Friday, June 27, 2014

Đêm trong Phố cỗ Hội An - phương


Đêm dạo phố Hội An


a-P6223026.jpg
 
a-P6223042.jpg
 
a-P6223064.jpg
 
a-P6223068.jpg

a-P6223070.jpg

a-P6223076.jpg
 
a-P6223084.jpg
 
a-P6223090.jpg
 
a-P6223092.jpg
 
a-P6223100---Copy.jpg
 
a-P6223101---Copy.jpg
 
a-P6223104.jpg
 
a-P6223106.jpg
 
a-P6223102.jpg

a-P6223108---Copy.jpg
 
a-P6223112.jpg
 
a-P6223114.jpg
 
a-P6223116.jpg

Họp mặt cuả Hội Đồng hưong QNDN tại Ontario - Canada

BÀI THƠ CHO ĐỖ THỊ MINH HẠNH - Trần Trung Đạo


Em ra đời
Mười năm sau cuộc chiến
Bom đạn đã thôi rơi, sao tiếng khóc chưa ngừng 
Câu hát hòa bình, sao nước mắt rưng rưng
Từng đoàn người vẫn lần lượt ra đi
Xuống biển, lên non, băng rừng, vượt suối
Tự do! tự do! 
Dù đổi bằng mạng sống
Dù phải chết ở quê người hơn ở lại quê hương.
Tuổi thơ em
Được nuôi bằng những giọt tình thương
Mẹ vắt ra từ bầu sữa cạn
Bằng giọt mồ hôi cha trong sớm chiều lận đận
Cõng cuộc đời trên chiếc lưng cong.
Những nỗi nhọc nhằn đã làm em khôn lớn thêm nhanh
Để biết thương yêu đồng bào lao động
Để biết lắng nghe tiếng thở dài của núi sông và lời thì thầm của tình yêu mơ mộng
Để biết mỉm cười trong cả lúc khổ đau.
Đất nước mình không có hôm nay
Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu
Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ
Nếu không có những người con gái như em
Dòng sông dài và phiến đá chông chênh 
Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi
Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại
Dân tộc này rồi sẽ ra sao?
Em bước vào tù khi tuổi mới hai mươi
Tuổi đẹp nhất của thời con gái
Bên ngoài trại giam, mùa xuân đang qua và không trở lại
Nhưng trong trái tim em, xuân mãi mãi không tàn
Hạnh phúc của em là hạnh phúc của dân oan
Của những con người không có quyền được nói
Niềm vui của em là niềm vui của đàn em thơ mới lớn
Của những mái đầu bị xóa mất màu xanh.
Đảng xô em vào vũng bùn đen lọc lừa, giả dối, gian manh
Em lọc ra những giọt nước ngọt ngào, tinh khiết
Đảng trồng trong nhận thức em cây hận thù chém giết
Em chăm sóc cây để trổ trái tình người
Đảng đốt cuộc đời em bằng ngọn lửa bạo tàn rực đỏ khắp nơi
Em thổi tắt để thành nguồn sưởi ấm
Đảng biến em làm con sâu đo uốn mình quanh bốn vòng cửa cấm
Em thoát thân thành cánh bướm vàng.
Hôm nay
Lịch sử đang chờ em để bước sang trang
Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại
Những người chết đang bắt đầu sống lại
Những người đi đang lần lượt quay về.
Giữa quê người còn một bài thơ
Viết cho em bằng những dòng hy vọng
Đừng gục xuống, đừng than thân trách phận
Hãy mỉm cười như một chuyến đi xa
Mẹ sẽ chờ em dù năm tháng trôi qua
Sông núi chờ em trong ngày hội lớn.
Những uất hận ngày nào chảy theo dòng sông Hát
Đang trở thành những lớp phù sa.
Trần Trung Đạo

Tuesday, June 24, 2014

ĐẤT VÀ BIỂN - Thơ Phan Thanh Cương (Đông Giang /DN)




đất và biển song sinh ngày mở nước
biển thức đêm giấc ngủ đất không thành
tin mưa đảo đất trong này đã ướt
đất vì thương biển trở nên xanh

khi thân thể có dự phần của biển
biển xa mà gần gũi mặn da mình
khi hạt muối cũng mang lời biển gọi
mặt trời qua vì đất, biển kết tinh

bờ vươn dậy gồng mình cho biển dựa
cha Lạc Long vừa ôm mẹ Âu Cơ
tiếng mẹ khóc trường sơn đau khe suối
những dòng đời thương mẹ chảy ra khơi

ngực đất nước trải mình ra với biển
Hoàng-Trường Sa như những trái tim nhô
người lính xưa quên mình theo sóng đỏ
sóng hôn bờ làm trắng mảnh khăn sô

khi đất nước trái tim còn một hướng
biển đất cùng chung một mẹ cha
giấc mơ giặc không có đường biên giới
thì biển đông còn đỏ sóng quê nhà.

Sài Gòn 14.06.2014
Phan Thanh Cương K8

Friday, June 20, 2014

Họp Mặt Hội Ái Hữu Cựu HS Phan Thanh Giản Đà Nẵng


Họp Mặt Hội Ái Hữu Cựu HS Phan Thanh Giản Đà Nẵng 

 

Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Trường



Tối Chủ Nhật ngày 15 tháng 6 năm 2014, tại nhà hàng Seafood Place Restaurant 12181 Brookhust St,. Garden Grove, CA 92840. Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Thanh Giản Đà Nẵng Tại Hải Ngoại đã tổ chức Đại Hội Kỳ VIII-2014, kỷ niệm 60 năm Thành Lập Trường Phan Thanh Giản, tham dự buổi họp mặt ngoài qúy Thầy Cô, các cựu học sinh và gia đình về từ khắp nơi trên thế giới còn có sự hiện diện của qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, qúy hội cựu học sinh bạn và các cơ quan truyền thông tại Nam California.

Điều hợp chương trình Nhà báo Thái Tú Hạp và cựu học sinh Phạm Nguyên.



blank
Hình ảnh họp mặt.



Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm.

Tiếp theo nhà báo Ái Cầm, Hội Trưởng Trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn qúy vị quan khách, qúy thầy, cô và toàn thể các cựu học sinh về từ khắp nơi để tham dự đại hội, Bà tiếp: “ Trải qua những thăng trầm của lịch sử chúng ta mới cảm nhận bằng kinh nghiệm lịch sử không phải lúc nào cũng một đường thẳng đến tương lai. Mà sự thật đối diện biết bao nỗi chập chùng sỏi đá, lên xuống của vinh quang và khổ nhục...Trong cái vô tận của không gian và thời gian, chúng ta cảm thấy cuộc đời của chúng ta thật nhỏ nhoi tầm thường như hạt bụi. Thì chuyện sáu mươi năm hay một trăm năm có nghĩa gì đâu trong cái vô thường của vũ trụ. Tuy nhiên hạt bụi có tư duy nên cũng cần có nhau. Có nhau trong nỗi ngậm ngùi, chia xẻ tình thương hiếm qúy nơi xứ người.

Mỗi độ Hè về chúng ta như bầy chim bỏ xứ bay về hội tụ nơi tổ ấm Sài Gòn Hải Ngoại Nam California, để nhắc nhở nhau những kỷ niệm thân thương dưới mái trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng thân yêu, cho dù bia đá tên trường đã nhạt phai theo thời gian, nhưng chúng ta vẫn còn lửa ấm trong tim, vẫn còn tiếng nói để gọi nhau từ tám hướng mười phương về nơi họp mặt... Với niềm tin mãnh liệt vào nguồn gốc, vào cội rễ lâu đời của nền văn hóa dân tộc như một bản năng tự vệ, sinh tồn vượt qua thảm cảnh đại họa của cơn hồng thủy sau tháng 4 năm 1975. Muốn giữ được bản sắc nguyên thủy chủng loại của mình, chúng ta phải cương quyết hướng về cội nguồn để dự phóng tương lai chuyển đạt đến các thế hệ mai sau tiếp nối tư tưởng nhân chủ của đạo sống giống nòi, soi sáng tinh thần truyền thống “Tôn Sư Trọng Đạo...”



blank
Hình ảnh họp mặt.


Tiếp theo Ban tổ chức mời qúy Thầy, Cô lên sân khấu để được Ban Tổ chức vinh danh tri ân và tặng qùa lưu niệm, do Hội Trưởng Ai Cầm và các thành viên trong ban tổ chức đã lần lượt đến trao qùa tận tay cho các Thầy, Cô. Trong lúc nầy Giáo Sư Cố Vấn Võ Anh Dũng đại diện qúy thầy cô cảm ơn các em học sinh đã luôn luôn cố gắng duy trì sinh hoạt của hội để qúy Thầy, Cô có dịp cùng các em học sinh gặp nhau trong những kỳ đại hội.

Tiếp theo là phần cắt bánh mừng sinh nhật và chụp hình lưu niệm.

Buổi tiệc bắt đầu, mọi người cùng ăn cùng thưởng thức chương trình văn nghệ do các cựu họcsinh Phan Thanh Giản và thân hữu trình diễn. Mở đầu chương trình với bản hợp ca “Việt Nam Việt Nam” do Ban hợp ca Phan Thanh Giản trình diễn.


Tiếp tục chương trình văn nghệ có phần dạ vũ trước khi chia tay.

Được biết ngoài buổi tiiệc nầy, trước đó đã có ngày tiền đại hội Picnic đã được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 14 tháng 6 năm 2014 tại Heritage Park 4812 W. Camille ST, Santa Ana, Nam California, tại đây Ban tổ chức sẽ khoản đải các món ăn nhẹ để cùng tham gia các sinh hoạt ngoài trời, các trò chơi và chương trình văn nghệ do các cựu học sinh trình diễn, ngoài ra đây cũng là dịp để các Thầy, Cô và các cựu học sinh có thời gian thăm hỏi, tâm tình, ôn lại những kỷ niệm một thời dưới mái trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng thân yêu.

Nhân dịp nầy ban tổ chức cũng đã phát hành Đặc San 2014 Phan Thanh Giản Đà Nẵng với chủ đề “Một Thời Phan Thanh Giản Dấu Yêu...” Đặc san dày khoảng 400 trang với nhiều bài vở và tài liệu giá trị ghi lại những kỷ niệm ngôi trường, thầy, cô và bạn bè gắn liền nhau một thời áo trắng, sân trường.

Wednesday, June 18, 2014

THÔNG BÁO


HỘI ĐỒNG HƯƠNG & THÂN HỮU QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG BẮC CALIFORNIA
HÈ 2014 "QUÊ HƯƠNG & TUỔI TRẺ"


TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO

Nhằm mục đích duy trì tình đồng hương và tạo cơ hội để bà con và thân hữu QNĐN có dịp gặp gỡ, vui chơi nhân dịp Hè về, đồng thời cũng là dịp để phát huy truyền thống của xứ “Ngũ Phụng Tề Phi” trong lĩnh vực giáo dục đối với thế hệ trẻ QNĐN trên xứ người, cũng như để tìm lại hương vị quê hương qua những món ăn đặc sản của xứ Quảng, Hội chúng tôi sẽ tổ chức ngày HỘI HÈ 2014 tại:

TRƯỜNG TRUNG HỌC YERBA BUENA
1855 LUCRETIA Ave., SAN JOSE, CA 95122
Chủ Nhật ngày 27 tháng 7 năm 2014
Từ 10: 30 sáng đến 4:00 chiều
( Vào cửa tự do )

Kính thưa qúy Đồng Hương và Thân Hữu Miền Bắc California,

Chúng tôi trân trọng thông báo và kính mời Qúy Đồng Hương và Thân Hữu tham dự ngày HỘI HÈ 2014 QNĐN để thưởng thức những món ăn Đặc Sản Quê Hương như:

•  Mì Quảng Cẩm Hà •Bánh Ít Lá Gái Thu Bồn •Bánh Nậm •Bánh Tráng Đập •Mít Trộn Hội An •Hến Xúc Bánh Tráng Cửa Đại •Bánh Đúc •Bánh Bèo Quan Thuế Đà Nẵng •Bún Cá Đà Nẵng •Bánh Xôi Đường
•Bánh Ít Tôm Thịt •Kẹo Kéo •Cao Lầu Hội An, …

* Chương trình Văn Nghệ hấp dẫn, vui tươi mang tính dân gian, gần gũi, với sự góp mặt của Ban Du Ca, các ca sĩ địa phương, các em Jenny, Vivian, Dung Nhi, Hùng Duy. Đặc biệt có sự tham gia của các cháu thiếu nhi chùa An Lạc và thân hữu của QNĐN.
* Phát Thưởng cho các em học sinh QNĐN xuất sắc, trang trọng trong tình thần quan tâm và khuyến khích của tiểu ban Khuyến Học.
* Số xố trúng thưởng tại chỗ.
* Triển lãm hình ảnh quê hương và hình ảnh sinh họat của Hội.
* Khung sân chơi dã chiến [JUMPERS] cho trẻ em.
* Múa Lân & Tặng áo T-shirt lưu niệm HỘI HÈ QNĐN.
* Dịch vụ & tham khảo y tế miễn phí.
Ban Tổ Chức trân trọng thông báo và kính mời Đồng Hương và Thân Hữu cùng các thành phần giới trẻ QNĐN tích cực vận động, hưởng ứng, tham dự, bảo trợ để công việc tổ chức đem lại thành quả tốt đẹp.

Trân trọng,
San Jose, ngày 12 tháng 6 năm 2014 TM / Ban Tổ Chức


Lê Văn Đức
Trưởng Ban Tổ Chức

Điện thoại liên lạc:

Ông Lê Văn Đức :                   (408) 551-9723 – (408) 574-2288
Bà Tống Diệu Liên :                (408) 254-3322           Ông Jimmy Phan :      (408) 210-5405

Ông Huỳnh Ngọc Thắng:        (408) 531-5352           Bà Nancy Lao:            (408) 674-7794

Monday, June 16, 2014

Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ


Tối 14/6, tại Công viên Biển Đông (TP.Đà Nẵng), ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã có buổi biểu diễn âm nhạc đường phố sôi động, thu hút đông đảo người dân và du khách tại Đà Nẵng theo dõi, thưởng thức.

Đây là một trong chuỗi các hoạt động của sỹ quan, thủy thủ trên tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 403) của Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản cùng đoàn thủy thủ đa quốc gia, trong đó có Hạm đội 7 Hoa Kỳ trong thời gian đến thăm Đà Nẵng.
Buổi biểu diễn bắt đầu vào lúc 6h30 tối qua của ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã thu hút đông đảo người dân và du khách Đà Nẵng đến xem và thưởng thức.
Những giai điệu sôi động cộng với sự nhiệt tình truyền cảm hứng đến người xem của sỹ quan, thủy thủ trong ban nhạc đã khiến khán giả lắc lư theo điệu nhạc và vỗ tay không ngớt.
Một sỹ quan trong ban nhạc chia sẻ: “Tôi rất vui khi được có mặt tại Việt Nam và được tham gia buổi biểu diễn này. Con người, đất nước Việt Nam của các bạn rất thân thiện và mến khách.”
Chùm ảnh người dân, du khách Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ:
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 1
Buổi biểu diễn thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 2
Những bản nhạc cuốn hút…
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 3
... đến những ca khúc sôi động...
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 4
... khiến người dân và du khách vô cùng thích thú
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 5
 Những điệu nhảy theo điệu nhạc của các sỹ quan, thủy thủ…
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 6
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 7
...khiến các em nhỏ thích thủ nhảy theo
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 8
Các bạn trẻ cũng rất nhiệt tình tham gia…
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 9
Cụ già cũng dường như trẻ lại bởi những điệu nhảy
Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ - 10
Những hình ảnh thế này chắc chắn sẽ khiến các thủy thủ, sỹ quan Hoa Kỳ nhớ mãi khi rời Việt Nam.

Wednesday, June 11, 2014

Món Nợ Tuổi Hai Mươi - Bài viết của Trần Trung Đạo


(Đọc Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, người lính miền Bắc chết ở chiến trường Quảng Trị 1972)


Tôi đọc nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của anh Nguyễn Văn Thạc, người lính miền Bắc chết ở Quảng Trị lần đầu trên chuyến bay từ California về lại Boston một thời gian ngắn sau khi phát hành 2005. Nhật ký dày 296 trang, tính cả phần giới thiệu, bắt đầu từ ngày 2 tháng 10 năm 1971, 28 ngày sau khi anh nhập ngũ, đến trang cuối cùng ở Ngã Ba Đồng Lộc ngày 3 tháng 6 năm 1972. Tôi đã có lần đề cập đến Mãi mãi tuổi hai mươi trong một bài viết khác, nhân dịp 30-4 muốn viết một bài riêng.

Anh Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14 tháng 10 năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội. Cha mẹ anh có đến 14 người con, vốn là chủ nhân một xưởng dệt nhỏ, có thuê người làm nhưng khi chiến tranh bùng nổ phải bán hết và dọn về xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Gia đình đông đúc, đời sống khó khăn, mẹ anh phải đi cắt cỏ bán lấy tiền. Dù nghèo khó, anh Thạc học rất giỏi tất cả các môn, nhất là môn văn. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, anh gia nhập bộ đội. Tháng 4 năm 1972 anh được đưa vào Nam. Anh viết cuốn nhật ký từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972. Trước khi tham gia chiến trường Quảng Trị, anh đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 1972 anh chết tại mặt trận Quảng Trị sau khi chưa tròn một năm trong đời quân ngũ.

Các hệ thống truyền thông của Đảng tuyên truyền rằng trong “một trận đánh ác liệt bên Thành cổ Quảng Trị, chiến sĩ thông tin Nguyễn Văn Thạc đã bị trọng thương mảnh pháo đã cắt ngang đùi trái trận chiến đẫm máu và hy sinh tại Cổ Thành Quảng Trị”. Thật ra, theo lời anh Nguyễn Văn Hà người thương binh cùng trung đội truyền tin và cũng là người đã mai táng anh Nguyễn Văn Thạc kể lại với phóng viên báo Tiền Phong, anh Thạc không tham gia trận chiến đẫm máu tại Cổ Thành và cũng chưa bắn một viên đạn nào. Khẩu AK, bốn băng đạn vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi vượt sông Ba Lòng, anh Thạc là người đầu tiên trong đơn vị bị pháo binh VNCH bắn trúng. Cũng theo lời anh Nguyễn Văn Hà, anh Thạc còn rất tỉnh táo tuy bị thương ở đùi. Máu ra nhiều nhưng không có y tá để giúp đở, không một viên thuốc cầm máu hay giảm đau, và như thế anh Thạc ra máu cho đến chết.

Anh đặt tên nhật ký là Chuyện đời nhưng được thay bằng Mãi mãi tuổi hai mươi khi phát hành vào năm 2005. Giống như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc qua bộ máy tuyên truyền của đảng đã trở một tác phẩm có số lượng phát hành kỷ lục và gây tiếng vang lớn tại Việt Nam.

Anh Thạc thú nhận “ước mơ thầm kín” của anh là trở thành nhà văn. Cũng vì tập làm nhà văn nên văn trong nhật ký của anh không có được nét tự nhiên. Anh tả cảnh hơi nhiều. Ví dụ, ngày 20 tháng 11 năm 1971 anh tả trong nhật ký: “Cơn gió thổi từ phía đồi mặt trời qua hồ cá. Sương mù thốc nhẹ lên rặng phi lao ven đường… Con trâu đi ngang, con cá trắng bơi dọc, và những vòng sóng hình tròn toả rộng chung quanh… Sự sống hiện ra ở khắp mọi chiều. Và chỗ nào mà chẳng có mầm xanh, chỗ nào mà chẳng có giọt nắng hình quả trứng lăn nghiêng”; hay ngày 4 tháng 2 năm 1972, thay vì ghi lại những gì xảy ra trong ngày, anh tả một cơn gió mùa: “Cả rừng bạch đàn vặn mình. Những cây bạch đàn thân nâu lốm đốm trắng nghiêng ngả. Những chiếc lá thon dài nằm ngang trong gió. Thấp thoáng trong rừng những mái nhà gianh và những lều bạt. Gió mạnh phần phật những tấm tăng đã cũ. Gió reo vù vù…”

Ngoại trừ tình yêu say đắm dành cho chị Như Anh mà tôi sẽ không nhắc trong bài viết này vì tôn trọng tình cảm riêng tư, anh Thạc là sản phẩm kiểu mẫu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Anh không được đi ra nước ngoài dù đi Liên Xô, đi Tiệp. Anh chỉ nghe đài phát thanh Hà Nội, học tập lý luận chính trị từ các bài diễn văn của Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, đọc truyện dịch của các tác giả Liên Xô, đọc thơ Tố Hữu, Phạm Tiến Duật, các nhà thơ Liên Xô, ngoài ra không có một nguồn tư liệu nào khác. Anh tả nhiều hơn viết, một phần cũng vì ở tuổi còn nhỏ sự gần gũi và va chạm với xã hội còn khá ít.

Thần tượng tuổi trẻ của anh Thạc là Paven, tức Pavel Korchagin trong Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovsky. Lại cũng Paven!

Ngày 24 tháng 12 năm 1971 anh viết về thần tượng Paven của anh: “Dạo ấy Paven mới 24 tuổi. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt hai tai trong lữ đoàn Buđionni anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sỹ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn đời mình cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng.”

Thép đã tôi thế đấy là một trong những tác phẩm anh Thạc mang theo trên đường vào Nam và được anh trích dẫn khá nhiều. Anh xem đó như là nhựa sống: “Mêrétxép và Paven… Những người đầy nghị lực và có thể nói được họ đã đi tới mục đích của đời mình!” Anh hổ thẹn vì chưa được thành đảng viên CS giống như Paven: “Hôm nay, lần đầu tiên trong đời mình cảm thấy hổ thẹn với mọi người, hổ thẹn với Paven, Pavơlusa thân yêu. Mình chưa phải là một đảng viên!”.

Ước mơ của chàng thanh niên Việt Nam 20 tuổi Nguyễn Văn Thạc là được sống như Paven Korchagin. Chẳng lẽ anh không biết một số rất đông anh hùng dân tộc Việt Nam, đã sống, chiến đấu và hy sinh cho độc lập tự do của đất nước trong khi còn rất trẻ. Trần Quốc Toản (1267–1285) “phá cường địch báo hoàng ân” năm 18 tuổi. Trần Bình Trọng (1259–1285) “thà làm quỷ nước Nam hơn làm vua đất Bắc” khi 26 tuổi. Nguyễn Thái Học (1902–1930) “chết vì tổ quốc chết vinh quang” lúc 28 tuổi. Cuộc đời họ là những bản hùng ca tuyệt vời gấp ngàn lần hơn anh chàng Nikolai Ostrovsky bị tẩy não kia.

Đọc phóng sự Vua An Nam (Le Roi d’Annam, Nguyễn Duy Chính dịch) của ký giả Jean Locquart đăng trên Le Monde ngày 23 tháng 2 năm 1889 để biết tuổi trẻ Việt Nam đã sống và chết trung liệt như thế nào. Ký giả Jean Locquart tường thuật khá chi tiết cảnh biệt đội Pháp do Đại úy Boulangier chỉ huy bắt sống vua Hàm Nghi chiều ngày 1 tháng 11 năm 1888:

“Một buổi chiều biệt đội của đại uý được tin là sau khi bị đội lính dõng thiện chiến truy kích liên tục, cựu hoàng lẩn trốn cùng với người tuỳ viên là Tôn Thất Thiệp con trai cựu phụ chính Thuyết tại một làng hẻo lánh và kín đáo trong rừng núi cao nguyên Giai. Biệt đội của Boulangier liền bao vây nơi nhà vua ở và khi cửa chính bị đạp tung ra thì thấy Thiệp đã thức giấc vì tiếng động của vụ tấn công còn vua Hàm Nghi đang ngủ say ở bên cạnh. Cả hai người đều để gươm trần ở bên cạnh và trong tay có khí giới nhưng không chống trả được gì.Thấy chủ soái thất thế, và để tránh cảnh tủi nhục khi bị bắt đem đi, Thiệp toan đâm chết ông [vua Hàm Nghi], nhưng vì quân Pháp dự tính bắt sống nên lập tức nổ súng hạ gục Thiệp. Sau đó họ chặt đầu Thiệp và đem bêu trên cọc tre ở ngoài chợ Dang-Kha là một nơi sầm uất và còn đang xao động.”

Hai người gánh cả một non sông trong giai đoạn lịch sử vô cùng bi tráng đó đều chỉ mới 18 tuổi, còn nhỏ tuổi hơn anh Thạc. Tôi tự hỏi, khi dừng chân nghỉ ngơi trong hành trình đầy gian khổ ở Quảng Trị vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thiệp nói chuyện gì với nhau. Một ông vua trẻ trước đây chưa từng ra khỏi Huế và một chàng vệ sĩ còn trong tuổi vị thành niên hẳn không có nhiều điều trao đổi. Nhưng có một điều chắc chắn họ đã từng chia sẻ, đó là mơ ước một ngày dân tộc Việt Nam sẽ không còn làm nô lệ cho Tây. Giọt máu của Tôn Thất Thiệp nhỏ xuống trên chiếc cọc tre cắm ngoài chợ Dang-Kha và giọt nước mắt của vua Hàm Nghi nhỏ xuống bên thành tàu Biên Hòa trên đường đi đày cùng có một mùi đắng cay, tủi nhục giống nhau.

Là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội và từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc hẳn anh biết Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp là ai, rất tiếc anh không được uốn nắn để sống theo những tấm gương trung liệt đó.

Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, hàng trăm ngàn đồng bào Quảng Trị phải bồng bế, gồng gánh nhau chạy vào Huế và Đà Nẵng, những quận Đông Hà, Gio Linh và các khu vực chung quanh Cổ thành Quảng Trị đã trở thành những bãi chiến kinh hồn nhưng trong nhật ký ngày 4 tháng 4 năm 1972, anh hãnh diện chép lại bản tin của đài phát thanh Hà Nội: “Đài phát thanh truyền đi tin chiến thắng rực rỡ của tiền tuyến ở mặt trận Trị-Thiên-Huế ở đường 9, Cam Lộ, Gio Linh, đã diệt 5.500 tên địch; 10 vạn đồng bào nổi dậy – Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã phải mở thêm các buổi phát thanh để truyền tin chiến thắng của miền Nam anh hùng.”

Anh Thạc tin một cách chân thành rằng những tin tức đó là thật. Nếu có một nhà sưu tầm nào thu thập các bản tin chiến sự của đài phát thanh Hà Nội trong suốt cuộc chiến và cộng lại, tổng số tổn thất của quân đội VNCH ít nhất cũng bằng nửa dân số miền Nam.

Trong nền giáo dục CS, anh Thạc không phải mất công tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của mình vì Đảng đã có sẳn các câu trả lời cần thiết cho suốt cuộc đời anh. Trong nhật ký ngày 12 tháng 1 năm 1972, khi ưu tư về tương lai, anh Thạc trích ngay câu nói của Lê Duẩn: ”Thanh niên hãy lấy sự hy sinh phấn đấu cho cách mạng làm hạnh phúc cao cả nhất của đời mình, đừng để cho tình cảm cách mạng nguội lạnh vì những tính toán được mất cho cá nhân.” Không có tình cảm riêng tư nào cả, cách mạng là hạnh phúc cao cả nhất. Anh viết câu nói của Lê Duẩn vào nhật ký một cách trang trọng tưởng chừng y đang ngồi trước mặt và sau đó yên tâm đi tiếp, không thắc mắc gì thêm.

Dù trong bất cứ một hoàn cảnh nào, cuộc tranh đấu giữa thiện và ác diễn ra không ngừng trong mỗi con người cũng như trên phạm vi xã hội. Cũng có lúc các đặc tính nhân bản, tự do bẩm sinh trong con người anh đứng lên chống lại các yếu tố ác độc, nô dịch của ý thức hệ CS đang dồn dập tấn công. Trong nhật ký ngày 27 tháng 4, anh viết những câu đau xót cho cuộc đời mình: “Phải hết sức trấn tĩnh, tôi mới không xé hoặc không đốt đi cuốn Nhật ký này. Trời ơi! Chưa bao giờ tôi chán nản và thất vọng như buổi sáng nay, như ngày hôm nay cả. Tôi không giải thích ra sao nữa. Người ta giải thích được cần phải trấn tĩnh mới hiểu lý do và lung tung. Còn tôi rời rã tôi chán nản với hết thảy mọi điều, mọi thứ trên trái đất này. Phải, tôi hiểu rằng, với một người con trai đang khoẻ mạnh, đang sung sức, đang ở giữa mùa xuân của đời mình thì buồn nản, thì chán đời là một điều xấu xa và không thể nào tưởng tượng được – Người ta đã chửi rủa biết bao lần những thanh niên như thế – Nhưng tôi biết làm sao khi chính bản thân tôi đang buồn nản đến tận cùng này. Tôi lê gót suốt con đường mòn – Con đường mòn như chính cuộc đời tôi đang mòn mỏi đi đây – Tôi ngồi bệt xuống bờ sông, con sông cạn đang rút nước. Tôi vốc bùn và cát ở dưới lòng sông, và qua kẽ ngón tay tôi nó rớt xuống, rớt xuống. Tôi muốn khóc, khóc với dòng sông.”

“Tôi muốn khóc, khóc với dòng sông”, khóc cho anh, cho thế hệ anh đang lê gót trên con đường mòn. Nhưng thiện tính bẩm sinh trong con người anh Thạc mong manh như một nhánh tre non giữa cuồng phong thù hận. Anh bị tiêm thuốc độc vào người từ thuở mới sinh ra, biết đọc, biết viết cho đến tuổi hai mươi. Những vi trùng Pêlêvôi (Người mẹ cầm súng), Marétxép (Anh hùng phi công Marétxép) đã mê hoặc anh bằng một loại chủ nghĩa anh hùng không tưởng. Thiện tính trong anh không chống đở nổi, đã gục xuống, đầu hàng để rồi vài hôm sau trong nhật ký ngày 7 tháng 5 năm 1972 anh lại mơ được “Đảng tin và trao cho những nhiệm vụ nặng nề.” Anh Thạc không thể thoát ra khỏi được quỹ đạo của bộ máy tuyên truyền CS tinh vi. Mà cũng ít người thoát ra được.

Trong số 8 người bạn học đi thi giỏi văn toàn miền Bắc, phần lớn được đi học nước ngoài, riêng anh và một người bạn khác phải đi bộ đội. Trong nhật ký ngày 24 tháng 5 năm 1972, anh tự hỏi chính mình: “Thạc còn buồn không? Có còn buồn bã vì những năm tháng phải xa trường đại học, vì không được ra nước ngoài học tập – Vì các bạn Thạc, người đi đây, người đi đó, sống êm ả, sung tức với tập giáo trình. Ngày mai, các bạn về, các bạn có kiến thức, các bạn là kỹ sư, là các nhà bác học, còn Thạc sẽ chỉ là một con người bình thường nhất, nếu chiến tranh không cướp đi của Thạc một bàn chân, một bàn tay…” Anh không thể tự trả lời. Tuy nhiên, đoạn nhật ký trong cùng ngày đã giải thích lý do một học sinh hạng A1, giỏi toàn diện và từng đoạt giải giỏi văn nhất miền Bắc như anh lại không được đi học nước ngoài: “Lại nói tiếp về những trang lý lịch – Người ta bắt khai tỉ mỉ hết sức – Nào là ông, bà, cô dì, chú bác. Làm sao mà nhớ được cơ chứ – Ngay cả cái tên mình cũng khó mà nhớ được Nữa là phải nhớ cả ngày tháng năm sinh. Nhớ cả sinh hoạt vật chất và chính trị của các cụ ấy từ ngày mình có lẽ chưa có một chút gì trên trái đất này, ngay cả đó là những tế bào đầu tiên đơn sơ nhất!”

Anh Thạc nhiều tài năng đã chết một cách oan uổng chỉ vì như anh viết “vết đen của quá khứ gia đình đè trĩu hai vai”. Cha mẹ anh chẳng phải phạm tội cướp của giết người gì cả nhưng từng có xưởng dệt, mướn thợ làm công và như thế trên quan điểm Marx-Lenin, anh thuộc thành phần tư sản bóc lột, tội ác.

Anh Thạc chưa được kết nạp vào đảng và cũng chưa được làm đối tượng đảng. Anh viết trong nhật ký ngày 7 tháng 5 năm 1972:“Chao ôi, bao nhiêu lần mình ao ước có được hạnh phúc xa vời ấy, được Đảng tin và trao cho những nhiệm vụ nặng nề. Có người sẽ bảo: Thì đấy, anh được đi bộ đội đó thì sao? Chẳng lẽ anh không được Đảng tin cậy mà lại trao nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc à? Không, đừng ai nói thế! Chuyện gì cũng có điều tế nhị của nó. Nói ra ư, không khéo thì trở thành phản cách mạng mất. Có đi trong quân đội mới cảm thấy nỗi khổ của những người không phải Đỏ hoàn toàn.” Trong cùng ngày, anh viết: “Cứ mỗi lần khai lý lịch, mình lại buồn, buồn tận sâu xa.”

Anh Thạc nhắc đi nhắc lại đến mười một lần hai chữ “lý lịch” trong nhật ký và điều đó cho thấy “vết đen” lý lịch ám ảnh anh sâu đậm đến mức nào. Anh khổ tâm, đau đớn vì lý lịch gốc tư sản của cha mẹ anh trước đây cũng là điều dễ hiểu. Trong xã hội miền Bắc, Đảng là chiếc thang duy nhất đại diện cho quyền lực và quyền lợi mà mọi người phải chen nhau, đạp nhau và ngay cả giết nhau để được trèo lên cao.

Chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Quốc Xã Đức giống nhau một điểm quan trọng, đó là sự tin tưởng vào mỗi cá nhân đặt cơ sở trên lý lịch. Chính trị lý lịch (Bio-politics) không chỉ bảo đảm tính kế tục về giòng giống nhưng còn bảo đảm mụch đích của chế độ được hoàn thành trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Chính Adolf Hitler, đối thủ hàng đầu của Stalin, đã từng bày tỏ sự thán phục dành cho Stalin và ca ngợi y trong việc làm thuần khiết hóa đảng CS Liên Xô qua việc loại bỏ các mầm mống Do Thái như Leon Trotsky, Grigory Zinoviev, Lev Kamenev, Karl Radek khỏi nội bộ lãnh đạo đảng. Stalin phê bình quan điểm chủng tộc Aryan siêu việt của Hitler và gọi đó là Phát Xít nhưng chính y lại biện hộ cho chính trị lý lịch dựa trên giai cấp xã hội.

Anh Thạc có yêu nước không? Tôi tin là có. Không những anh Thạc mà rất đông tuổi trẻ miền Bắc tình nguyện lên đường “giải phóng miền Nam” cũng vì lòng yêu nước. Nhưng tình yêu nước của các anh không phát xuất từ trái tim trong sáng của tuổi hai mươi mà được dạy để yêu nước theo quan điểm giai cấp. Miền Nam mà các anh được Đảng mô tả là địa ngục trần gian chứ không phải là những cánh đồng bát ngát, những vườn cây sai trái, những dòng sông nhuộm đỏ phù sa. Người dân miền Nam mà Đảng vẽ trong nhận thức các anh là những người đang rên siết trong gông xiềng “Mỹ Ngụy” chứ không phải là mấy chục triệu người chơn chất hiền hòa chỉ mong được yên ổn để xây dựng cuộc sống mới sau gần một thế kỷ bị thực dân đô hộ. Cũng trong nhật ký ngày 24 tháng 5, anh Thạc tin rằng Sài Gòn ngày đó là một “Sài Gòn tăm tối, dưới ách quân thù”.


Anh Thạc hiểu thế nào là tổ quốc? Trong bài thi học sinh giỏi văn miền Bắc in ở phần cuối của nhật ký, anh phân tích tổ quốc: “Được mang ngòi bút của mình phục vụ Tổ Quốc, nhằm giáo dục lập trường và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho nhân dân ta, các nhà thơ ta, bằng nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, đã tái hiện cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của dân tộc ta đang chiến đấu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, và dưới ánh sáng đường lối văn nghệ, chính trị của Đảng” hay trong nhật ký ngày 7 tháng 1 năm 1972, anh viết “Tổ quốc vẫn dựng xây và đánh giặc hai hòn gạch vẫn gắn chặt vào nhau nhờ nhiệt tình của con người cộng sản.”

Tổ quốc gắn liền với “lập trường và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa” hay “gắn chặt vào nhau nhờ nhiệt tình của con người cộng sản” như anh viết nằm bên sông Volga, sông Hoàng Hà chứ không phải sông Hồng, sông Cửu. Đoạn văn anh viết được trích gần như nguyên văn từ các đề cương văn hoá, nghị quyết, bài giảng kinh tế chính trị ở trường mà anh đã nhập tâm. Không phải chỉ một mình anh Nguyễn Văn Thạc mà phần lớn nhà văn miền Bắc không ít thì nhiều đều phạm tội đạo văn của Đảng.

Anh Thạc không phân biệt được sự khác nhau, nói chi đến mâu thuẫn, giữa Tổ quốc và Đảng, giữa ý thức dân tộc nhân bản và chủ nghĩa Marx-Lenin độc tài toàn trị. Đọc bài văn đoạt giải nhất này để thấy bộ máy tuyên truyền của Đảng không những có khả năng điều khiển hành động mà còn có thể sai khiến cả nhận thức của anh. Trong nhật ký ngày 15 tháng 11 năm 1971 anh viết:“Thằng Mỹ, nó thế nào? Trời ơi, sao lâu quá. Bây giờ cái khao khát nhất của ta – cái day dứt nhất trong ta là khi nào được vào miền Nam, vào Huế, Sài Gòn – xọc lê vào thỏi tim đen thủi của quân thù”. Anh không biết “Thằng Mỹ, nó thế nào” và vẫn muốn “xọc lê vào thỏi tim đen thủi” của nó. Khủng khiếp thật. Ai dạy anh viết những câu sắc máu vượt qua tuổi tác của anh như thế, chắc chắn không phải cha mẹ anh nhưng từ bộ máy tuyên truyền của Đảng.

Anh Thạc là nạn nhân của một chính sách thuần hóa tinh vi. Mục tiêu hàng đầu của tuyên truyền tẩy não CS là đào tạo những con người biết tuân phục. Thuần khiết toàn xã hội qua sách lược trồng người là mục đích tối hậu của nền giáo dục CS. Đó là lý do tại sao các lãnh tụ CS thích hôn nhi đồng. Từ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành cho đến Fidel Castro, Pol Pot đều thích hôn nhi đồng. Hình ảnh “hiền từ” của họ bên cạnh nhi đồng là hình ảnh phổ biến nhất tại các nước CS. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tả cảnh “hôn nhi đồng” tại miền Bắc trong bài thơ ông viết năm 1970:

Bác Hồ rồi lại bác Tôn
Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng
Nước da hai bác màu hồng
Nước da các cháu nhi đồng màu xanh
Giữa hai cái mặt bành bành
Những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò.

Bộ máy tuyên truyền của CSVN là thành quả được “vận dụng một cách sáng tạo” từ cả hai hệ thống tuyên truyền CS Liên Xô và Trung Cộng nên không lạ gì họ đã lừa gạt bao nhiêu thế hệ thanh niên miền Bắc một cách dễ dàng. Đọc lại nhật ký của anh Nguyễn Văn Thạc để thấy, CSVN vào được Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 bằng nhiều phương tiện nhưng hữu hiệu nhất là phương tiện tuyên truyền.

Trang nhật ký cuối cùng ghi ngày 25 tháng 5 năm 1972, anh Thạc viết: ”Kẻ thù không cho tôi ở lại – Phải đi – Tôi sẽ gởi về cuốn Nhật ký này, khi nào trở lại, khi nào trở lại tôi sẽ viết nốt những gì lớn lao mà tôi đã trải qua từ khi xa nó, xa cuốn Nhật ký thân yêu đầu tiên của đời lính. Ừ, nếu như tôi không trở lại – Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng này? Tôi chỉ ước ao rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này.”

Anh Thạc không trở lại. Nhật ký ngày 3 tháng 6 năm 1972 chỉ là địa chỉ “Ngã ba đồng lộc”. Hết. Những trang giấy còn lại của cuốn nhật ký cũng không phải là những dòng vui vẻ đông đúc như anh muốn. Anh ngã xuống ở Quảng Trị và trên vùng đất đó, máu của nhiều thanh niên miền Nam cũng đã đổ xuống để giành lại Cổ thành Đinh Công Tráng, giành lại Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong và những vùng đất miền Nam thân yêu khác.

Anh Nguyễn Văn Thạc đã chết. Hàng triệu thanh niên miền Bắc đã chết. Hàng trăm ngàn cựu thương binh miền Bắc may mắn hơn nhưng phải sống phần đời còn lại trong khó khăn túng thiếu với số tiền phụ cấp chỉ vỏn vẹn sáu trăm ngàn và nhiều nhất là ba triệu đồng một tháng cho cả gia đình. Tất cả những mất mát và chịu đựng đó chỉ để hoàn thành mục tiêu CS hóa Việt Nam như đã xác định từ cương lĩnh đảng CSVN 1930, cương lĩnh 1935 và lần nữa khẳng định trong cương lĩnh 1991: “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghịa” . Sau 39 năm, ngoại trừ những kẻ bị tẩy não, một người có nhận thức và theo dõi thời cuộc đều đã nhận ra khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” chỉ là một chiêu bài và “độc lập, tự do, hạnh phúc” chỉ là chiếc bảnh vẽ.

Xương máu của nhiều thế hệ thanh niên miền Bắc đổ xuống chỉ để hôm nay mọc lên những biệt thự nguy nga, sang trọng của các chủ tịch, bí thư, ủy viên trung ương, ủy viên bộ chính trị, những kẻ sống xa hoa trên một đất nước độc tài, tham nhũng, lạc hậu và bị phân hóa đến tận cùng. Đảng CSVN nợ những người đã chết và còn sống trong tật nguyền đau đớn quá nhiều thứ nhưng món nợ lớn nhất mà Đảng không thể nào trả nỗi, đó là, món nợ tuổi hai mươi.


Trần Trung Đạo