Wednesday, August 20, 2014

CÁI MỦNG ĐỰNG ĐỒ MAY CỦA MẸ - Nguyễn Thị Duy


( Viết nhân ngày giỗ Mẹ)

                                                      ".... Cho tôi lại ngày nào , trăng lên bằng ngọn cau .
                                                            Me tôi ngồi khâu áo, bên cây đèn dầu hao....
                                                            Cho đi lại từ đầu ... chưa đi vội về sau ...." ( PD )   

    Mấy đứa con chị rủ nhau đi "shoping" mua hàng "sale". Lúc về mỗi đứa mang theo một túi đựng áo quần đã mua được . Bọn chúng bước vào nhà hí hửng nói với chị "Me ơi! có "job" cho mẹ làm đây nè !". Áo quần trong nhng túi xách được bọn chúng lôi ra bày đầy bàn. Đứa nầy nói "Mấy cái quần nầy hơi rộng, mẹ sa dùm chỗ lưng và ống quần hẹp lại giúp con nghe!". Đứa kia nói "Mẹ cắt ngắn bớt mấy cái tay áo nầy giúp con nè!" . Có đứa nhờ mẹ thật là khôn khéo ... Nó mặc áo vào , tới đứng trước mặt chị rồi hỏi: “Mẹ thấy có được không mẹ? Con nghĩ mình nên lên lai ngắn lên một chút sẽ đẹp hơn mẹ há?. Tuần ti con có cái đám cưới của con nhỏ bạn đó mẹ". Thấy bọn nhỏ "tấn công" chị quá nên chồng chị cũng "xót ruột", anh nói: "Tụi bây làm như mẹ tụi bây là chủ cái tiệm sửa đ không bằng !". Chị thì chỉ hứng thú sửa đồ cho mình và cũng thích mặc áo quần đẹp, áo quần mới. Từ chỗ "suy bụng ta ra bụng người" mà chị hiểu được tâm lý của các con. Bởi vậy cho dù có ngao ngán đến đâu chị cũng phải ngi vào bàn máy và m cái hp đựng đồ may ra rồi cằm cục ngồi sửa đồ cho tụi nhỏ. Lòng người mẹ lúc nào cũng thương con nên có sá chi cái công khó ấy... và cũng những lúc ny chị lại rưng rưng nhớ về mẹ chị thật nhiều... Chị nhớ làm sao... hình ảnh mẹ chị ngồi cặm cụi bên cái mủng đựng đồ may để may từng bộ quần áo cho chị lúc chị còn nhỏ. Chị cũng không  biết từ bao giờ... mà khi lớn lên chị đã nhìn thấy mẹ chị cũng có một cái mủng nho nhỏ để đựng đồ may như cái hp đựng đồ may của chị . Cái mủng nầy là của cha chị đan cho mẹ chị dùng. Cái mủng hơi thô nhưng trông rất chắc chắn. Mẹ chị dùng lâu ngày nên cái mủng bóng lên như được đánh lớp dầu bóng bên ngoài . Ngoài những dụng cụ dùng để may vá thì trong cái mủng nầy của mẹ có đủ thứ. C mi lần nht được vật gì coi còn dùng được mẹ ch lại cất vào cái mủng nầy. Từ mấy cái đinh đóng guốc, mấy con ốc vít, chai dầu nhị thiên đường, cái lược chải đầu nhỏ xíu, cái gương soi mt ... và ... có cả đến mấy viên bi chai đủ màu, my cng dây thun mà chị em chị hay dùng để chơi với nhau. Lâu lâu mẹ lại đổ cái mủng nầy ra giữa sàn nhà để dọn dẹp là my chị em chị lại chạy ào tới để lượm đ chơi. Mẹ chị lại la toán lên "Để yên ! đừng có phá !". Cả nhà cứ mỗi lần cần cái gì thì cứ nói nhỏ với nhau "Li chỗ cái mủng đựng đồ may của mẹ tìm thử coi có không ?" Tất nhiên là sẽ có vì trong đó có đủ thứ mà ...Đám con cháu trong nhà đứa nào cũng đã có mt ln li ngi gn m  khi thy bà ngi may bên cái mng ny để lân la trò chuyn và để được vc phá my th m ch ct du trong đó.Trong cái mủng đựng đồ may nầy mẹ chi quý nhất là cái kéo. Nghe nói cái kéo nầy do người cháu đi học ở Huế về tặng cho mẹ chị. Cái kéo sáng loáng và rất là bén . Mẹ ch thường dấu nó ở dưới đáy mủng. Ch rt thích mân mê cái gi dùng để ghim nhng cây kim may ca m. M chị đã dùng nhng si tóc rng ca m trong nhng lần chi đầu đ dn vô trong cái gối nhỏ xíu. Mẹ nói cái gối nhồi bằng tóc bên trong sẽ giữ cho kim ghim vào không bị rỉ rét. Ngày đó mẹ chị cũng không dùng cái thước dây như nhng người th may hay dùng. Bà có cái thước riêng cho mình bằng một thanh tre dài khong hơn ba gang tay có khắc nhng vạch đánh dấu ni tấc để đo mà bà gọi là "cái thước ba mươi đồng". Cho đến bây giờ chị cũng không hiểu được ti sao m ch li gi cái thước đó là cái thước "ba mươi đổng". Với cái thước " ba mươi đồng " đó mẹ chị đã ct may không biết bao nhiêu là áo quần cho anh chị em nhà ch, từ đứa lớn cho đến đứa nhỏ . Áo quần mẹ ch may không có kiểu cách cầu kỳ nhưng đường may sc so và đứa nào mặc vào cũng vừa vn chng thua gì thợ may bằng máy. Vậy đó, tuổi thơ của chị lớn dần theo từng chiếc áo , chiếc qun mà mẹ may cho và lúc nào ch cũng thy m áp trong vòng tay yêu thương ca m . Sau ny hình như m cm nhn được nhng chiếc áo qun m may cho chị đã không còn hp vi thi trang bên ngoài na nên mi ln có được xp vi đẹp m li dt chị đến ông th may trên đầu chợ để may. Riêng phn mthì th may không ly được ca me đồng bc nào vì mẹ đã t may qun áo cho mình, ngoài cái áo dài. Cũng như cái ô trầu, cái mủng đựng đồ may đã gắn bó với cuộc đời của mẹ ch không lúc nào rời xa.  Những năm tháng trong chiến tranh khc lit, quê chị cũng ngập chìm trong khói la. Gia đình ch cùng vi bà con quê dt dìu nhau chạy về thị xã đ lánh nạn, sống xúm xít cùng nhau trong các tri tm cư. Mẹ chị cũng không quên mang theo cái ô trầu và cái mủng đựng đồ may. Nhng ngày tháng sng tri tm cư, dưới mái nhà tôn nóng bc m ch li tiếp tc vi nim vui ca mình, li vá vá, khâu khâu nhng chiếc áo qun đứt  nút, st ch ... cho c nhà .

 
 Theo năm tháng, chị cũng đã lớn khôn. Rồi chị có chồng. Như con chim non đã đủ lông, đủ cánh muốn vụt bay ra khỏi tổ ấm của mẹ. Nhưng chẳng được bao lâu thì ngày 30 tháng tư đen ti  ập đến. Cả miền Nam tự do không còn nữa. Ch mt mình vi my đứa con nh di và người chồng trong  tù "cải tạo". Cũng như hu hết những người vợ "tù ci tao" khác  ch hụt hẩng, lc lõng gia chợ đời đổi thay. Vòng tay yêu thương của mẹ lại dang rộng ra để bảo bọc, cưu mang mấy mẹ con chị như những ngày chị còn tấm bé. Nhng lúc bên chị mẹ thưng hay vỗ về an i chị "đừng có lo! có mẹ đây!". Câu nói mà mẹ đã thường xuyên nói với anh chị em chị trong nhng ngày thơ ấu.  Mà thật đúng như vậy. Trong suốt thời gian khốn khó nầy mẹ chị luôn luôn có bên cạnh chị để nâng đỡ chị về tinh thần lẫn vật chất. Có lúc mẹ chị không những là người mẹ, mà như là người chị, như là người bạn để chia xẻ với chị nhng  nổi khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Những tháng ngày nầy mẹ chị lại bận rộn bên cái mủng đựng đ may để vá, để khâu lại từng bộ quần áo cho các cháu. Vải vóc lúc bấy giờ phm cht thì xấu lại phân phối nhỏ giọt theo từng nhân khẩu trong gia đình. Mấy đứa con của chị lại không biết giữ gìn nên lúc nào qun áo ca bọn chúng nhìn cũng lôi thôi, lếch thếch. Mẹ chị lại lục lạo trong những thùng đồ cũ đ tìm xem  cái nào còn tốt thì sửa lại cho mấy cháu dùng. Nhìn đường kim may của mẹ trên những bộ quần áo của các con lòng chị lại bồi hồi. Đường may của mẹ không còn sắc sảo như xưa ... trông như cẩu thả hơn, các khoảng cách của mũi kim như rộng hơn ... Chị cảm nhận được sức khoẻ của mẹ đã từ t đi xuống theo thời gian...Chị thy xót xa khi nghĩ lại  mình chưa làm được gì cho mẹ c...Ôi ! Lòng mẹ bao la quá ! Mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình vì các con.

      
Sau những năm tháng lưu lạc ở xứ người, chị về lại quê nhà thăm mẹ. Mẹ chị đã yếu đi rất nhiều nhưng vn còn minh mẫn để chuyện trò cùng chị. Cái mủng đựng đ may của mẹ nằm buồn trên nóc tủ. Bây giờ nó trở thành chỗ để chủ nó cất những vật dụng cá nhân cần dùng. Nghe tiếng chị đi lại gần, mẹ chị lên tiếng " Đứa nào đó ! lại chỗ cái mủng đựng đồ may lấy cho mẹ chai dầu !". Rồi có lúc mẹ lại sai "Có đứa nào đó không?  lại chỗ cái mủng đựng đ may lấy cho mẹ chai thuốc nhỏ mắt!".  Rồi thời gian cứ vô tình trôi đi ... Mẹ chị cũng không thể nào "lt da sống đời " với con cháu được... bà yếu dần và ra đi ở cái tuổi 93 . Chị v thăm mẹ ln nầy, mẹ chị đã không còn ngồi đó để sai chị lại chỗ cái mủng đựng đồ may lấy cái nầy, lấy cái nọ . Cái mủng đựng đồ may nằm chỏng chơ một mình ... người chủ nhân đã một thời gian dài gắn bó cùng nó đã ra đi...

     Trong nng chiu vàng vt, chị đứng trên gò m cao nhìn xung, dưới chân mộ mẹ chị là cánh đồng lúa xanh bát ngát, sóng lúa nhấp nhô theo gió chiều lng lng thổi. Hình ảnh mẹ chị lại hiện về với những kỷ niệm trải dài theo năm tháng ấu thơ của chị. Mắt chị rưng rưng ... ch nói nho nh như  thì thầm với mẹ Me có nghe chăng con về.
Chiu nay thời gian đứng yên để nghe. Nghe gió trong tim tràn trề. Nụ cười nhăn  nheo
bỗng dưng lệ nhoà... "

    Ngoài kia nắng hạ xôn xao... Tháng 5 lửng thửng lại về ... Ngày giỗ mẹ chị lại đến. Dư âm ca ngày lễ Mẹ như còn đây. Chậu hoa lan của mấy đứa con tặng cho chị vẫn còn tươi  rói trên bàn. Chị lai khắt khoải nhớ về mẹ. Ước chi ch còn có m bên cnh để ch làm được mt vic gì đó cho m hay nói vi m "Mẹ ơi! Con cm ơn mẹ đã cho con có được mt thi thơ ấu tht tuyt vi". Chị lai suy nghĩ không biết  hình ảnh của chị bên cái hộp đựng đồ may đ ngi sửa quần áo cho các con có còn đọng lại trong ký ức của bọn nhỏ sau nầy hay không... Riêng chị vẫn nghe đâu đây tiếng nói của mẹ  "Đừng  lo! Có mẹ đây !" ....
                                                                                                                                
                                                               
                                                                    Charlotte, tháng 5 / 2014

                                                                            Nguyễn Thị Duy       

No comments:

Post a Comment