Tuesday, September 13, 2011

truyện ký HẢM NÓNG TÌNH YẺU - Duy An Đông

Duy An Đông


Lâu ngày về thăm quê hương, Quảng Nam Đà Nẵng, tiện thể vợ chồng chúng tôi đi thăm một thành phố tình yêu đầy thơ mộng, ở vùng Cao nguyên vước Việt. Chúng tôi trong đoàn du lịch, từ thành phố Sài gòn đến Đà Lạt trên một chuyến xe Bus gồm 24 du khách đi thăm, đủ các thành phần già trẻ trong nước và người nước ngoài . Đặc biệt có những cặp vợ chồng mới cưới, họ đi hưởng tuần trăng mật đầy nồng thắm. Tài xế là một người đứng tuổi, nhưng vui tính, đầy kinh nghiệm chạy đường trường đến các vùng cao nguyên.
<!-- Read more --> Một nữ hướng dẫn viên trẻ đẹp, dễ thương lại có cái tài kể chuyện vui trong suốt cuộc hành trình đầy lý thú. Cô nàng cũng gíới thiệu cho chúng tôi biết những đia danh và lịch sử ở những điểm đặc biệt trên những đọan đường chúng tôi đi qua . Khoảng nửa chặng hành trình, cô cho Đoàn ghé lại thăm Thác Damb’ri  ở thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thác từ những dòng suối nhỏ, chảy rãi ra một mép bờ đá đứng thẳng, ở độ cao khoảng gần 100 mét. Dòng nước làm thành những vòng xoáy, rồi  buông mình xuống thung lũng, tạo nên những cơn mưa hoa tung toé, như nước mắt của nàng H’bi hờn giỗi, vùng vằng khi nàng không được cưới người thương yêu làm chồng. Màn sương khói từ đỉnh cao bao trùm thung lũng, làm cho thác đã đẹp lại càng thêm đẹp.

Ở đây người ta tạo dựng một thang máy, dành cho những người không thể đi đường bô. Người ta cũng tạo những bậc thang quanh co uốn lượn, từ đỉnh núi này qua các triền núi khác để du khách xuống thung lũng, rồi qua chiếc cầu cong, đến bên kia dòng thác. Đường thang ngoằn nghèo, hẹp mà lại dốc. Từng cặp, từng cặp dìu nhau lên xuống trên những bậc thang, trông rất đẹp mắt, rất gợi tình. Đường xuống, chàng đi trước nắm tay nàng bước theo saụ. Đường đi lên thì ngược lại, nàng đi trước chàng phải ở phía sau, để khi cần chàng làm chỗ tựa cho nàng bước lên những đoạn khó khăn, hoặc nàng lỡ bước sẩy chân, chàng làm bình phong che đỡ. Nhìn từng cặp thấy cũng vui vui. Có những cái dốc, chẳng đáng nhờ chàng giúp đỡ, nhưng các cô nàng cũng õng ẹo, để cho những đấng nam nhi phải ra taỵ. Chúng tôi đoán là các cô nghĩ dại gì mà chẳng thừa cơ hội õng ẹo để các Ông thể hiện sự nhiệt tình. Mà lẹ thật, nhanh như cái lò xo,bàn tay chàng trở thành một mặt ghế, ịn ngay vào chỗ” cái ngồi” của nàng, rồi dùng lực đẩy cô nàng lên một cách nhẹ nhàng. Họ nhìn nhau mỉm cười lý thú. Có lẽ kẻ đồng hành cách đó không xa, nhìn thấy sự việc, đẹp và thích thú hơn người trong cuộc. Đường thang dài khúc khuỷu, nhưng cũng có nơi làm được trạm nghỉ chân, và tạo điều kiện cho du khách chụp hình như: nhà sàn, cho thuê sà-rôn, áo, mão, và giỏ đeo lưng, Những trai tài gái sắc cải trang y phục thành người dân tộc Mạ, chụp hình. Có chuyên viên phục vụ, quý vị sẽ có những tấm ảnh đẹp trong khu vực thơ mộng này.

Lịch sử của thác Damb’ri, xin kể lại những gì tôi nghe, tuy có tính cách huyền hoặc, nhưng để biết nó cũng vui vui, chúng ta chỉ chú trọng cảnh đẹp của Thác mà thôi. Đừng nghĩ đến chuyện lãng mạn không hợp thời.

Trước đây khoảng 100 năm, dân tộc Mạ, tộc trưởng có người con gái xinh đẹp, cô tên H’bi, đã phải lòng một anh chàng thanh niên dũng mãnh trong làng một cách tha thiết, nàng muốn cưới chàng làm chồng  chế độ mẫu hệ, nhưng cha nàng không bằng lòng. Không những thê, ông còn buộc thanh niên này rời khỏi buôn làng. Nàng H’ bi buồn cho số kíp, hàng ngày ra nơi hai người thường hò hẹn, chờ người thương quay về. Chờ mãi, chờ mãi không thấy chàng trở lại. Một hôm bầu trời thanh vắng, dân làng nghe một tiếng nổ lớn, liền chạy ra xem, thì không thấy nàng H’ bi đâu , chỉ thấy dòng thác cuồn cuộn đổ  ồ ạt. Dân làng bảo H’ bi đã hóa thân thành dòng Thác  mãnh liệt như tình yêu của nàng. Tưởng nhớ người con gái xinh đẹp, dân làng mới đặt cho  dòng Thác tên Damb’ ri, có nghĩa là đợi chờ.


Tuy còn muốn đi dao quanh những vùng xinh đẹp khác, nhưng thì giờ không còn, chúng tôi rời thác Damb’ ri, lên xe đi Dà Lạt. Đến Đà Lạt khoảng 4 giờ chiều, chúng tôi nhận phòng, tắm rửa nghỉ ngơi, đúng hẹn sáu giờ chiều phải xuống phòng đợi, để xe đưa đi dạo phố Đà Lạt, ngắm hồ Xuân Hương, rồi dùng cơm chiềụ. Chúng tôi đứng ở lầu 3 của khách sạn, nhìn những dãy phố nhấp nhô qua các đồi núi, đã có một khái niệm tổng quát quanh Đà Lạt.. Tiếp đó, chúng tôi được xe đưa đi quanh phố và bờ hồ Xuân Hương, để ngắm nhìn từng nơi một. Các phố xá xây cất theo lối tân kỳ, nhiều Building, biệt thư san trọng  Đâu đâu cũng đầy hoa, đủ màu sắc và các cây lớn tỏa mát các ngã đường. Mặc nước hồ Xuân Hương êm ả, các cặp tình nhân đang rảo bước trên bờ hồ, nhìn chung phong cảnh đẹp tuyệt vờị. Sau bữa cơm chiều chúng tôi co 45 phút tự do đi dạo bờ hồ, ngắm nhà hang cà phê  thủy tạ, ngắm các tài tử giai nhân từng cặp rảo bước trên bờ hồ, họ trao đổi tình tự riêng. Thỉnh thoảng có những cặp, anh chàng cuối xuống, rồi cũng có lúc cô nàng nhướn trườn lên, để cho những cái hôn trên má nhẹ nhàng. Họ bước song song, đôi lúc đứng lại ôm eo, thì thầm, họ thích thú yêu đời. Những ngày sau đó, chúng tôi đi thăm các nơi khác như Thung lũng tình yêu, một thắng cảnh trữ  tình và thơ mộng, nó đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu, quanh là các đồi thông lộng gió. Du khách có thể leo cả 100 bậc thang, đi ngang qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ. Lên đến đỉnh đồi, ai cũng phải thở ra, nóng cả người và mồ hôi ướt đẩm. Tôi đuà, đây là nơi”Hâm Nóng Tình Yêu” đối với những cặp vợ chồng không còn trẻ trung nữa. Tuy mệt, nhưng với khí hậu êm ả, gió nhè nhẹ ở đây, du khách mau khoẻ, tiếp tục thưởng thức những gì hấp dẫn trước mắt. Đứng trên cao nhìn xuống thấy trong tầm mắt bức tranh đẹp, sinh động với những cánh bườm nhấp nhô trên hồ nước. Cũng có những con đường đất đỏ, uốn lượn vòng veo đưa khách lên đồi, nhìn cảnh đẹp chung quanh, hay nhìn lên đỉnh nuí Langbian thấp thoáng trong mây, tuyệt đẹp. Du khách không quên lấy những tấm hình chụp từ đỉnh xuống thung lũng, và ngắm nhìn các tài tử giai nhân giả trang người K’ ho, đứng cạnh các nhà chồ để chụp hình. Họ đẹp, trắng trẻo mà hóa trang, mặc xà-rong, áo mão, mang giỏ đeo lưng của người K’ ho, lại càng tăng vẻ đẹp, làm tôi ngắm nhìn sững sờ, đến nỗi bà xã tôi bảo:“Ngắm gì mà kỹ thế, trông kỳ lắm”. Khí hậu  ở đây tuyệt vời, nhiệt độ trung bình trong ngày, thấp nhất  15oC, cao nhất 24oC. Vì thế Đà Lạt được gọi là thành phố Hoa, thành phố sương mù, thành phố muà Xuân.. luôn luôn đẹp, mộng mơ và nắng ấm. Người ta thường mô tả: Một năm bốn muà Xuân, Hạ,Thu, Đông . Nhưng ở Đà Lạt chỉ trong một ngày.Buổi sáng như muà Xuân, trưa hơi nong nóng, chiều tối hơi mát mát và khuya lại hơi lành lạnh. Đặc biệt người con gái ở đây, má đỏ hồng hồng, trông rất dễ thương. Cái má hồng đỏ do khí hậu trời cho, chớ không phải son phấn do con người làm lấỵ. Với cái không khí hữu tình nầy, tôi đuà mấy câu để cho bà xã tôi cười cho đỡ mệt :

Phải chi hồi trẻ viếng nơi đây
Đâu có thở ra giống bữa này
Dẫu thở mà lòng còn thích thú
Tình già sưởi ấm cũng hay hay .
Bà ta nguýt và mỉm cười, mệt chết mà còn thơ với thẩn

Vườn hoa Đà Lạt. Trăm hoa, ngàn hương, vạn màu sắc. Bởi vậy người ta nói Đà Lạt là thành phố hoa, trong toàn quốc không đâu đủ hoa bằng đâỵ Hoa ở bản xứ, hoa lấy giống từ các nước ngoài về và chịu sống ở khí hậu Đà Lạt. Hoa Đà Lạt cung cấp khắp nơi trong nước, còn xuất cảng ra các nước Thái Lan, Singapore, Miến Điện, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật vv..thu nhập đáng kể. Đây là vườn hoa mẫu, đi ra ngoại ô thành phố xem hoa bạt ngàn, lẫn rau xanh ở nhà vườn, nhìn người ta đang tưới, đang chăm sóc và thu hoạch, vận chuyển phân phối các nơi, tuyệt đẹp. Tiếp đến chúng tôi đi thăm Dinh Bảo Đại, di tích của thời phong kiến, nhưng kiểu cách kiến trúc hoàn toàn Tây, bởi vua Bảo Đại học bên Tây, ảnh hưởng văn hóaTây Phương. Kiến trúc rất đẹp,  có tất cả 25 phòng ốc, phòng làm việc của vua Bảo Đại, phòng bí thư riêng của Bảo Đại, phòng của Nam Phương Hoàng Hậu, phòng Hoàng tử Bảo Long, phòng hội hộp, phòng giải trí vv..vô cùng trang nhả và đầy đủ tiện nghi. Văn phòng làm việc của Bảo Đại còn lưu giữ những ấn tín, ngọc tỷ của Hoàng Đế, quốc thư, quốc kỳ của các nước có quan hệ ngoại giaọ. Chung quanh dinh là vườn hoa đủ các loạị. Có những cây thông cao toả bóng mát chung quanh vườn. Trông khá hấp dẫn.

Tiếp theo nhà thờ Domaine de Marie, được xây đứng trên một đồi thoáng đẹp, đường Ngô Quyền. Một kiến trúc độc đáo, mang phong cách Châu Âu ở thế kỷ 17, nhưng chất liệu xây cất, hoàn toàn là của Việt Nam. Trong nhà thờ đặc biệt có bức tượng Đức mẹ, đứng trên quả địa cầu, được tạc theo mẫu hình người phụ nữ Việt Nam. Phía sau nhà thờ, có phần mộ của phu nhân toàn quyền Decoux, bà Suzanne Humbert, vì bà có công chính giúp xây dựng nhà thờ này, và nguyện vọng được an táng tại đây sau khi bà qua đời. Phiá sau nhà thờ là những cơ sở sản xuất như: may mặc, đan thêu, tạo công ăn việc làm cho những người tật nguyền, mồ côi, thất nghiệp. Tiếp đến có những vườn hoa, đủ màu nhất là ngắm dàn Hài Tiên khá hiếm, nở hoa thật đẹp.

Thiền viện Trúc Lâm quá hấp dẫn, được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1994. Khách tham quan có hai lối vào, một là từ bến đỗ xe, theo cổng bên leo lên 61 cấp bậc, hoặc từ hồ Tuyền Lâm leo lên 222 bậc cấp, qua 3 cổng tam quan để vào thẳng sân trước Chính Điện. Thiền viên xây dựng cách đây 7 năm, nhưng kiến trúc theo kiểu cổ. Có hồ Tuyền Lâm, tàu thuyền dạo chơi nhiều nới trên đó. Có hồ nuôi cá, có những vườn hoa, có con đường bao quanh cho du khách rảo bước viếng thăm. Du khách tới đây, hình như có cái gì thiêng liêng thế nào, mà ai cũng vào thắp hương, cúng dường trước khi đi khắp chốn. Du khách thích thú phong cảnh hữu tình, mà lại uy nghiêm, mọi người yên lặng trầm tư.

 Chúng tôi có đến thăm phong cảnh Hồ than thở, đồi thông hai mộ, cảnh đẹp, mặt hồ phẵng lặng, những đồi thông lộng gió, có những con ngưạ và xe ngựa đưa khách đi thăm đây đó. Cả ngàn thông trên các đồi đều đứng thẳng. Đặc biệt có 2 cây thông gần bờ hồ quyện lại với nhau, rồi rời ra lên thẳng. Truyền thuyết đây là hoá thân của Hoàng Thụy – Mai Nương, hai người không được trọn vẹn yêu đương, nên họ chọn con đường sống chúng dưới suối vàng. Tuy có phần huyền hoặc, nhưng du khách cũng muốn đứng dưới 2 gốc cây này, lấy tấm ảnh làm kỷ niệm. Có một du khách đã cảm tác hai câu thơ său đây và đã được ghi lên tảng đá cạnh bờ hồ:

Hoàng  Thuỵ - Mai Nương.
“Hồn thiêng em vẫn đợi chờ
Mặt hồ than thở bây giờ là đây”.
Nghe cũng cảm động, tôi thêm vào hai câu:
Hai cây thông quyện thế này
Mai Nương – Hoàng Thụy sum vầy dưới âm.

Tiếp đến chúng tôi đi thăm làng Lát. Leo lên một đồi cao, dốc đứng, phải mang dày đế nhám để khỏi bị trược, đi lên người phải trườn về phía trước, mông ở phía saụ. Vì thế chúng tôi nói đuà” ngực tấn công mông phòng thủ”, rồi cùng cười cho nó đở mệt. Đứng trên đồi, nhìn lên đỉnh nuí Langbian, người ta tưởng tượng đây là người con gái đẹp đang nằm ở chân trời của buông làng. Nhìn quanh xuống ngắm cảnh nhà vườn ở ngoại ô Đà Lạt thấy tuyệt đẹp, nào hoa, nào rau tươi, cây ăn trái. Một vùng trời đẹp cảnh lại vưà trù phú về kinh tế. Đêm đó chúng tôi  sinh hoạt với đồng bào dân tộc ở đây để giao lưu văn hoá, nhảy múa, ăn thịt nai nướng và uống rượi cần, vui vẻ. Số người K’ ho tiến bộ, đã cải cách lối sống, hoà đồng với chúng ta. Kiểu nhà chồ trên để ở, dưới nuôi súc vật không còn nữa. Họ làm nhà gạch hay gỗ thoáng mát giống người kinh. Khá nhiêu người K’ ho giỏi tiếng Việt, đã dạy tiếng Việt cho người dân tộc của họ. Số người K’ ho còn óc bảo thủ, họ đi sâu vào trong rừng thêm một khúc nữa, sống tự lập theo kiểu người dân tộc.
Họ kể cho chúng tôi nghe bằng tiếng Việt, việc hôn nhân ở đây vẫn còn theo chế độ mẫu hệ, nhà gái đi cưới con trai về làm chồng con gái mình. Lễ hỏi to lớn, cũng trâu, bò, rượu, bánh…dân buôn làng ăn nhậu, nhảy múa mấy đêm ngày. Nhiều lúc họ cũng muốn cải cách giống người kinh, nhưng rồi thấy tục lệ của họ cũng hay hay, thành ra vẫn còn giữ nguyên như cũ.
Say sưa kể chuyện tham quan, bây giờ kể về chuyện ăn uống nơi thành phố sương mù này. Ăn uống ở đây thì quá ngon, tôi thích nhất món Cơm niêu đất tay cầm, người ta nấu cơm trong cái niêu nung bằng đất, có tay cầm. Tôi quên cái tên nhà hang này, nhưng nó mằm cạnh đường bờ hồ Xuân Hương. Chúng tôi bước vào, các cô gái Đà Lạt, má đỏ hồng hồng, chưa chồng, hình dáng thon thon, trông dễ cảm tình. Các cô cho chúng tôi mỗi người một khăn nóng. Đi đường mệt, có được cái khăn nóng lau mặt thì còn gì thú bằng. Tiếp đến chúng tôi được thức uống, rồi cơm “ niêu đất tay cầm” mang ra với món thịt xào cùng rau tươi ở đây, vừa thơm vưà ngọt. Rồi món canh chua cá lóc, tôm thịt rang mặn. Mọi người khen ngon, ăn no đầy bụng.

Chúng tôi trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, ao ước đến tham quan Đà Lạt, nhưng đến bây giờ, tuổi đã về chiều mới thực hiện được chuyến đi. Tôi thích ngắm nhìn cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt. Các phố nhấp nhô theo các đồi núi, hoa nở quanh năm, khắp chốn. Hoa cảnh trong vườn, ngoài đường, hoa ở các nhà vườn ngoại ô thành phố. Có 2 cây phượng tím mang từ Châu Phi về làm tăng thêm vẻ đẹp cho thành phố . Phượng tím chỉ thích khí hậu ở đây và có điều la là các chuyên viên nông nghiệp đã cố gắng gầy giống nhưng chưa thành. Đặc biệt, tôi thích ngắm cảnh Thung lũng tình yêu và hưởng khí hậu Đà Lạt. Đứng ở đỉnh, nhìn xuống thung lũng  hiện lên  trước mắt một bức tranh tuyệt mỹ, nhìn lên hai đỉnh núi Langbian thấy hình dáng một người con gái tràng căng sức sống, với những đường cong tuyệt đẹp, “ nàng Bian” đang nằm ở tân chân trời Tây. Về khí hậu ở Đà Lạt thật là lý tưởng cho những ai cần tịnh dưỡng nghỉ ngơi sau thời gian làm việc đầu óc bị căng thẳng. Những cặp vợ chồng già đến đây thăm dẫu có trễ cũng còn hơn không. Tình yêu của họ nói chung đã lặng, đang ngáy ngủ. Nhưng thời tiếc dễ thương, phong cảnh hữu tình, hoa thơm gợi cảm, những bối cảnh khách quan, làm cho họ đã tỉnh và thức dậy. Thật là một chuyến đi thích thú, tôi hài lòng và quả là một chuyến đi “Hâm nóng tình yêu” ./-

 Duy An Đông.

No comments:

Post a Comment