Monday, December 8, 2014

17 món ngon đáng đồng tiền bát gạo ở Đà Nẵng

Bánh tráng thịt heo, cao lầu,... bánh xèo đều là những món nhất định bạn phải thử khi đến Đà Nẵng ...
Bánh tráng thịt heo với rau sống tươi ngon, nước mắm trứ danh mà giá thành thì vô cùng hợp túi tiền. Các bạn có thể lân la các tuyến đường, tuyến phố trung tâm để thưởng thức món ăn dân dã nhưng cực kì ngon miệng này. Chỉ cần khoảng 50k là có thể ăn no đầy bụng.
Bánh tráng thịt heo với rau sống tươi ngon, nước mắm trứ danh mà giá thành hợp túi tiền. Các bạn có thể lân la các tuyến đường, tuyến phố trung tâm để thưởng thức món ăn dân dã nhưng cực kì ngon miệng này. Chỉ cần khoảng 50.000 đồng là có thể ăn no bụng.

Saturday, November 29, 2014

Đèo Hải Vân – Vịnh Đà Nẵng qua lời triên tri của vua Trần Nhân Tông

alt
Một khi đã đặt được chân lên đỉnh Hải Vân thì con đường đi tới, đi hết chiều dài đất nước chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hà Văn Thịnh – Trần Nhân Tông không nói nên không ai biết cơ duyên nào cho ông tiên tri chính xác rằngmột khi đã đặt được chân lên đèo Hải Vân thì con đường đi tới, đi hết chiều dài đất nước chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đang cho các công ty Trung Quốc thuê hàng trăm ha đất ở Cửa Khẻm – mũi đất dài nhất của đèo Hải Vân, giống như cái yết hầu chắn ngang giữa Vịnh Đà Nẵng đang làm dậy sóng dư luận.
Những âu lo của hàng triệu người hoàn toàn có lý: Mới đây, Trung tướng Bế Xuân Trường, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN đã khẳng định rằng Bộ Quốc phòng sẽ phản đối “dự án TQ trên núi Hải Vân” (Motthegioi, 19:52, 19.11.2014)!

Dân Quê Sống Chết Mặc Bay


Thứ Ba, ngày 11 tháng 11 năm 2014

Hội An: Thủy điện xả lũ, dân không kịp trở tay !

Chính phủ VN giao những đồ án này cho những người vừa ngu dốt vừa vô lương tâm thì quả thật họ đã xem tính mạng và đời sống của người dân Việt Nam rẻ như bèo.
Thật khó hiểu quá. Không lẽ từ Thủ Tướng đến các Bộ Trưởng đến UBND Xa Huyện Tình đều không có một chút kiến thức để thấy việc gì sẽ ảnh hương đến đời sống người dân.
Tội nghiệp cho người dân VN quá đi thôi. Xem hình mới biết.
Ng.
 Hội An chìm trong lũ


image

Những món ăn vặt không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng

Mì Quảng sẽ là món ăn đầu tiên bạn chớ bỏ qua khi đến với thành phố này. Ở Đà Nẵng có mì Quảng gà, tôm, thịt heo, cá lóc, giá từ 12.000 - 25.000 đồng, tùy tô to, nhỏ. Sợi mì trắng nõn, mềm mại, nước nhưn được chan đậm đà, ăn kèm đủ các loại rau thơm xanh mượt, nhìn đã thấy thích mắt.
Một gánh mì Quảng trong chợ Cồn.
Một gánh mì Quảng trong chợ Cồn.

Wednesday, October 29, 2014

Thông Báo Về Đặc San Xuân 2015 của HDH/ Quảng Đà Bắc Cali




V/v phát hành Đặc San Quảng Đà Bắc Cali nhân dịp Tất Niên Giáp Ngọ.

Thể theo đề nghị của Anh Hội Trưởng và được toàn thể Quí vị trong Ban Tham Vấn và Chấp Hành, Tổ Chức, Hội Đồng Hương Quảng Đà Bắc Cali, khuyến khích và chấp thuận, nên Hội sẽ cho phát hành một tập Đặc San mang chủ đề Xuân Nhớ Quê Hương (có thể thay đổi Tiêu đề) để làm Quà tặng kỷ niệm, nhân ngày Tất Niên cũa Hội, 20 tháng Chạp năm Giáp Ngọ, Tân Niên 2015.
Nội dung đặc san gồm những bài viết thuộc các thể loại Văn, Thơ, Truyện, bút ký, phóng sự phản ánh những sinh hoạt của Hội, những tình cảm cộng đồng, cá nhân, của những người con Đất Quảng sau Bốn Mươi Năm mất nước, lưu vong trên xứ người, nhưng vẫn không quên Cội Nguồn, luôn hướng về mảnh đất quê nghèo "Chưa mưa đà thấm" với những tai ương lụt lột hàng năm và những bà con nghèo khó vẫn còn bị đoạ đày đưới bàn tay tàn ác của nhà cầm quyền cộng sản.

Kính mời Quí Vị trong Ban Tham Vấn, Ban Điều Hành và Tất cả Đồng Hương,Thân hữu cùng tham gia Sáng Tác..,
Bài đóng góp xin được gửi về cho ban Báo chí trước ngày 12/25/2014 để kịp in ấn (trong dịp Tết các nhà in rất bận rộn).
Xin chuyển bài bằng email về : tammytran9@yahoo.com , ngapct@gmail.com , macpdinh@yahoo.com , leminhmong@yahoo.com (ghi d/c cả bốn người trong phần To 
Chân thành cám ơn và kính thông báo,
Tm.Ban Báo Chí/HDH/QD 
mạc phương đình  

Monday, October 13, 2014

Hoa Nắng Vườn Em - Thơ Lê Cẩm Thanh - Nhạc Nguyễn Túc - Ca sĩ Tô Hà

Vùng Đất Hội An đang có nguy cơ trượt dài ra biển - Lê Đình Dũng

Có mặt tại bờ biển Hội An dọc Cửa Đại lên đến gần huyện Điện Bàn, chúng tôi ghi nhận tình trạng biển đang xâm thực dữ dội vào bờ biển thành phố cổ này. Người dân cho biết, chỉ trong 3 ngày gần đây, biển đã ăn sâu vào đất liền vài mét.
Từ bờ biển dọc bãi tắm công cộng Cửa Đại xuống tới khu du lịch Victoria, hằng ngày, dù trời nắng, sóng biển vẫn đánh vào bờ dữ dội.
 Theo ông Dũng, 7 năm biển đã lấn vào bờ biển Hội An 150m. Ảnh: L.Đ.Dũng.

Trần Trung Đạo Ra mắt cuốn Chính Luận, tại San José - California

Chiều hôm qua, Chủ nhật 10/12/2014 một buổi Ra mắt sách của Nhà văn, Nhà Thơ trẻ Quảng Nam : Trần Trung Đạo với tác phẩm Chính Luận, được Anh Hội Trưởng Quảng Đà Bắc Cali phối hợp cùng các Nhà báo, Thân hữu tại địa phương tổ chức tại Hội Trường trường Trung học Yerba Buona thuộc thành phố San Jose.
Trước đây hơn mười năm cũng tại nơi này, tác giả Trần Trung Đạo đã Ra mắt sách với số lượng người tham dự rất đông, nhưng rất tiếc chiều hôm qua lại trùng với một buổi ca nhạc gây quĩ cho Chùa gần đó, với một giàn ca sĩ chuyên nghiệp từ Miền Nam đến, nên đã thu hút hết lượng khách, chi còn có khoảng trên dưới Một trăm khán giả đến với Anh.
Sau đây một số hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được xin chia xẻ đến cùng Quí Vị và Các Bạn,






​Phần Youtube tiếp đây :
http://youtu.be/-B1DtHU-CPY
http://youtu.be/Ed3eUwzbU2s
http://youtu.be/mS_JwljadTY
http://youtu.be/-iy5pO1TToo
http://youtu.be/x_NUj7M4CKI
http://youtu.be/RiTGIoKSOGE
Thân ái,
mpd.

Saturday, October 4, 2014

Trần Trung Đạo: Tuổi con thoi


(Với bác Lữ Lan tại DC, 13-9-2014)

Hôm 13 tháng 9 ở Washington DC, có một bạn đọc tham dự buổi ra mắt sách hỏi tôi “tuổi con gì” nhưng vì bận trả lời câu hỏi của nhà văn Trương Anh Thụy nên không kịp trả lời, và sau đó lại quên đi. Nếu không quên,  tôi đã trả lời, “thưa tôi tuổi con thoi”.

Thật vậy, sau thời Vietnet 1990, bạn bè mỗi người chọn một cách sinh hoạt thích hợp cho mình. Có người lập ra tổ chức riêng và cũng có người tham gia tổ chức, đảng phái đấu tranh có sẳn từ trước. Nói chung, phần lớn tập trung theo đuổi một hướng đi mang tính tập thể. Thỉng thoảng anh em gặp nhau, nói chuyện dăm câu hay đàn hát vài bài, rồi ra đi ai làm việc nấy.

Tôi vẫn một mình, không tổ chức và không đảng phái. Mấy chục năm làm con thoi giữa nhiều thế hệ. Tôi tham gia hầu hết trại hè thanh niên, sinh viên và cũng tham gia rất nhiều sinh hoạt cộng đồng nơi thành phần tham dự  đa số là những vị tóc đã bạc màu. Tôi đi khắp nơi để làm chiếc cầu cảm thông giữa hai thế hệ. Nhiều khi không dễ dàng và ngay cả chiếc cầu có khi cũng chịu nhiều trách móc. Không sao, chiếc cầu đã già đi theo năm tháng nhưng chưa gãy đổ.

Thực tế là vậy. Một sinh viên gốc Việt Nam lớn lên trên nước Mỹ, Úc, Đức làm sao hiểu được niềm u uất, hờn căm của những người đã phải chịu đựng nhiều năm trong các nhà tù CS. Tương tự, các bác HO không thể hiểu hết được những khát vọng hồng, những ước mơ xanh trong tâm hồn các thế hệ trẻ Việt Nam. Cả hai có thể cùng hô một khẩu hiệu “tự do, dân chủ”, cùng nói về “nhân quyền, cơm áo” cho nhân dân Việt Nam nhưng chưa hẳn đã hiểu những khái niệm đó trong cùng một cách giống nhau. Những ngày tháng đó thật khó khăn vì internet chưa phổ biến và cộng đồng người Việt chưa để ý nhiều đến các vấn đề biển đảo.

Trong buổi giới thiệu sách vừa qua ở Washington DC, tôi rất mừng khi các thế hệ cha chú đã đến với mình. Nhiều trong số họ là những người một thời mang trọng trách với sự thịnh suy của đất nước. Hầu hết nay đã vào tuổi 80.

Bác Lữ Lan phát biểu với phái viên Thanh Trúc của SBTN sau khi đọc xong Chính Luận mà ông mua từ Amazon “Đêm qua tôi thao thức, thế là qua từng trang, từng chương của cuốn sách này, và điều ước mong của chúng tôi là tất cả cộng đồng quốc gia mình phải xem qua cuốn sách này. Tại vì đất nước mình đã chịu nhiều thê thảm bao nhiêu quá lâu đời và bây giờ tôi cũng chưa thấy có dấu hiệu trong cộng đồng mình từ ngoại quốc cũng như trong nước có sự cải tạo tư tưởng để mình có thái độ thích nghi với hoàn cảnh. Ai cũng thấy địa ngục Việt Nam càng ngày càng trầm luân hơn. Tôi mong rằng đây là lời cảnh báo cuối cùng của tác giả Trần Trung Đạo. Quý vị nên đọc cuốn sách này và mỗi người sẽ tự chọn cho mình một thái độ thích nghi”.

Nghe bác nói, tôi chợt thấy sức sống diệu kỳ của dân tộc và cảm thấy đôi vai mình chợt nặng hơn khi nghĩ đến các thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai. Chưa quen trước hay gặp bác lần nào và bác Lữ Lan đến chưa hẳn chỉ vì tôi. Bác đến vì trách nhiệm.  Thế nhưng, trách nhiệm đối với sự thịnh suy của đất nước Việt Nam, tương lai của dân tộc Việt Nam không chỉ phải đặt trên vai của những người lãnh đạo VNCH hay cựu quân nhân viên chức VNCH trước 1975, không phải đặt trên vai của những người Việt Nam ở lại trong nước hay ra đi ngoài nước mà là của tất cả những người mang dòng máu Việt Nam.

Các chú bác không ban cho tôi chức vụ, bỗng lộc nhưng ban cho tôi ơn phước của tổ tiên, niềm tin vào lịch sử và những lời khuyến khích chân thành.

Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có lúc êm đềm và cũng lắm khi ghềnh thác nhưng không bao giờ ngưng chảy. Lịch sử là vũ khí, là hành trang căn bản trong hành trình tranh đấu cho tự do dân chủ, cũng như để xây dựng đất nước sau nầy. Lịch sử là niềm tin. Niềm tin không thể mua bán. Niềm tin không thể nghe theo. Niềm tin không thể giả dối. Mỗi chúng ta phải tạo dựng niềm tin cho chính mình bằng suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân mình. Những người nhắm mắt làm theo, nhắm mắt đi theo không bao giờ đi trọn con đường được. Họ chỉ có thể đi trên những đoạn đường bằng phẳng không gai góc nhưng một khi có ghềnh thác hiểm nguy họ sẽ là những người đầu tiên bỏ cuộc. Niềm tin là tự nguyện. Không ai cho chúng ta vay mượn niềm tin. Lịch sử dân tộc cho thấy mọi sự vay mượn đều dẫn đến lệ thuộc. Lệ thuộc vật chất thì còn có thể thoát ra nhưng lệ thuộc niềm tin, lệ thuộc tinh thần sẽ dẫn đến nô lệ, vong thân, rất khó mà thoát ra được.

Giờ này các chú bác lẽ ra đang an hưởng tuổi già bên con cháu hay đang nhàn hạ trong một khu tịnh dưỡng dành cho bậc cao niên.  Nhưng không.  Các chú bác vẫn  đến dù hôm đó phải đi trong mưa gió. Các chú bác tặng tôi một món quà quý giá, đó là trách nhiệm của thế hệ. Ngày mai tôi lại đi và hành trang của tôi cũng chỉ có thế. Cám ơn các chú bác đã cho con niềm hy vọng Việt Nam.

Trần Trung Đạo

Số phận một loài chim - Trần Trung Đạo

 
image

Giới thiệu: Tại sao tuổi trẻ Hong Kong đứng dậy mà tuổi trẻ Việt Nam lại không ? Bởi vì, ngoại trừ một số rất ít thoát ra được, nhận thức của đa số tuổi trẻ Việt Nam vẫn còn bị đầu độc bởi một hệ thống giáo dục ngu dân, lạc hậu, tẩy não. Nếu cần so sánh, nên so sánh tuổi trẻ Việt Nam với tuổi trẻ Bắc Hàn thay vì với tuổi trẻ Hong Kong. Hai cơ chế chính trị tại Bắc Hàn và Việt Nam ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngặn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người. Bài viết dưới đây được viết đúng 10 năm trước, một lần nữa xin chia sẻ cùng các bạn.

Cách đây không lâu. Anh chủ nhiệm của một tờ báo địa phương đến thăm và nghe các con tôi nói chúng thích nuôi thú vật kiểng (pet). Lần sau anh trở lại với một chiếc lồng và hai con chim nhỏ để tặng các cháu. Anh dặn kỹ:
"Chim này chỉ nuôi trong nhà, đem ra ngoài gió chúng sẽ chết."Tôi thật không tin. Chim là phải bay nhảy chứ làm gì ngay cả gió cũng sợ. Tôi đến một tiệm bán chim hỏi lại. Bà chủ tiệm cũng đồng ý với anh chủ nhiệm:
"Đây là loại chim được sản xuất theo lối công nghiệp chứ không phải chim sinh nở tự nhiên. Nếu đem ra ngoài trời, chúng sẽ chết vì không thích hợp với môi trường."
Tôi đành giữ kỹ chim trong nhà. Vài hôm sau, một người bạn cùng quê của tôi tới thăm. Anh nghiêm chỉnh khiển trách:
"Mày là Phật tử mà bỏ tù sinh vật. Người ta chẳng ví cảnh tù đày như cá chậu chim lồng đó sao. Phải thả chúng bay đi."
Tôi thật khó xử, vừa cảm thấy việc "bỏ tù sinh vật" là không nên làm nhưng thả bay đi chúng sẽ chết. Tôi phân trần với anh:
 
image
"Đây là chim công nghiệp, đem ra ngoài chúng sẽ chết, và thả bay đi chúng càng chết nhanh hơn."
Anh bạn Quảng Nam đáp:
"Nếu chúng chết thì chúng sẽ trọn nghiệp vì biết đâu kiếp sau chúng sẽ là những con chim tự do."
Tôi chưa hẳn đồng ý với cách cãi của anh ta nhưng phải công nhận việc tôn trọng tự do của mọi sinh vật là đúng, nên viết thư về Việt Nam hỏi ý một vị Đại Đức ở Hội An. Thầy trả lời theo lối "vạn sự do tâm":
"Chim công nghiệp vẫn là chim. Nếu môi trường xấu làm cho chúng xấu đi thì môi trường tốt sẽ làm cho chúng tốt trở lại. Hãy tập cho chúng quen dần, từng bước và khi chúng hoàn toàn quen thuộc với môi trường bên ngoài thì phóng sinh chúng đi."
Tôi cho đó là giải pháp hợp lý. Rất tiếc tôi lại quá bận để tập cho chim quen với thiên nhiên, bèn tặng chúng cho người em và dặn chú ấy tập cho chúng quen dần với đời sống bên ngoài, định bụng khi chúng hoàn toàn làm quen sẽ bàn với chú em làm lễ phóng sinh.
Tháng sau tôi trở lại nhà người em nhưng không thấy chim. Chưa kịp hỏi, chú em trả lời:
"Chẳng giấu gì anh, ngày nào em cũng đem chim ra vườn tập. Chúng tiến bộ lắm. Chúng rất thích cảnh thiên nhiên. Vừa thấy cảnh cây lá sum sê là chúng kêu ríu rít lên ngay. Tuần trước, trong lúc em để chúng trên sân sau, chạy vào nhà trả lời điện thoại, khi trở ra thì chỉ còn mấy cái lông rơi rớt bên cạnh chiếc lồng vỡ nát và con mèo của hàng xóm đang nhảy sang bên kia hàng rào.''
Tôi an ủi chú em theo lý luận của anh bạn Quảng Nam:
"Hai con chim đó đã trọn nghiệp trong kiếp này, hy vọng đời sống sau, chúng sẽ làm chim của núi rừng tự do thay vì làm kiếp chim công nghiệp."
image


Mỗi khi nhớ đến câu chuyện hai con chim, tôi lại ngậm ngùi nghĩ đến số phận của các em bé Bắc Hàn. Cuộc đời của các em không khác gì những con chim công nghiệp kia. Ngay khi các em ra đời, các cơ chế chính trị và xã hội đã được chuẩn bị sẵn để các em sống, suy nghĩ và hành động một cách thích nghi.
Tương tự như môi trường dành cho loại chim công nghiệp, cơ chế chính trị Bắc Hàn được xây dựng và tồn tại bằng niềm tin tuyệt đối nơi lãnh tụ của họ. Trong cơ chế đó sự nhầm lẫn, hoài nghi dù hợp lý đều không được cho phép tồn tại.
Trong buổi phỏng vấn dành cho tuần báo Time, người cận vệ của Kim Chính Nhật đào thoát nhắc lại câu chuyện của một người lái xe vô tình chạy lạc vào khu vực dinh thự của Kim Chính Nhật. Sau khi thẩm vấn anh tài xế, đám cận vệ của Kim Chính Nhật đều đồng ý rằng anh ta thật sự đi lạc. Tuy nhiên cách giải quyết họ chọn trong trường hợp đó là bắn chết anh ta ngay tại chỗ. Gia đình anh tài xế được thông báo rằnganh đã "đền nợ nước" và thưởng công cho gia đình một cái tủ lạnh.
Nhiều câu chuyện, đối với người sống bên ngoài bán đảo Bắc Hàn, có thể là chuyện hoang đường đến độ buồn cười, nhưng với người dân Bắc Hàn lại là chân lý, đúng như một nhà thơ Việt Nam có lần đã định nghĩa:
"Chân lý là đường Đảng đã vạch ra và sự thật là gì Đảng đã dạy ta."
image
Giờ sinh của Kim Chính Nhật, con trai Kim Nhật Thành và là đương kim lãnh tụ Bắc Hàn, được mô tả trong giáo trình tiểu học:
"Lãnh Tụ Kính Yêu sinh ra trong một căn cứ quân sự bí mật bên rặng núi thánh Paektu-san (Bạch Đầu Sơn), lúc Người ra đời một có hai cầu vồng rực rỡ và một ngôi sao sáng hiện ra trên nền trời" (Người dân Bắc Hàn gọi Kim cha là Lãnh Tụ Vĩ Đại hay Lãnh Tụ Vĩnh Cửu và Kim con là Lãnh Tụ Kính Yêu).
Thật ra làm gì có căn cứ quân sự nào, chẳng trên núi thánh nào và lại càng không có chuyện thần thoại như hai vòng cầu vồng ngũ sắc hiện ra trong giờ Kim Chính Nhật giáng trần.
Theo sử liệu của Sô-Viết cũ, anh chàng Kim Chính Nhật sinh ra trong một đồn lính nhỏ hẻo lánh ở Siberia vì cha anh ta làm lính cho Stalin sau khi trốn khỏi Mãn Châu.
Một mẩu chuyện khác về Kim Chính Nhật:
image


"Mặc dù trước kia chưa bao giờ chơi gôn (golf), khi cầm cây gôn lần đầu Lãnh Tụ Kính Yêu đã đánh trúng ngay 5 lỗ một lần."
Và nữa, "Một lần nọ, Lãnh Tụ Kính Yêu đến kiểm tra súng của một đơn vi quân đội và trước mặt binh sĩ Người đã rút súng bắn trúng ngay mắt trái của mười con bò rừng."Kim Chính Nhật không phải là người thường, trong ý thức của người dân Bắc Hàn, anh chàng là hiện thân của một thiên thần. Chàng ta tuy chưa bao giờ đi lính một ngày nhưng được gọi trong sách là "Tướng Trời". Tại Bắc Hàn, ngay cả chiếc khăn để lau tấm ảnh của hai cha con họ Kim cũng không được phép dùng để lau các đồ vật khác trong nhà. Giống như những con chim công nghiệp, các em bé Bắc Hàn cũng líu lo mỗi sáng, nhưng nếu ai lắng tai nghe, bài hát các em hát trong giờ vào lớp luôn bắt đầu bằng câu: "Hoa nở nhờ có không khí và các em cười nhờ ơn của Kim Lãnh Tụ Vĩ Đại."
Học sinh Bắc Hàn được dạy phải "yêu tổ quốc và yêu đồng bào" nhưng tổ quốc của em được mô tả trong sách vở không phải là một quốc gia nghèo đói, cô lập với thế giới bên ngoài mà một thiên đường trên trái đất dưới sự lãnh đạo anh minh của Kim Lãnh Tụ. Trong các ví dụ được dùng ở trường học, từ văn chương đến toán học, cuộc đời và sự nghiệp của hai cha con họ Kim luôn được dùng để ví những điều tốt đẹp và "đế quốc Mỹ xâm lược" luôn được dùng để ám chỉ những điều xấu xa tội lỗi nhất trên đời.
image

Sinh viên học sinh Bắc Hàn rất kiêu căng khi nói về lịch sử và dân tộc Triều Tiên vì một lý do đơn giản, ngoài những câu chuyện tuyên truyền được dạy ở trường, họ không biết gì về lịch sử loài người và cũng không biết đúng về lịch sử của tổ tiên họ. Và với một môi trường như thế, nhiều thế hệ người dân Bắc Hàn, hơn nửa thế kỷ qua đã tiếp tục sinh ra, lớn lên trong số phận một loài chim công nghiệp.
Mặc dù những mẩu chuyện trên có thể gợi lại trong ký ức của những người Việt lớn tuổi những hình ảnh, những tiếng thì thầm nghe rất quen quen, tuổi thơ Việt Nam ngày nay dù sao cũng may mắn hơn những người cùng tuổi với họ ở Bắc Hàn.
Trong lúc nhiều nơi vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, đa số tuổi thơ Việt Nam đang có một đời sống tinh thần dễ chịu hơn tuổi thơ Bắc Hàn. Bài học của thiếu nhi Việt Nam học hôm nay không đến nỗi hoang đường như của thiếu nhi Bắc Hàn và bài hát của các em bé Việt Nam hát không trơ trẽn khó nghe như những câu mà thiếu nhi Bắc Hàn dùng để ca tụng cha con họ Kim.
Hai mươi năm qua, ánh sáng bên ngoài đã theo những khe hở của "chính sách đổi mới" rọi vào căn nhà Việt Nam mang theo kiến thức mới lạ từ những phương trời khác. Qua những khe hở đó, chúng ta cũng được nghe nhiều tiếng nói chân thành vọng ra từ trong nước tương tự như chúng ta đang nghe những ưu tư trăn trở của những người Việt đang sống ở ngoài nước dù họ đã một thời lớn lên bên này hay bên kia sông Bến Hải.
Như vậy có gì giống nhau trong hoàn cảnh của hai em thiếu nhi Bắc Hàn và Việt Nam không?
image

Có chứ. Hai cơ chế chính trị ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Hai con nước đềubắt nguồn từ thượng lưu sông Volga trong những thập niên năm đầu của thế kỷ 20 và vẫn còn đang chảy xiết. Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngăn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người. Quyền căn bản đầu tiên trong nghiên cứu khoa học là quyền đặt vấn đề, thế nhưng quyền đó không được tôn trọng trong hai xã hội Bắc Hàn và Việt Nam.
Hiện nay, nhiều quốc gia và hàng trăm tổ chức thiện nguyện, tôn giáo, nhân đạo khắp thế giới đang tìm mọi cách để cứu giúp thiếu nhi Bắc Hàn, nhưng đồng thời, mọi người cũng đồng ý rằng, tất cả những gì họ đang làm chỉ là những biện pháp vá víu trong lúc chờ đợi một sự thay đổi toàn diện và căn bản.
image

Đúng vậy, sinh mệnh của một quốc gia không thể thay đổi bằng vài bao bột mì, hướng đi của một đất nước không thể được lót bằng dăm ba lon sữa và hạnh phúc của một dân tộc không bao giờ đến bằng sự vuốt ve an ủi từ những bàn tay thương xót bên ngoài.
Số phận của một dân tộc phải được quyết định bằng mồ hôi nước mắt, bằng những tấm lòng tận tụy với tương lai dân tộc, bằng đức tính kiên nhẫn làm việc vì đất nước của chính người dân nước đó. Và dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, nhẹ nhàng hay cứng rắn, xói mòn hay cường tập, thay đổi cơ chế chính trị vẫn là mục tiêu quyết định của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Trần Trung Đạo
September 30, 2014 

Tuesday, September 23, 2014

HUYỀN DIỆU GỐC CÂY THỦY TÙNG 2000 NĂM TUỔI BIẾT CHỌN NGƯỜI TẠC TƯỢNG.

  Gốc cây thủy tùng vô cùng quý giá được một người kiểm lâm mua rồi hiến cho chùa. Nhà chùa đã phải tìm người đẽo tượng từ khắp nơi, hết nhóm thợ này đến nhóm thợ khác đến đẽo tượng Phật nhưng khi đụng dao búa vào đều gãy hết, chỉ có 1 nhóm thợ ở Hội An (Quảng Nam) là đẽo được. Sự kỳ lạ còn ở chỗ với các nhóm thợ khác thì cây rất cứng, nhưng với nhóm thợ này gỗ lại rất dễ đẽo, đẽo xong thì ngay lập tức cứng lại.
Kỳ lạ gốc cây thủy tùng tiền tỷ 2000 năm tuổi
Nghe câu chuyện kỳ lạ về gốc cây thủy tùng đã được đúc tạc thành bức tượng Phật đặt tại gian chính điện của tịnh xá Ngọc Ban (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và cảm thấy lý thú về những sự kỳ diệu xung quanh bức tượng này. Trò chuyện cùng chúng tôi, Ni sư Nhàn Liên là trụ trì tại tịnh xá Ngọc Ban này kể lại về nguồn gốc của gốc cây thủy tùng vô giá này. Sự vô giá của nó là bởi hiện tại cả Tây nguyên chỉ còn vài cây thủy tùng còn sống, mà mỗi cây có giá tới cả chục tỷ đồng. Ni sư Nhàn Liên cho biết: “Chừng 6-7 năm về trước, ở tận huyện Krông Năng, phía Đông Bắc tỉnh Đăk Lăk có một nhóm 4-5 người đồng bào Ê Đê hì hục đào một gốc cây to có đường kính tới 2m nằm lẩn sâu trong những lớp bùn đất. Gốc cây đó chỉ còn một phần thân nhưng rất lớn tới 3 người ôm mới hết. Lúc ấy tình cờ có người kiểm lâm đi ngang qua thấy, biết là cây gỗ quý hiếm nên đã ngỏ ý mua lại, và nhóm người dân tộc đồng ý bán với giá 10 triệu đồng. Ngay sau đó, người kiểm lâm thuê xe xúc, máy bơm rồi bơm nước xuống rồi hút bùn lên, để không ảnh hưởng tới rễ cây.
Sau đó thuê xe cẩu đến cẩu lên. Phải mất đến 2 ngày đào bới với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại mới đưa được phần còn lại của cây thủy tùng lên mặt đất!”. Một sự lạ là khi đào được gần 4m sâu dưới lòng đất, khi cho xe cẩu tới mọi người đều nghĩ với một gốc cây như thế thì dễ dàng lấy lên được, vì xung quanh gốc chỉ là bùn nhão, rất dễ để cẩu cây thủy tùng lên mà không sợ ảnh hưởng tới rễ cây. Thế nhưng chẳng hiểu sao năm lần bảy lượt cố gắng hết sức mà người lái xe cẩu không làm nhúc nhích chút nào gốc và phần thân còn lại của cây được, mà còn bị gãy trục cẩu nữa. Mọi người lại tiếp tục xúc, hút bùn lên, đào sâu tới hơn 8m, phải huy động tới hai chiếc xe cẩu khác mới đưa được cây thủy tùng rời lên được mặt đất.
Vợ người kiểm lâm này vốn là phật tử rất tín tâm, nhiều năm đi chùa lễ Phật biết chuyện nên nghĩ rằng gốc cây đặc biệt này phải có gì đó nên khuyên chồng hiến cúng lên nhà chùa, chứ bán đi thì uổng, mà nhà mình chưa chắc đủ phúc duyên giữ lại. Người kiểm lâm thấy vợ phân tích đúng quá nghe lời đã liên lạc với sư bà là cố Ni trưởng Thích Nữ Hoa Liên, Viện chủ Tịnh xá Ngọc Ban trước đây, mong được hiến cúng về Tịnh xá. “Khi người kiểm lâm cho người chở phần còn lại của cây Thủy Tùng đến Tịnh xá, gốc cây có đường kính hơn 2m, và sư bà cũng như các ni sư lúc ấy nhìn thì thấy tạc tượng Quán Thế Âm Bồ Tát là hợp lí, mà phải là tượng đứng. Ông ấy cũng nói rằng vợ chồng ông ấy hiến cúng Tịnh xá gỗ quý, nhưng phải dùng để tạc tượng Quán Thế Âm Bồ Tát chứ không được dùng làm việc gì khác, nếu sư bà đồng ý thì vợ chồng ông ấy mới để lại. Nếu không, ông ấy dành hiến cúng tới chùa lớn. Thế rồi sư bà tiếp nhận và nói sẽ sớm tiến hành tạc thành bức tượng lớn để đặt ở chính điện cho phật tử đạo hữu tới chiêm bái!”, Ni sư Nhàn Liên kể lại.
Kỳ lạ bức tượng chọn người tạc đẽo
Nhận được gốc cây lớn vô cùng quý giá như thế, đích thân sư bà Ni trưởng Thích Nữ Hoa Liên lặn lội tới Gia Lai, rồi ra Hà Nội, tìm khắp các nơi thợ tạc tượng danh tiếng nhất rồi mời về. Lạ kỳ một điều là hết nhóm thợ này đến nhóm thợ khác đến nhưng đều lắc đầu trở về vì không làm được. Hỏi ni sư Nhàn Liên vì sao, ni sư trả lời: “Hồi ấy sư bà mời thợ thuyền về đông lắm, dựng sạp dựng lều cho mọi người tạc tượng tránh mưa tránh nắng bên hông Tịnh xá này. Gốc cây thủy tùng nằm ở đó được dựng lên để các nhóm thợ tạc đẽo. Nhưng việc dựng được gốc cây này lên cũng gian trân lắm. Hai chiếc xe cẩu cỡ lớn được điều tới để dựng gốc cây lên nhưng mãi mà vẫn không được. Cứ luồn dây cáp bằng thép vào để nâng lên thì cái thì đứt, cái thì tuột, rồi đang nâng lên nửa chừng thì bị chết máy. Nhiều người lấy làm lạ lắm nhưng không thể giải thích được vì sao. Sư bà phải đích thân lập đàn chay cúng nguyện mất một buổi, sau đó mọi sự mới thuận buồm xuôi gió. Lúc ấy chỉ cần một chiếc cẩu nâng lên rất nhẹ nhàng!”. 
Thế nhưng việc tạc đẽo tượng lại tiếp tục xảy ra những sự cố. Khi các thợ bắt tay vào công việc thì chẳng hiểu sao búa đục cái thì gãy, cái thì mẻ hết. Gốc cây thủy tùng lúc ấy bỗng dưng cứng lại như đá, không thể nào đục đẽo được. Hết nhóm thợ này đến nhóm thợ khác đến làm việc đều bị như thế cả. Chỉ cần đưa đục chạm vào gõ mấy cái thì y như rằng chiếc đục sẽ bị mẻ, dùi thì gãy, có người thì gõ cả vào tay. Biết bức tượng phật mà sư bà định tạc đẽo kén duyên người tạc, nên sư bà lại lặn lội đi khắp nơi tìm các nhóm thợ về thực hiện công việc. Sau đó, có người mách nước có một nhóm thợ ở Quảng Nam có tay nghề rất cao, thế là sư bà lặn lội tìm tới một xưởng gỗ ở Hội An tìm được một nhóm thợ nhận lời về Tịnh xá làm việc. Nhóm thợ này là 5-6 nghệ nhân, đều là những chàng trai trẻ độ tuổi 20-22 tuổi, chưa ai lập gia đình. Về Tịnh xá, họ sớm bắt tay vào tạc tượng. Họ còn trẻ, nên vừa làm việc hăng say, vừa bật nhạc, hát hò vui nhộn. Các ni sư cũng hiểu, cùng trợ duyên cho họ, thêm động lực chuyên tâm công việc. Gỗ cây thủy tùng lúc ấy chẳng hiểu vì sao lại mềm như nến sáp, chỉ cần dùng dao nhỏ cũng gọt được nên chừng 2 tháng sau, bức tượng hoàn thành theo bản thiết kế của những nghệ nhân. 
Nhưng, lúc ấy khuôn mặt tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trông na ná những hình tượng bên Đài Loan, sư bà không chịu nên đã tìm hình ảnh tôn tượng Ngài trông thật Việt Nam và yêu cầu sửa lại, rồi công việc cũng thành tựu như ý. Công việc vừa hoàn tất thì bức tượng nhanh chóng “đóng băng”, rắn hơn đá hoa cương không có gì đục lại được. Ni sư Nhàn Liên cho biết: “Quả thật việc đục tạc tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là một công việc đầy khó khăn, trải qua nhiều công đoạn và hầu như lúc nào cũng có những sự việc lạ kỳ. Có lẽ vì chữ duyên với bức tượng như thế này nên không phải ai cũng hiệp tâm làm được. Từ một gốc cây thủy tùng như thế, giờ thành một bức tượng vô cùng đẹp đẽ và quý giá như thế này quả là một kỳ công!” Ni sư Nhàn Liên cho biết, khi nhà chùa nhận gốc cây này về, có người bên kiểm lâm đã tới tìm hiểu và đánh giá về tuổi của gốc cây này, mọi người đều trầm trồ và ngạc nhiên khi nhóm kiểm lâm giám định gốc cây thủy tùng này cũng đến hơn 2000 năm tuổi. Mà theo kinh điển Phật giáo, cây gỗ có tuổi như vậy thì đã được “thọ thần”. Chính vì thế việc tạc đẽo tượng cũng lắm sự lạ kỳ không thể lý giải được.
Ni sư Nhàn Liên cho biết: “Từ khi tôn tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hoàn thành được đặt tại chính điện của Tịnh xá Ngọc Ban này, đại chúng thập phương đến chiêm bái ngày càng thêm đông, ngưỡng vọng thành tâm cầu nguyện, và có nhiều sự linh ứng, ai cầu gì đều được Ngài phù hộ, ứng nghiệm ngay. Sức mạnh từ bi độ nguyện nơi Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cảm ứng tới rất nhiều người, mà chỉ tự thân mỗi người với tất cả tâm lòng thành kính cảm nhận được những linh ứng và sự kỳ diệu!”. Hiện tại, bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng cây gỗ thủy tùng này được đặt tại Tịnh xá Ngọc Ban, tại gian chính điện từ lúc hoàn thành đến nay. Ni sư Nhàn Liên cho biết, nhiều lần có một số người đến thương lượng mua lại bức tượng này với giá vài tỷ đồng, nhưng đây là quà tặng của chùa nên không được phép bán. Nói đến chuyện liệu có bị trộm mất hay không, ni sư Nhàn liên cười cho biết có mấy lần vì muốn dịch chuyển tượng sang một chút để lau chùi, sửa sang lại mái nhà đều không được dù đã huy động cả chục người đàn ông lực lưỡng đến. Ni sư Nhàn Liên cho biết: “Rất có thể những hiện tượng lạ từ gốc cây thủy tùng nghìn năm tuổi này có được ấy là do đã được thần hóa, qua mấy nghìn năm trải nắng mưa và qua biết bao đời người đã chứng kiến được những điều kỳ lạ nên “thọ thần”. Các nhà khoa học có đến tìm hiểu về gốc cây và cả bức tượng này nhưng đều chưa đưa ra được kết luận vì sao gốc cây có lúc cứng như đá, có lúc lại mềm như sáp. 
Chuyện một gốc cây có tuổi đời 2000 năm với vô vàn những điều kỳ bí xung quanh việc tạc thành bức tượng Phật vẫn được người dân nơi đây truyền tai nhau, và với sự linh thiêng kì diệu đó, mỗi người khi đến chiêm bái bức tượng này đều tự dặn lòng mình phải sống từ bi hơn, làm nhiều việc thiện hơn để cuộc sống được thanh thản. 

Cao Lau, One Of Vietnam's Greatest Culinary Treasures - Alison Spiegel


Chewy noodles, smoky pork, crisp greens, crunchy croutons and refreshing bean sprouts: it may sound like an odd medley, but together these ingredients compose one of Vietnam's most iconic dishes, also its most mysterious. The dish is called cao lau, and it hails from Hoi An, a town in central Vietnam.
Hoi An is a special place for many reasons. An important port from the 15th to the 19th century, Hoi An was a critical center of trade for Vietnam and became home, temporary or permanent, to foreigners from all over, most importantly the Chinese and Japanese. From Chinese temples and pagodas, to the iconic Japanese covered bridge, influences from Hoi An's trading days are still visible everywhere in town, and the French colonial architecture added to the mix makes Hoi An effortlessly charming. The town retained much of its old-world character by a turn of bad luck when the Thu Bon river silted up, preventing ships from docking there and essentially halting all commerce and development, and then a turn of good luck when the tourism industry revived the town in the early 1990s. Hoi An was declared a UNESCO world heritage site in 1999, and today it is a flourishing tourist center. Mustard yellow colonial buildings with vine covered terraces line dusty streets, and lanterns light up the old city at night. The delightful atmosphere alone makes Hoi An worth the visit, but perhaps the best reason to visit Hoi An is the food.
Because of all the international influences, Hoi An is something of a melting pot when it comes to cuisine. All of Vietnam can make the same claim, but Hoi An, a small city of only 120,000 people, is a concentrated mecca of international and homegrown flavors. From the lively street food scene to the renowned restaurants, there is no shortage of places and ways to eat in Hoi An -- at all hours of the day. The central market is at its busiest before 7 a.m., when locals can be found slurping noodle soups and doing their daily food shopping. And the city comes alive at night when the temperature cools and the night market wakes up. Hoi An is also home to a few specialty dishes that are unique to the city. There's com ga: a chicken and rice dish in which the rice is cooked in chicken broth and topped with shredded chicken, coriander and onions. There's white rose dumplings: shrimp and pork dumplings topped with crispy garlic. And then there's cao lau -- Hoi An's signature noodle dish.
2014-09-20-image.jpg
Cao lau consists of thick rice noodles, pieces of barbecued pork, greens and crunchy croutons. The pork is sliced thin and cooked in the traditional Chinese method known as char siu. In addition to adding greens on top of the dish, it's also common to add bean sprouts, which together with the greens adds a burst of freshness and crisp texture to the chewy noodles and meaty pork.The final touch is the crunch of the croutons, which are made from dried cao lau noodles.
The cao lau noodles are the star of the show and the ingredient that makes this dish unique to Hoi An. While the exact recipe is known only to a few people, the tale behind the noodles is legendary. First, cao lau noodles are said to be made using only water from one ancient well in Hoi An called Ba Le well. The well is surprisingly unmarked in a town that depends on tourism and would undoubtedly profit on making it a better-known stop on the tourist circuit. Tucked inconspicuously in an alley, however, wedged right up against a house, the well looks like nothing special and could be easily missed if you're not looking for it. This obscurity makes the well all the more mystical, adding to the esoteric quality of the noodles made with its water.
In addition to the water for cao lau noodles supposedly coming from this one, special well, the water is also supposed to be mixed with a specific type of ash to create a lye solution. The ash is said to come from a type of tree found on the Cham islands, which are off the coast of Hoi An.
The precise process of making cao lau noodles also sets them apart. The recipe is a secret, known only to a few families in Hoi An. More and more people are trying to get their hands on the recipe, of course, and in 2012 writer David Farley for AFAR magazine ventured to Hoi An to get to the bottom of it. While he was allowed to watch the noodle-making process by one family, he didn't walk away with the recipe, which is still largely protected -- at least enough to keep the noodles a unique specialty that you can't easily find outside of Hoi An.
What Farley did find out is that the noodles are steamed, not boiled, like most noodles. And while the family that Farley visited used to make the noodles with water exclusively from the Ba Le well, they now use water from a well they dug themselves next to their house. A family member also told Farley that for the lye solution, they use ash from local wood, not wood from the Cham islands. Whether or not cao lau is made with water from the Ba La well and ash from the Cham islands these days is besides the point, however. The dish is still a local a speciality made using local ingredients, and it's absolutely worth traveling for. The combination of textures, like the legends behind each ingredient, come together to create a beguiling whole.
On top of it all, cao lau's origin is still unknown. Some speculate that the noodles, because of their heft and thickness, were inspired by Japanese soba noodles, while the char siu pork, on the other hand, indicates the dish might have Chinese origins. With its murky, mixed roots, legendary ingredients and guarded family recipe, cao lau is truly one-of-a-kind, just like its home town.

Vấn Vương - Thơ Thu Phong



Nhớ...Phan Thanh Giản buổi trường tan,
      Thơ thẩn em đi trong chiều tàn.
      Nắng úa nhẹ nhàng hôn tóc biếc ,
      Mây vàng lơ lững uốn không gian.
      Bâng-khuâng tự hỏi lòng mình có...
      Rạo rực trong tim bóng một chàng?!
      Nếu biết tình anh đang ngóng đợi ,
      Ta nhờ mây gió kết xe loan ...

                    *    *    *
      Một thoáng buồn thương về dĩ vãng ,
      Xa rồi trầm mặc thuở hồng hoang !
                 
San Jose, Sept./23/2014

Thu Phong

Monday, September 15, 2014

Thư Mời tham dự Ra Mắt "CHÍNH LUẬN" của Trần Trung Đạo


Thư mời tham dự buổi giới thiệu

CHÍNH LUẬN TRẦN TRUNG ĐẠO

Trân trọng kính mời: Quý Đồng Hương Thân Hữu

Tham dự buổi giới thiệu “Chính Luận Trần Trung Đạo” của nhà văn nhà thơ Trần Trung Đạo.

Tổ chức từ 1:30 giờ chiều đến 5 giờ chiều
Chủ Nhật 12 tháng 10 năm 2014
Hội trường Yerba Buena High School
1855 Lucretia Ave, San Jose, CA 95122.

Trần Trung Đạo là tác giả của hàng chục tác phẩm thuộc nhiều thể loại thơ, văn, tâm bút, tiểu luận, chính luận trong đó có thi phẩm nổi tiếng Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười ra đời tại San Jose 1992.
Lần này qua “Chính Luận Trần Trung Đạo,” tác giả tập trung vào ba chính đề gồm:
-Hiểm họa Trung Cộng;
-Thực trạng Việt Nam; và
-Chính sách tẩy não của CSVN.
Chính Luận Trần Trung Đạo ra đời trong giai đoạn này như một đóng góp kiến thức và lý luận vào cuộc đấu tranh chống độc tài CS tại Việt Nam và chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán Trung Cộng tại Đông Nam Á.
Chương trình được sự bảo trợ của nhiều hội đoàn, đoàn thể văn hóa và cơ quan truyền thông báo chí tại Bắc California.

Ban tổ chức trân trọng kính mời.

Liên lạc BTC:

Lê Văn Đức: 408-551-9723
Phạm Bằng Tường: 408-375-8611
Nguyễn Ngọc Mùi: 408-655-2367
Khổng Trọng Hinh: 408-590-3574
Nguyễn Xuân Nam: 408-482-6527
LS Nguyễn Tâm: 408-876-8766

T.M. Ban Tổ Chức

Lê Văn Đức