Không riêng gì Quảng Nam - Đà Nẵng có những thổ ngữ hoặc cách phát âm khiến nhiều người khác khó nghe, khó hiểu, các địa phương khác cũng có những trường hợp tương tự như vậy. Nhưng đó lại chính là hồn quê của mỗi địa phương.
Thế kỷ 20 là thế kỷ của sự hoàn thiện sáng kiến “cách mạng bất bạo động”, mở ra một phương pháp đấu tranh mới thể hiện đặc tính của một nền văn minh mới xem con người là trung tâm. Trong đó, mọi tư tưởng triết học chính trị, định chế chính trị, cách thức phát triển kinh tế, giá trị văn hóa…. đều nhằm phục vụ con người, mang lại hạnh phúc cho con người. Cái thời của “cá lớn nuốt cá bé”, của giết chóc, bạo lực, của tất cả những gì tổn hại đến mạng sống con người đã bị coi là quá khứ và không thể chấp nhận được.
Chiếc xe Jeep nhà binh dừng lại trước cửa quán cà phê “không tên” nằm ở thị trấn Chu Lai. Huyền ngồi sau quầy thu ngân đang thối tiền lại cho khách. Nhìn ra cửa, thấy khách quen, Huyền quay sang nói với cô em gái tên Vân đang đứng phía sau: “Vân, ngồi quầy, thu tiền giúp chị... lẹ lên!” Vân vừa ngồi vào thế chỗ, Huyền bước nhanh ra phía xe vừa đổ. Mau miệng và nở một nụ cười thật tươi: “Chào Trung Úy...” “Chào người đẹp. “Úy”với “Tá” gì, xin gọi thân mật... anh, em...tiện hơn!” “Vâng, mời “anh” vào.”