh trăng vàng  mùa Thu! Tản Đà với thơ ngông, chán đời đã gởi chị Hằng một phần tâm sự

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần giới em nay chán nửa rồi.
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Chúng ta khó quên kỷ niệm thời ấu thơ, vui chơi Tết Trung Thu chỉ còn lại trong ký ức tuổi đời theo bóng ngã chiều tà. Thời gian đi mãi không đợi chờ ai!

Ai đâu trở lại mùa thu trước,
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
./.

Một phim ngắn Tết Trung Thu của gia đình nghèo rất cảm động.


Nguyễn Quý Đại 


Tham khảo tài liệu Tết Trung Thu

1/ Sự Tích Chú Cuội

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con, bốn con cọp con vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.

Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:

- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó! Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.

Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội. Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.

Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.

Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.

Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.

Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa....


NGUYỄN QUÝ ĐẠI