Monday, October 29, 2012

Ruộng Lúa Quê Bắc Việt Nam - Ngô Đình Duy

● Phong Cảnh Ruộng Bậc Thang Vùng Tây Bắc (Photo by Hà Nguyễn)

Phong Cảnh Ruộng Bậc Thang Vùng Tây Bắc (Photo by Hà Nguyễn)
Photo by Hà Nguyễn
Lúa chín vàng trên vùng Tây Bắc
Đi qua đây như bắt được vàng
Dừng chân bấm ảnh lúa vàng
Bậc thang ai tạc từng hàng đẹp xinh
Ngô Đình Duy (18 Oct 2012)


Photo by Hà Nguyễn
Nụ cười em thật hồn nhiên
Dắt dê mấy chú theo triền đồi đi
Ngô Đình Duy (18 Oct 2012)

Photo by Hà Nguyễn
Thảm vàng ai trải giữa rừng
Bậc thang ai khéo đẽo từng bậc cao
Ngắm nhìn cảnh đẹp biết bao
Ruộng thang lúa chín hôm nào gặt đây
Ngô Đình Duy (18 Oct 2012)

Photo by Hà Nguyễn
Em đi gặt lúa chín vàng
Áo em tím thẳm giữa hàng lúa reo
Ngô Đình Duy (18 Oct 2012)

Photo by Hà Nguyễn
Lào Cai lên tới Sapa
Bậc thang ruộng lúa nhô ra từng hàng
Mạ xanh hay lúa chín vàng
Như hình cánh quạt nhìn càng thấy mê
Ngô Đình Duy (18 Oct 2012)

Mù Cang Chải, photo by Hà Nguyễn
Suối rừng bọc lấy ruộng mương
Uốn cong khúc khủy trên đường về xuôi
Ven bờ trông lúa tốt tươi
Căn chòi trên ruộng có người ở không?
Ngô Đình Duy (18 Oct 2012)

Mù Cang Chải, photo by Hà Nguyễn
Góc ảnh đây ở Mù Cang Chải
Lúa tốt xanh nằm trải dưới đồi
Suối vàng chở nặng phù sa
Bồi cho ruộng lúa mượt mà xanh tươi
Ngô Đình Duy (18 Oct 2012)

Photo by Hà Nguyễn
Mây mờ xám trắng xa xa
Dòng sông lờ lững phù sa chở đầy
Ruộng thang lúa chín nơi đây
Càng nhìn càng thấy ngất ngây núi rừng
Ngô Đình Duy (29 Oct 2012)

Saturday, October 27, 2012

Làng cũ Tam Kỳ - Trần Yên Hòa sưu tầm

Sông Tam Kỳ

Đến nửa đầu thế kỷ XX, địa danh Tam Kỳ còn dùng để chỉ một xã thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và “làng Tam Kỳ” cùng “làng Tứ Bàn” là hai trong các làng địa phương trước Cách mạng tháng Tám trực thuộc xã ấy.
Vị trí hai làng cổ Tam Kỳ đến thời điểm đó có thể xác định như sau: Nam giáp làng Phú Hưng và làng Khương Mỹ (nay thuộc xã Tam Xuân I) mà ranh giới là sông Tam Kỳ. Đông và Đông Nam giáp làng Phú Quý thượng (nay thuộc phường An Phú) mà ranh giới là sông Bàn Thạch; Bắc và Tây Bắc giáp hai làng Mỹ Thạch (nay thuộc phường Tân Thạnh) và làng Phương Hòa (nay thuộc phường Hòa Thuận); Tây giáp thôn Trà Cai của làng Chiên Đàn (nay thuộc phường Hòa Thuận) và tây nam giáp làng An Dưỡng và Trường Xuân (nay thuộc phường Trường Xuân).

Nghe tin bạn về Việt Nam - Thơ Vũ Đình Trường



Nghe mày mai mốt định về quê
Bảo phải đi kẻo lỡ hẹn thề
Ừ nhỉ ! quê nhà ai chẳng nhớ
Sao ta còn ở lại chưa đi?

Người đẹp Xứ Quảng kể chuyện vui * ngoài lề Hội Ngộ Quảng Đà LA 92010

Người đẹp Xứ Quảng kể chuyện vui * ngoài lề Hội Ngộ Quảng Đà  LA 92010 Người đẹp Xứ Quảng kể chuyện vui * ngoài lề Hội Ngộ Quảng Đà LA 92010

Thursday, October 25, 2012

Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy - Huỳnh Thục Vy



Dư luận gần đây bàn tán khá nhiều về sự ra đời của học viện Trần Nhân Tông và “giải thưởng hòa giải Trần Nhân Tông”. Nhân dịp này tôi cũng xin mạo muội chia sẻ vài ý kiến.
Đầu tiên, Trần Nhân Tông Academy ra đời trong hoàn cảnh thế giới chứng kiến và nhiệt thành hoan nghênh những thành tựu đầu tiên của cuộc hòa giải và thay đổi chính trị ngoạn mục tại Burma, nên xem như sự ra đời này có thể là một cách “đánh tiếng” về tương lai chính trị Việt Nam. “Hạ cánh an toàn” và không bị trừng phạt chính là điều họ muốn người dân dành cho các vị lãnh đạo Cộng sản của chúng ta chăng?

Monday, October 22, 2012

KHÔNG GIỐNG AI - Bài Huỳnh Ngọc Tuấn



Huỳnh Ngọc Tuấn
Tôi đang sống trong một đất nước mà hàng ngày, hàng tháng, hàng năm những cái không giống ai vẫn ngang nhiên diễn ra, ngang nhiên hiện hữu. Không ai đồng tình nhưng ai cũng phải lặng thinh.

Xin mô tả cái diện mạo và hình dáng của những cái không giống ai này.

- Một quốc gia hai quyền lực lãnh đạo: Bên cạnh nhà nước - chính phủ có đủ ban bệ Bộ, Vụ, Sở vẫn tồn tại song song một cơ chế Đảng CS với những ban bệ và chức năng tương tự nhưng có quyền lực cao hơn. Người ta không nhìn thấy cái chính quyền thứ hai này nhưng nó hiện hữu trong cái gọi là “cấp ủy”. Đây mới là quyền lực thực sự là chủ nhân ông của đất nước

HOA KHẾ VƯƠNG THÀNH GIẾNG - Thơ Lê Cẩm Thanh



Mỗi năm khi nắng đọng đầu hè
Lung linh hoa khế ươm nụ khoe
Tóc ai thoang thoảng mùi chùm kết
Giếng vắng quay đi dáng rụt rè

NHỚ NÚI THƯƠNG RỪNG - Thơ Trần Trung Đạo



Mùa thu trong sân một ngôi chùa ở Boston sáng nay, chợt nhớ đến bài thơ viết cách đây khá lâu về cảnh núi rừng ở Quế Sơn, Quảng Nam và ngôi chùa trong những ngày còn nhỏ.



Ta vẫn hằng mơ ngày trở lại
Thăm rừng Nghi Hạ, núi Nghi Sơn
Núi đứng chờ ai khô lệ đá
Rừng xưa mấy độ lá thu rơi

Tuesday, October 16, 2012

NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM - Duy An Đông


Duy An Đông
Nói đến người phụ nữ Việt Nam chúng ta nói ngắn gọn đôi nhân vật nữ thời xưa, rồi tới thời nay. Thời xưa, chúng ta có những nữ anh thư đã làm nên lịch sữ như hai bà Trưng, phất cờ ra quân đánh thắng Tô Định rồi xưng Vương. Ngoài ra còn có cô Bắc, cô Giang, có cả Huyền Trân Công Chúa. Lịch sữ cận đại có nữ tướng Bùi Thi Xuân giúp chồng Trần Quang Diệu làm nên chuyện lớn.

Nước chảy mây trôi - Thơ Võ Thủ Tịnh



Nỗi niềm gửi gió gió bay  
Gửi trăng trăng lặn, gửi ngày ngày trôi  
Gửi tình tình đã phai rồi  
Gửi người người đã nhạt lời sắt son.

Sunday, October 14, 2012

DUYÊN NỢ - Truyện, Tammy Trần



Lúc đó, Hải Âu vừa hoàn tất xong các thủ tục li dị với Nguyệt Cầm, đang bơ vơ và hụt hẫng không biết phải đi về đâu trong những tháng ngày sắp tới, thì Hải Âu được anh Quân và chị Khiêm Nhu, là hai vợ chồng cùng làm việc trong line với Hải Âu nhiều năm ở Sunnyvale, đã nhiệt tình và niềm nở mời Hải Âu về share chung nhà với anh chị, để tạm thời cho Hải Âu qua cơn khủng hoảng tinh thần, rồi sau đó tùy Hải Âu tính toán tiếp theo cho cuộc đời mình.

Sỏi Đá Buồn Hiu - Thơ Hoàng Định Nam



Tôi về -từ cõi nào xa thẳm
Thành phố nồng hơn những tiếng nguời
Chân cũ dẫm đau hồn phố thị
Đêm vàng lạc giữa trận cười vui

Saturday, October 13, 2012

THƠ BÙI GIÁNG – TỪ PHÁ THỂ SANG HỘI NHẬP - Dr. Lưu Nguyễn Đạt


Trong thơ Bùi Giáng luôn luôn có một trạng thái mâu thuẫn tự tại, từ bản thể, nhân sinh quan, tới ngôn ngữ sáng tạo. Những khía cạnh trái nghịch nhau về tư tưởng và hình thức được lồng ghép lại, vừa để phủ nhận, và cũng để thừa nhận lẫn nhau trong một thế biện chứng bất giải. Tình trạng nghịch lý đó được Jacques Derrida qui định trong một từ ngữ mới — “différance” — do ông sáng chế bằng cách ghép nghĩa của hai từ ngữ “différence” (khác biệt/phân biệt) và “différance” (différer/trì hoãn) thành một.
Theo Derrida, ngôn ngữ và từ ngữ luôn luôn mang trạng thái ngộ nhận và ngờ vực, vì ngôn ngữ và từ ngữ chỉ là những thể cách biểu hiệu giai đoạn của sự khác biệt và bất toàn, tách mảnh, trong tư tưởng về bản thể, nhân sinh quan và vũ trụ quan. Cách phân tích này đặt trên căn bản xét lại một tác phẩm được hình thành qua kết cấu hủy tạo hay phá thể (Déconstruction / Défigurations du langage ).
Đọc thơ Bùi Giáng khó có thể thấu hiểu ngay chân ý, hoặc nguyên ý của tác giả, mà chỉ có thể nhận định sự tách mảnh ngôn ngữ và tư tưởng qua những dấu hiệu bất toàn đang chuyển dần từ nỗ lực phá thể sang sinh lực sáng tạo. Người đọc thơ Bùi Giáng cần hội nhập toàn diện trào lực đó.

Sunday, October 7, 2012

Ngày Em Tựu Trường - Thơ Đynh Trầm Ca


Rồi nắng hạ vàng chợt phai mau
Những con diều giấy bỏ trời cao
Những chàng nhạc sĩ ve sầu chết
Bặt tiếng vĩ ca mà thương nhớ nhau

Friday, October 5, 2012

Những ngày tháng làm thầy dạy công dân…- Trần Hoài Thư



Gởi các em học sinh cũ của tôi tại trường trung học Trần Cao Vân, Tam Kỳ
                                                                                                                               
(THT)
Tôi đã nhìn các em từ trên bục. Tôi đã nhìn các em từ dưới lớp. Tôi đã nhìn các em mỗi sáng mỗi chiều. Lớp học yên lặng, có chăng là xào xạc những trang sách vở, nhưng chắc gì trong lòng tôi và các em có bình an. Những người học trò ngồi đấy, nhưng một hôm, có em không còn nữa. Dạy cho các em, có nghĩa là mở mang kiến thức cho các em để từ trong lớp nhìn ra ô cửa mà đặt những câu hỏi đầu đời… Có những em trở thành nhà thơ rất sớm, và rất quen tên, như Tinh Huyền, hay Trần Yên Hoà, Trần Thế Phong… Một người thơ nữa mà tôi không được dạy, là Nguyễn Nho Sa Mạc, tôi nghe nói cũng học trường Trần Cao Vân

Về Thăm Huế - Thơ Mạc Phương Đình


tôi về với ngọn thu phong
giữa cơn bão rớt biển đông nhạt nhoà
Huế ơi đường vẫn còn xa
Hải Vân mù mịt mưa qua chuyến tàu
ngõ nào ngưòi có đợi nhau
chút hương kỷ niệm xưa sau một đời

MÀU HOA PHƯỢNG XA XƯA




Tặng Chimène
PHƯƠNG-DUY TDC

 1-

Mùa hạ oi bức vừa trở về với nắng vàng của miền nam California nước Mỹ.
Vũ lái xe đi chậm chậm dưới bóng râm giữa những hàng cây phượng tím.
Hai bên đường vắng lặng, những hàng phượng toàn một mầu tím nhung nhớ đập vào mắt, vào trí nhớ chàng một kỷ niệm buồn buồn khó phai mờ dù đã trải qua mấy mươi năm…